Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1150

Total

306

Share

The COVID-19 pandemic and economic growth – the case of Southeast region






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

At the end of 2019, the influenza epidemic officially appeared in Wuhan, China, has spread and become a global pandemic called the COVID-19 pandemic. The COVID-19 pandemic affected Vietnam quite early and had initial negative impacts as of March 2020. The impact of the pandemic significantly increases costs for the economy such as medical expenses, disrupts supply chains and decrease the economic growth as well as the development of the economy. In economic terms, the impact of the COVID-19 pandemic has negatively affected the economy not only in the Southeast region, but also in Vietnam and around the world. The Southeast economy's economic growth declines sharply in 2020 and 2021, and for the first time, Ho Chi Minh City with the role of economic locomotive in the region achieved a negative growth of -6.78%. The trend of industrial revolution 4.0 has brought many opportunities to the Southeast region in particular and Vietnam in general. Grasping the benefits of the technological revolution, the Southeast region needs to orient the renewal of the growth model, in which a highly productive economy is based on technological development and digital transformation, thereby being able to adapt to all external shocks in order to maintain high growth and raise people's incomes and contribute many important roles in the economy of the country.

BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH

Việt Nam được chia thành các vùng kinh tế và trong mỗi vùng kinh tế thường có đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, dân cư xã hội. Đông Nam bộ là vùng kinh tế quan trọng bậc nhất ở phía Nam của đất nước, có ranh giới địa lý của 6 tỉnh/ thành phố được đánh giá là phát triển năng động bậc nhất của cả nước, tổng diện tích tự nhiên 23.564 km2, chiếm 7,3% dân số cả nước, dân số toàn vùng khoảng 17,8 triệu người chiếm 18,5% dân số của cả nước. Vùng có TPHCM là trung tâm kinh tế của vùng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của các địa phương trong vùng như Đồng Nai, Bình Dương, BRVT, Tây Ninh và Bình Phước. Vùng Đông Nam bộ dẫn đầu về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đóng góp trên 42% vào ngân sách của cả nước và là nơi có tỷ lệ đô thị hóa cao 62,8%, mức thu nhập cao gấp 2 lần so với mặt bằng chung cả nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ năm 1995, khu vực Đông Nam bộ là cầu nối quan trọng trong hội nhập kinh tế của Việt Nam và cả nước, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và ổn định xã hội 1 .

Nằm ở trung tâm của phía Nam, khu vực Đông Nam bộ có đầy đủ các điều kiện về giao thông, nhân lực chất lượng cao và hội nhập, vùng có đủ các điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế của đất nước. Theo đánh giá của Chính phủ (2019) 1 , vùng có TPHCM là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính ngân hàng và chứng khoán lớn nhất cả nước, có môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng đã có dấu hiệu chững lại và chỉ ngang bằng mức tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Trong năm 2020 và 2021 chịu sự tác động của đại dịch, tăng trưởng kinh tế của TPHCM bị sụt giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế quý 2 năm 2021 tăng trưởng âm 6,78% 2 . Trong khi đó, vùng chưa hình thành động lực mới trong tăng trưởng kinh tế, cụ thể, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đồng bộ, chất lượng phát triển đô thị còn thấp bên cạnh chịu sự tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu. Cơ chế chính sách trong vùng chưa hoàn thiện, thiếu đột phá, sự phối hợp các địa phương trong vùng chưa cao và chưa phát huy hết thế mạnh của vùng 1 .

Đại dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, bắt đầu có tác động tới kinh tế xã hội đất nước kể từ tháng 3/2020, đã có những ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam bộ. Ngoài ra đại dịch làm cho các chi phí kinh tế tăng lên, đặc biệt là các chi phí về y tế, hoạt động sản xuất, giao thông đã làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đứng trước bối cảnh đó, vừa sản xuất thích ứng với tác động của đại dịch, các địa phương trong vùng cũng thực hiện các phương án khôi phục sản xuất sau đại dịch, kết hợp với đổi mới mô hình tăng trưởng trở thành một vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cùng với các địa phương trong khu vực thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng.

NGUỒN SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh nhằm đánh giá tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam bộ trong thời gian vừa qua. Trong hoàn cảnh thực tiễn khu vực Đông Nam bộ, đặc biệt khu vực tứ giác 4 tỉnh/ thành phố như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và BRVT là vùng tạo động lực chính trong phát triển kinh tế của vùng. Khu vực có nhiều thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và 4/5 tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI tích lũy trên 20 tỷ USD thể hiện sự hấp dẫn trong môi trường đầu tư, phát triển kinh tế và tạo tăng trưởng cao cho vùng. Do những đặc thù đó, vùng ĐNB là nơi có lượng nhập cư lớn, có khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tạo động lực phát triển kinh tế.

Theo hàm sản xuất Cobb- Douglas, sản lượng có thể được hình thành trên 3 nhân tố: vốn, lao động và trình độ công nghệ. Hàm Cobb-Douglas 3 , có thể được biểu thị như sau: Q = AL α K β .Trong đó, Q là sản lượng; A, α, β là các hằng số dương, thể hiện trình độ công nghệ, hoặc năng suất các nhân tố tổng hợp TFP – Total factor productivity; L là lao động và K là vốn được sử dụng.

Nguồn số liệu được sử dụng được thu thập từ Cục thống kê các tỉnh và thành phố, và đồng thời dữ liệu trên Tổng cục Thống kê.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Khu vực Đông Nam bộ có đặc thù tỷ lệ nhập cư ròng lớn đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho vùng. Table 1 mô tả về dân số và tình hình di cư khu vực Đông Nam bộ và cả nước, có thể thấy rằng chỉ có Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, và BRVT có tỷ lệ di cư thuần dương, nghĩa là số người nhập cư nhiều hơn di cư; trong khi Bình Phước và Tây Ninh thì tỷ lệ di cư nhiều hơn nhập cư. Điều này phản ánh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, và BRVT là nơi được đánh giá là địa phương có nhiều sự lựa chọn trong việc làm và phát triển kinh tế, mang lại nhiều cơ hội cho người lao động. Tuy nhiên, chỉ có Bình Dương và TPHCM có tỷ lệ di cư thuần ở mức rất cao, Bình Dương luôn duy trì ở mức 23,5% đến 74,6%, trong khi TPHCM duy trì ở mức 5,3% - 17,97% trong giai đoạn 2010 – 2020. Khả năng thu hút nhân lực tại BRVT và Đồng Nai đang có xu thế giảm dần, điều này cũng phản ánh TPHCM và Bình Dương được coi là địa phương phát triển nhanh, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động 4 .

Table 1 Dân số và di cư khu vực Đông Nam bộ và cả nước

Trong bối cảnh mới, các địa phương trong khu vực phải thích ứng sản xuất kinh doanh trong đại dịch, và đặc biệt là trong cách mạng công nghệ 4.0 đã thay đổi nhanh chóng. Nguồn nhân lực, trong đó nhân lực chất lượng cao vẫn tiếp tục đến vùng Đông Nam bộ nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển. Trong một số năm tới, khả năng xu thế này vẫn tiếp diễn đặc biệt là tại Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các địa phương không đồng đều, điều đó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại các địa phương là khác nhau (Xem Figure 1Figure 2 ).

Figure 1 . Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại vùng Đông Nam bộ(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2022))

Figure 2 . Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Bình Dương, Đồng Nai và BRVT(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2022))

Theo tác giả Phạm Thị Hạnh (2020) 5 nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao càng có vị trí quan trọng và quyết định đến sự phát triển, cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng trong điều kiện mới. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây đã chứng minh rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh phải đáp ứng được 3 trụ cột chính: (1) khả năng áp dụng công nghệ mới, (2) chất lượng nguồn nhân lực, (3) khả năng phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại. Trong đó nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng, nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở con người có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm tăng năng suất, cải thiện hiệu quả lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Theo đánh giá về tỷ lệ lao động qua đào tạo thấy rằng, chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực Đông Nam bộ đang ngày một cải thiện tốt hơn. Nếu những năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng chỉ dao động từ 9,8% (như Tây Ninh) đến 26% (ở TPHCM), tới năm 2020 tỷ lệ qua đào tạo đã tăng mạnh lên 15% (Tây Ninh) và 38% (ở TPHCM) 4 . Các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và BRVT cũng có cải thiện mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với Nghị quyết số 29 – NQ/TW khóa XI của Đảng và văn kiện Đại hội XIII xác định: phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện; sử dụng và trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tại khu vực Đông Nam bộ, với vai trò là trung tâm của vùng, TPHCM có nhiều lợi thế là nơi tập trung nhiều nhân lực chất lượng cao, hiện nay khoảng 38% lao động tại TPHCM đã được đào tạo và cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong vùng. Kế đến, Bình Dương cũng đang vươn lên trở thành một cực tăng trưởng quan trọng trong vùng, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bình Dương đã vượt 30% và bắt đầu vượt BRVT trở thành địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo tốt thứ nhì vùng (sau TPHCM). Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bình Dương cũng được đánh giá cao hơn Đồng Nai và đang tạo khoảng cách ngày một lớn hơn, khẳng định chính sách đúng đắn trong thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Dương 4 .

Figure 3 . Tổng vốn đầu tư toàn xã hội các địa phương trong vùng (bao gồm cả TPHCM) (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021) 4 )

Figure 4 . Tổng vốn đầu tư toàn xã hội các địa phương trong vùng (không bao gồm cả TPHCM) (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021) 4 )

Cùng với vai trò trung tâm của kinh tế Việt Nam, khu vực Đông Nam bộ cũng là nơi tập trung nguồn lực quan trọng của đất nước và ngày càng mở rộng trong thu hút vốn đầu tư xã hội. Figure 3Figure 4 cho rằng TPHCM vẫn thể hiện là địa phương có tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm trên ½ của vùng, trong khi vốn đầu tư xã hội tại Bình Phước và Tây Ninh còn tương đối khiêm tốn. Điều này thể hiện mức độ chênh lệch phát triển lớn giữa TPHCM và một số địa phương trong vùng. Trong khi đó, Bình Dương và Đồng Nai đã vươn lên trở thành địa phương có khả năng thu hút đầu tư, mở rộng đầu tư nhằm phát triển kinh tế, và hai địa phương này trở thành cực phát triển quan trọng trong vùng. Ngoài ra, BRVT, Bình Phước và Tây Ninh có thể nói không có khả năng mở rộng khả năng thu hút đầu tư trong 10 năm qua, sự biến chuyển tại các địa phương này còn chậm.

Figure 5 . Tỷ lệ đóng góp của địa phương vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021) 4 )

Figure 6 . Tỷ lệ đóng góp của Bình Dương, Đồng Nai và BRVT vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội của vùng (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021) 4 )

Figure 5Figure 6 mô tả tỷ lệ đóng góp vốn đầu tư toàn xã hội của các địa phương trong vùng Đông Nam bộ, trong đó TPHCM vẫn giữ vai trò lớn, nhưng tỷ lệ đóng góp vốn đầu tư của TPHCM vào vùng Đông Nam bộ đã giảm nhẹ. Sự thay đổi này có thể được lý giải là do sự lớn mạnh của kinh tế Bình Dương và Đồng Nai. Đặc biệt, Bình Dương có sự gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội từ 9,81% năm 2010 đã tăng lên 16,47% năm 2020 và vươn lên đứng thứ hai trong vùng, thấp hơn so với tỷ lệ 56,91% của TPHCM 4 . Bắt đầu từ năm 2011 - 2012, tỷ lệ đóng góp vào vốn đầu tư toàn xã hội của Bình Dương đã chính thức vượt BRVT và Đồng Nai và hiện nay khoảng cách giữa Bình Dương và hai địa phương trên đang được nới rộng, điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của Bình Dương trong vùng Đông Nam bộ.

THẢO LUẬN

Tuy nhiên, trong xu thế dài hạn, sự tăng trưởng dựa trên thu hút nguồn lao động bằng nhập cư và mở rộng đầu tư vốn sẽ không còn tồn tại như một lợi thế. Khu vực Đông Nam bộ cần phải thực hiện những cải cách quan trọng thực chất hơn, trong đó đẩy mạnh đầu tư vào khoa học công nghệ, kết nối hạ tầng, giảm chi phí logistics và nâng cao năng suất. Chính phủ (2019) 1 cũng cho rằng, các chương trình phối hợp kinh tế trong vùng còn lỏng lẻo và còn mang tính chất cục bộ làm cho hiệu quả của vùng chưa thể phát huy hết thế mạnh. Trong đó, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, tận dụng tốt lợi thế cách mạng công nghệ và lợi ích từ các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA… trở thành vùng kinh tế động lực đầu tầu, trung tâm kinh tế thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước trở thành cấp thiết.

Tuy vậy, kể từ đầu năm 2020 tới nay, Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng đã có những tác động đáng kể của đại dịch COVID-19, ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực. Theo đánh giá của Bùi Hồng Việt (2020) 6 , tính đến 20/4/2020, có đến 85.7% số doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chịu tác động nhiều nhất, nhiều ngành chịu tác động lên trên 90% như ngành hàng không, dịch vụ lưu trú, du lịch, giáo dục và đào tạo. Theo Tổng cục thống kê (2022) 7 vùng Đông Nam bộ vừa thực hiện mục tiêu kép, vừa sản xuất và vừa thích ứng với đại dịch, phục hồi sản xuất và kinh doanh. Cụ thể, các doanh nghiệp trong vùng thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường hai điểm đến”, linh hoạt sử dụng các biện pháp sản xuất và hạn chế đứt gãy của chuỗi sản xuất. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu kinh tế của vùng phụ thuộc nhiều vào công nghiệp – xây dựng (như trường hợp của Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai), hoặc phụ thuộc vào cả ngành dịch vụ, tiêu biểu là trường hợp TPHCM, tác động của đại dịch làm ảnh hưởng tới sản xuất do tình trạng thiếu nhiên liệu sản xuất, đơn hàng xuất khẩu do tác động của các đợt giãn cách xã hội.

Đối với tình trạng việc làm, Đông Nam bộ là khu vực được đánh giá chịu ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch, chiếm tỉ lệ 59.1% số lao động. Trong đó, lao động khu vực thành thị chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với lao động nông thôn 8 . Theo đánh giá của Bùi Thùy Dung (2022) 9 đã có làn sóng dịch chuyển lao động chưa từng có ở khu vực Đông Nam bộ về các địa phương khác trên cả nước, làm mất cân bằng nhu cầu lao động trên thị trường và tạo ra sự thiếu hụt lao động. Theo nghiên cứu của Malahayati và cộng sự (2021) 10 và Prados de la Escosura và Rodríguez-Caballero (2022) 11 đại dịch xuất hiện đột ngột và không có quốc gia nào có sự chuẩn bị, nên đại dịch có tác động tới nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là sức khỏe, giao thông, du lịch và tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của Bischi và cộng sự (2022) 12 cho rằng đại dịch có thể làm cho các quốc gia rơi vào đói nghèo nếu tỉ lệ tiết kiệm thấp do thực thi các chính sách giảm lây nhiễm. Ngược lại, khi duy trì mức độ lây nhiễm thấp, khả năng phục hồi do COVID-19 cao, nền kinh tế có khả năng hồi phục tại mức tăng trưởng cao. Tác động của đại dịch làm cho tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam bộ không đạt chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2020 – 2021, trong năm 2022 toàn vùng triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh và tận dụng mọi cơ hội để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế sau đại dịch 13 . Theo báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022, các tỉnh Đông Nam bộ duy trì tăng trưởng khá, phản ánh khả năng phục hồi kinh tế cao trong năm 2022, tiêu biểu như Bình Phước 6,91%, Bình Dương 6,84%, Tây Ninh 5,22%, Bà Rịa – Vũng Tàu 3,41%, TPHCM 3,82%, và Đồng Nai 7,06% 4 .

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỚI

Từ năm 2014, cách mạng công nghệ lần thứ 4 đã mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia. Đại dịch COVID-19 diễn ra từ năm 2020, một số hoạt động kinh tế, chuỗi cung ứng, sản xuất chịu ảnh hưởng bởi chính sách truy vết, cách ly, thực hiện giãn cách đã làm cho nền kinh tế không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Khu vực kinh tế Đông Nam bộ suy giảm tăng trưởng, TPHCM tăng trưởng âm 6.78%, đòi hỏi nền kinh tế phải thực hiện đổi mới tăng trưởng, thích ứng tốt hơn với tình hình thực tế trong điều kiện mới. Mặc dù năm 2022 tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng có sự cải thiện đáng kể, nhưng mức độ cải thiện còn thấp, chưa đạt được nhiệm vụ đề ra. Dựa trên những nghiên cứu và thảo luận nêu trên, tác giả có một số giải pháp như sau:

Một là, các địa phương trong vùng tiếp tục thực hiện các biện pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch, thực hiện duy trì hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, các giải pháp hỗ trợ tiếp tục kéo dài trong năm 2022 và một vài năm tới. Hai là, địa phương trong vùng Đông Nam bộ tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ có nguồn nhân lực có chất lượng cao mới có khả năng nắm bắt cơ hội trong cách mạng công nghệ và khả năng thích ứng với các cú sốc, những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Trong đó, vùng Đông Nam bộ tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương khác, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, trang bị người lao động những kiến thức, kĩ năng, tính tự chủ và chịu trách nhiệm cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn trong doanh nghiệp và phát triển kinh tế.

Ba là, vùng Đông Nam bộ tiếp tục là nơi thu hút dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên thu hút vốn đầu tư có hàm lượng khoa học công nghệ cao, dòng vốn ít sử dụng năng lượng, ưu tiên dòng vốn sử dụng năng lượng sạch và thân thiện môi trường. Trong cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố quyết định đến sự thành công ở mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào khả năng nắm bắt công nghệ và tăng năng suất lao động. Nếu thu hút bằng mọi giá, sử dụng công nghệ thấp có thể mang lại giá trị trong ngắn hạn, nhưng không giúp ích cho sự phát triển kinh tế trong dài hạn, đặc biệt trong khả năng đất nước nắm bắt công nghệ. Bốn là, vùng Đông Nam bộ cần thực hiện tốt hơn các chính sách kết nối giữa các địa phương trong vùng, tạo lợi thế cạnh tranh theo quy mô. Kết nối được thực hiện thông qua kết nối về cơ sở hạ tầng cứng, cơ sở hạ tầng mềm, nhằm giảm chi phí kinh doanh và gia tăng thêm lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

LỜI CẢM ƠN

Tác giả cảm ơn phản biện và ban biên tập đã có những đóng góp giúp nâng cao chất lượng bản thảo này.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BRVT: Bà Rịa – Vũng Tàu

CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

ĐNB: Đông Nam bộ

EVFTA: Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam

EVIPA: Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích trong nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

References

  1. Chính phủ. Chỉ thị về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2019. . ;:. Google Scholar
  2. Báo Lao Động. Kinh tế TPHCM tăng trưởng âm 6,78% vì dịch COVID-19 [Internet]. 2021 [cited 2022 Aug 15]. . ;:. Google Scholar
  3. Dong X, Lian Y, Li D, Liu Y. The Application of Cobb-Douglas Function in Forecasting the Duration of Internet Public Opinions Caused by the Failure of Public Policies. J Syst Sci Syst Eng [Internet]. 2018;27(5):632-55. . ;:. Google Scholar
  4. Tổng cục thống kê. Số liệu thống kê [Internet]. 2021 [cited 2022 Aug 15]. . ;:. Google Scholar
  5. Phạm Thị Hạnh. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản [Internet]. 2020. . ;:. Google Scholar
  6. Bùi Hồng Việt. Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam. In Hà Nội; 2020. Available from: Covid-19, đại dịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững. . ;:. Google Scholar
  7. Tổng cục thống kê. Phấn đấu xây dựng vùng Đông Nam bộ phát triển mạnh mẽ, thịnh vượng và bền vững [Internet]. 2022 [cited 2022 Aug 15]. . ;:. Google Scholar
  8. Đảng cộng sản. Lao động - việc làm khu vực Đông Nam bộ ảnh hưởng nặng nhất sau đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ 4 [Internet]. 2021 [cited 2022 Aug 15]. . ;:. Google Scholar
  9. Bùi Thùy Dung. Tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường lao động Việt Nam. Tạp chí tài chính. 2022;1(3):21-4. . ;:. Google Scholar
  10. Malahayati M, Masui T, Anggraeni L. An assessment of the short-term impact of COVID-19 on economics and the environment: A case study of Indonesia. EconomiA [Internet]. 2021;22(3):291-313. . ;:. Google Scholar
  11. Prados de la Escosura L, Rodríguez-Caballero CV. War, pandemics, and modern economic growth in Europe. Explor Econ Hist [Internet]. 2022;101467. . ;:. Google Scholar
  12. Bischi GI, Grassetti F, Sanchez Carrera EJ. On the economic growth equilibria during the Covid-19 pandemic. Commun Nonlinear Sci Numer Simul [Internet]. 2022;112:106573. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Thời báo Ngân hàng. Tăng trưởng vùng Đông Nam bộ năm nay khó vượt quá 0% [Internet]. 2021 [cited 2022 Aug 15]. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 4 (2022)
Page No.: 3778-3786
Published: Jan 31, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i4.1097

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, C. (2023). The COVID-19 pandemic and economic growth – the case of Southeast region. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(4), 3778-3786. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i4.1097

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1150 times
PDF   = 306 times
XML   = 0 times
Total   = 306 times