Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1336

Total

583

Share

The impact of FDI and trade openness on income inequality in the ASEAN region






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The study examines the impact of FDI and trade openness on income inequality in the ASEAN region through instrumental variables and two-stage least squares for panel-data models. The study is based on panel data from Word Bank, SWIID and UNCTAD of 9 ASEAN countries from 1990 to 2020. The model includes six macro control variables: financial development, GDP per capita, education, control of corruption, inflation and unemployment. The result shows FDI has a positive relationship with income inequality. Meanwhile, the group of variables of trade openness has various impacts on income inequality, such as the variable international trade in goods and imports from middle- and low-income countries have the opposite effect. In contrast, the variable exports to low- and middle-income countries and imports from high-income countries have a positive effect on the dependent variable, especially the variable exports to high-income countries are not statistically significant. The variables education, financial development, GDP per capita and inflation have negative effects on inequality, and unemployment and corruption control variables are not significant due to the individual characteristics of the sample. From there, policy implications that reduce income inequality through FDI, trade openness and other factors in the region are suggested.

Giới thiệu

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 10 quốc gia thành viên, quy mô dân số trên 700 triệu người, đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao, quy mô GDP của khu vực đạt năm 2021 đạt 694 tỷ đô la Mỹ (USD) và chiếm 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tỷ lệ này tăng từ 6,2% vào năm 2000 1 . Dự báo đến năm 2030, ASEAN sẽ trở thành khu vực có quy mô đứng thứ 4 toàn cầu sau Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu. Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, ASEAN vẫn là điểm nóng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực các nước đang phát triển, chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc vào năm 2021. Quá trình thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế của khu vực đã thúc đẩy tăng trưởng của khu vực trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập của các quốc gia liên tục ở mức báo động trong ba thập kỷ qua tại khu vực ASEAN. Trong suốt giai đoạn từ 1990 - 2020 bình quân hệ số bất bình đẳng thu nhập GINI khu vực ASEAN đã ở mức cao hơn 0,389 điểm, nhiều quốc gia có hệ số GINI tăng mạnh đặc biệt là Indonesia, Phili pines với giá trị lần lượt 0,474 và 0,408 vào năm 2020 2 . Mức độ bất bình đẳng càng cao trong dài hạn sẽ làm xói mòn động lực và thành quả tăng trưởng. Lee và Lee cho rằng vốn FDI và thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng lại kéo theo sự chênh lệch mức sống của người dân .

Hơn nữa, trong bối cảnh chiều hướng tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập; hoặc tác động của độ mở thương mại đến bất bình đẳng thu nhập còn chưa thống nhất về mặt lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm tại các khu vực khác nhau. Các nghiên cứu cùng chủ đề tại châu Á và khu vực ASEAN cũng chỉ tồn tại ở mối tương quan giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập hoặc giữa độ mở thương mại với bất bình đẳng thu nhập, trong khi đó mối quan hệ giữa FDI, độ mở thương mại và bất bình đẳng thu nhập tại ASEAN vẫn là một khoảng trống nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này để khám phá những điều trên tại khu vực ASEAN.

Nghiên cứu này sẽ luận giải mối quan hệ trong dài hạn giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại với bất bình đẳng thu nhập tại khu vực ASEAN trong giai đoạn 1990 - 2020. Trên cơ sở đó, các hàm ý chính sách trong giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng thông qua kênh FDI, tăng cường hoạt động thương mại quốc tế với bất bình đẳng thu nhập được gợi ý để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của các quốc gia.

Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Lý thuyết nền tảng về quan hệ giữa FDI, độ mở thương mại và bất bình đẳng thu nhập

Hiện tại, có những quan điểm đối lập trong tác động của FDI đến bất bình đẳng thu nhập:

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ủng hộ giả thuyết phi tuyến giải thích tác động của FDI đối với bất bình đẳng thu nhập 3 . Trong giai đoạn đầu, các công ty trong nước đang trong quá trình học hỏi để áp dụng công nghệ mới, nhu cầu về lao động có tay nghề vẫn thấp, dẫn đến thu nhập của họ là tương đương nhau. Ở giai đoạn phát triển thứ hai, các doanh nghiệp trong nước thực hiện thành công mô hình sử dụng công nghệ mới để sản xuất sản phẩm làm nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng mạnh. Điều này dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Sau đó, sự bất bình đẳng giảm xuống khi hoàn thành quá trình chuyển đổi sang mô hình công nghệ mới.

Một cách giải thích khác là thông qua lý thuyết hiện đại hóa, thừa nhận bất bình đẳng thu nhập là cần thiết trong giai đoạn đầu của sự phát triển, nhưng điều này dự kiến sẽ giảm khi đạt được giai đoạn phát triển tối ưu. Hơn nữa, phát triển kinh tế phát sinh từ hoạt động FDI cũng có thể được liên kết với giả thuyết Kuznet về mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập có thể tuân theo một đường cong chữ U ngược 4 .

Không giống như hai lý thuyết trên, lý thuyết mô hình Bắc – Nam của Feenstra và Hanson theo giả thuyết tuyến tính cho thấy FDI làm tăng bất bình đẳng thu nhập 5 . Mô hình giả định rằng ở phía bắc là các nước phát triển với lực lượng lao động có kỹ năng và các quốc gia ở phía nam là các nước kém phát triển, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Thông qua thuê mướn gia công sản xuất, loại hình FDI này có thể làm tăng nhu cầu và tiền lương cho công nhân lành nghề ở cả hai nhóm nước dẫn đến tăng bất bình đẳng thu nhập.

Cũng đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bất bình đẳng thu nhập. Một số trong đó sử dụng định lý Stolper – Samuelson do Stolper và Samuelson đề xuất để phân tích tác động của thương mại quốc tế đến bất bình đẳng thu nhập 6 . Lý thuyết này cho rằng thương mại quốc tế có thể cải thiện phúc lợi của đất nước, nhưng có thể không tốt cho tất cả mọi người. Một số người có thể có thu nhập tăng trong khi những người khác có thu nhập giảm.

Có thể thấy chưa thể kết luận về mặt lý thuyết để dự đoán chiều hướng tác động của FDI với bất bình đẳng thu nhập. Điều đó thúc đẩy nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra mối quan hệ này tại đặc điểm điển hình của khu vực ASEAN.

Nghiên cứu thực nghiệm liên quan

Tương tự như không nhất quán trong các cách tiếp cận lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứa đựng những bằng chứng trái chiều về tác động của FDI đối với bất bình đẳng thu nhập. Để dễ giải thích, chúng tôi đã phân loại các quan điểm thực nghiệm thành ba nhóm: (i) ủng hộ giả thuyết rằng FDI làm giảm bất bình đẳng thu nhập; (ii) ủng hộ giả thuyết về tác động làm trầm trọng thêm bất bình đẳng; (iii) tác động phi tuyến.

Đầu tiên là FDI có tác động làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Ucal và cộng sự đã tìm hiểu xem FDI và các yếu tố quyết định khác tác động như thế nào đến bất bình đẳng thu nhập ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1970 – 2008 7 . Kết quả cho thấy tác động tiêu cực của FDI lên chỉ số GINI, làm giảm bất bình đẳng thu nhập, có ý nghĩa thống kê trong ngắn hạn và dài hạn, mặc dù tác động còn khá nhỏ về mặt định lượng trong cả hai trường hợp. Lee và cộng sự cũng đồng tình với hai tác giả trên khi xem xét mẫu của hơn 37 quốc gia 8 .

Trái ngược với các kết quả trên, Herzer và cộng sự đã tìm thấy tác động tích cực của FDI đến bất bình đẳng thu nhập trong giai đoạn 1980 – 2011 ở các quốc gia châu Mỹ Latinh 9 . Ngoài ra, nghiên cứu mở rộng hướng phân tích khi cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chưa đủ để giảm bất bình đẳng mà nó tạo ra cơ hội cho lao động có trình độ. Một nghiên cứu khác trên 60 quốc gia trong giai đoạn 1998 - 2014 của Wang và Lee đã khám phá tác động qua lại giữa FDI, bất bình đẳng và rủi ro quốc gia 10 . Kết quả thể hiện trong nhóm quốc gia có rủi ro cao, FDI tương quan tích cực với bất bình đẳng hơn và tác động của FDI đối với bất bình đẳng có thể khác nhau trong giai đoạn lấy mẫu.

Florian và cộng sự đã xem xét mối liên hệ giữa toàn cầu hóa thương mại và bất bình đẳng thu nhập khi sử dụng dữ liệu của 140 quốc gia trong giai đoạn 1970 – 2014 11 . Tác giả tìm thấy một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ ở các quốc gia đang chuyển đổi. Chuyển sang góc độ tỉnh/thành trong một quốc gia, Nguyen và cộng sự xem xét tác động của hội nhập thương mại quốc tế đến bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn và thành thị của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 12 . Kết quả cho thấy yếu tố xuất khẩu theo GDP có quan hệ nghịch chiều với bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam, theo đó xuất khẩu giúp cải thiện bình đẳng thu nhập, khác với góc nhìn và kết quả của Florian và cộng sự 11 nhưng lại trùng khớp với Le và cộng sự khi kiểm chứng tác động của độ mở thương mại đến bất bình đẳng thu nhập của một nhóm 90 quốc gia chia 3 nhóm theo trình độ phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014 13 .

Cuối cùng là tác động đồng thời của FDI và độ mở thương mại như hai biến độc lập đến bất bình đẳng thu nhập. Trước đó cả FDI và độ mở thương mại cũng có mặt trong cùng một mô hình nhưng thường sẽ có một biến đóng vai trò là biến kiểm soát. Franco và Gerussi đã xác minh xem thương mại và FDI tác động đến phân phối thu nhập trong một mẫu gồm 17 Quốc gia Chuyển đổi trong giai đoạn 1990 – 2006 và phát hiện tác động ngược chiều có ý nghĩa 14 . Khan và Nawaz đã thực hiện một nghiên cứu tương tự với Cộng đồng các quốc gia độc lập và có kết quả ủng hộ họ 15 . Dưới góc độ tỉnh/thành trong một quốc gia, Tuoi và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu kiểm tra tác động trên tại Việt Nam thấy FDI dường như làm tăng bất bình đẳng thu nhập do sự tập trung mạnh mẽ của FDI vào một số ít lĩnh vực. Trong khi đó mở cửa thương mại thể hiện sự giảm bất bình đẳng cả trong từng tỉnh thành 16 . Sau đó, Wang và cộng sự 17 ủng hộ kết quả của Tuoi và cộng sự 16 về biến FDI nhưng lại trái ngược về biến thương mại. Aigheyisi 18 cũng tìm thấy tác động tích cực đến bất bình đẳng thu nhập của vốn FDI giống như trường phái mà Tuoi và cộng sự 16 và Wang và cộng sự 17 đã ủng hộ. Gần đây nhất và ngay tại khu vực châu Á, Hossain và cộng sự đã tìm thấy FDI và độ mở thương mại có tác động tích cực đến bất bình đẳng thu nhập trong mẫu 25 quốc gia châu Á giai đoạn 1991 – 2018 19 .

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới ở tất cả các khu vực, phạm vi địa lý nhưng tại châu Á và ASEAN là rất ít. ghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra tác động đồng thời của vốn FDI và độ mở thương mại đến bất bình đẳng thu nhập tại khu vực ASEAN khi chiều hướng tác động của mối quan hệ này là không đồng nhất qua rất nhiều nghiên cứu và quan điểm lý thuyết. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu tại ASEAN chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập, hoặc giữa độ mở thương mại và bất bình đẳng thu nhập, tại khu vực ASEAN mối quan hệ FDI, độ mở thương mại đến bất bình đẳng thu nhập vẫn là một khoảng trống nghiên cứu. Tiếp cận này của nhóm tác giả được xem là khác biệt so với các nghiên cứu trước tại khu vực ASEAN.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu

Kế thừa từ các nghiên cứu có liên quan (Franco & Gerussi 14 ; Ucal & cộng sự 7 ; Florian & cộng sự 11 ; Khan & Nawaz 15 ; Wang & cộng sự 17 ; Wang & Lee 10 ), tác giả đề xuất mô hình hồi quy biến công cụ và hai giai đoạn với dữ liệu bảng bằng hiệu ứng tác động cố định (2SLS). Dùng mô hình này để khắc phục mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), hồi quy tác động cố định (FEM), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) có hiện tượng tương quan chuỗi và phương sai sai số thay đổi.

GINI it = α 0 + β 1 (FDI it ) + β 2 (TRADE it ) + β 3 (EXH it ) + β 4 (EXL it ) + β 5 (IMH it ) + β 6 (IML) + λ 1 (FD it ) + λ 2 (GDPPC it ) + λ 3 (EDUC it ) + λ 4 (CORC it ) + λ 5 (INF it ) + λ 6 (UNE it ) + εit (3.1)

Phương trình (3.1) nghiên cứu tác động của vốn FDI và độ mở thương mại đến bất bình đẳng thu nhập, trong đó: i (quốc gia i), t (là năm thứ t). Các biến trong mô hình nghiên cứu được trình bày cụ thể ở Table 1 .

Table 1 Các biến trong mô hình nghiên cứu

Ngoài ra mô hình cũng xác định được biến nội sinh là biến thương mại hàng hóa quốc tế (TRADE). Khi đó, hai biến công cụ được thêm vào mô hình vượt qua các kiểm định của biến công cụ, trước tiên là Tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay chưa. Theo đó, biến này có ký hiệu là JWTO, nhận giá trị 1 khi quốc gia đã tham gia WTO và 0 khi quốc gia này chưa là thành viên WTO. Biến còn lại được Aregbeyen và İbrahim 20 và Vetsikas và Stamboulis 21 đề xuất là chi tiêu hàng hóa cuối cùng của chính phủ với ký hiệu EXPEND khi tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa của quy mô chính phủ trong thúc đẩy thương mại quốc tế. Vì vậy có thể khẳng định mối quan hệ giữa hai biến công cụ này và biến nội sinh TRADE về mặt lý thuyết.

Các kiểm định được sử dụng trong mô hình 2SLS dữ liệu bảng với biến công cụ bằng hiệu ứng cố định bao gồm kiểm định cộng tuyến các biến (VIF), kiểm định tương quan giữa biến công cụ với biến nội sinh (Anderson canon corr LM), kiểm định biến công cụ yếu (Cragg-Donal Wald F statistic), kiểm định thừa biến công cụ (Sargan Test); kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình (kiểm định F) 22 .

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu thứ cấp: i) Dữ liệu Các Chỉ số phát triển thế giới (WDI); (ii) Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới được chuẩn hóa (SWIID); (iii) Dữ liệu Các Chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); (iv) Dữ liệu Các Chỉ số phát triển tài chính toàn cầu (GFD); (v) Dữ liệu Dòng vốn FDI của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Các dữ liệu được thu thập theo 9 quốc gia khu vực ASEAN bao gồm: Singapore, Phillipines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào và Campuchia trong giai đoạn 1990 – 2020 (Bruinei không được đưa vào nghiên cứu do thiếu dữ liệu).

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả thống kê mô tả ở Table 2 cho thấy, biến bất bình đẳng thu nhập (GINI) có giá trị trung bình là 38,93 (%), phân bổ không đồng đều và có sự chênh lệch tương đối đối với 9 nước khu vực ASEAN trong giai đoạn 1990 - 2020. Chỉ số này đã luôn biến động ở giá trị bình quân thấp nhất là 38,2 % trong 30 năm và chênh lệch giữa giá trị lớn nhất với giá trị nhỏ nhất ngày càng lớn với hiệu số 11,3 năm 1990 và 14 vào năm 2020.

Biến số vốn FDI (FDI) có giá trị trung bình là 5,453247 (%/quốc gia), khoảng biến thiên rộng với giá trị nhỏ nhất là 0,0140721 (%/quốc gia) và giá trị lớn nhất là 28,31717 (%/quốc gia), độ lệch chuẩn là 5,603387 (%/quốc gia). Vậy tổng số vốn FDI theo % GDP của các quốc gia cũng có khoảng cách khá lớn, phân bổ không đồng đều có thể xuất phát từ nguyên nhân trình độ phát triển không tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực.

Biến số thương mại hàng hóa quốc tế (TRADE) có giá trị trung bình là 107,6279, tức tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế được điều tra bởi các quốc gia trong giai đoạn 1990 – 2020 là 107,6279 % so với GDP từng nước. Khoảng biến thiên rất rộng với giá trị nhỏ nhất là 25,97054 (%/quốc gia) và giá trị lớn nhất là 343,4809 (%/quốc gia), độ lệch chuẩn là 70,78117 (%/quốc gia). Vậy, tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế của các quốc gia theo GDP có khoảng cách rất lớn, phân bổ không đồng đều.

Biến số xuất khẩu đến nước thu nhập cao (EXH) có giá trị trung bình là 62,82155 (triệu USD). Biến xuất khẩu đến nước thu nhập trung bình và thấp (EXL) có giá trị trung bình là 252,9406 (triệu USD). Khoảng biến thiên tương đối rộng với giá trị nhỏ nhất là 12,3913 (triệu USD) và giá trị lớn nhất là 461,6029 (triệu USD). Biến số hập khẩu từ nước thu nhập cao (IMH) có giá trị trung bình là 57,19124 (triệu USD). Biến số hập khẩu từ nước thu nhập trung bình và thấp (IML) có giá trị trung bình là 693,3153 (triệu USD). Khoảng biến thiên rất rộng khi giá trị nhỏ nhất là 23,52186 (triệu USD) và giá trị lớn nhất là 1727,68 (triệu USD), độ lệch chuẩn là 559,7777 (triệu USD). Điều này cho thấy, các chỉ số về thương mại của khu vực này có khoảng cách rất lớn, phân bổ không đồng đều.

Table 2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Trước khi thực hiện ước lượng mô hình, kiểm tra đa cộng tuyến đã cho kết quả đạt. Mặt khác, vì mô hình OLS, FEM, REM vi phạm giả định phương sai sai số thay đổi và đa cộng tuyến không thể khắc phục bằng mô hình vững, thêm với việc kiểm định tính nội sinh của mô hình chứng tỏ biến TRADE bị nội sinh và kiểm định biến công cụ đạt nên mô hình 2SLS được thực hiện. Kiểm định F tính phù hợp của mô hình cũng được thông qua với pvalue < 0.05. Table 3 cho thấy kiểm định tương quan giữa biến công cụ và biến nội sinh (Anderson canon corr LM) cho thấy pvalue <5 %, cho thấy biến công cụ có tương quan với biến nội sinh như vậy các tham số trong mô hình được xác định. Kiểm định biến công cụ yếu (Cradd-Donald Wald) cho thấy các giá trị ở thống kê F đều nhỏ hơn ngưỡng tối thiểu là 35,7 do vậy biến công cụ trong mô hình được xem là mạnh. Kiểm định Sargan test có giá trị pvalue > 0,05 như vậy mô hình không bị dư biến công cụ.

Table 3 Các kiểm định của mô hình

Kết quả ước lượng mô hình 2SLS biến công cụ với dữ liệu bảng được trình bày cụ thể trong Table 4 .

Table 4 Kết quả hồi quy mô hình 2SLS

Kết quả ước lượng bằng mô hình 2SLS biến công cụ cho thấy tác động tuyến tính của vốn FDI đến bất bình đẳng thu nhập là tích cực có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, khi vốn FDI theo GDP tăng 1% thì bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng 0,0455%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Herzer và cộng sự 9 , Tuoi và cộng sự 16 và Aigheyisi 18 hay Wang và cộng sự 17 , Wang và Lee 10 . Nguyên nhân FDI làm tăng nhu cầu về lao động có kỹ năng tương đối ở các nước tiếp nhận, do đó lao động không có kỹ năng ngày càng bị phân biệt với mức tiền lương thấp. Mặt khác một tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa FDI để tăng trưởng hay công bằng xã hội tồn tại và chính phủ đã chọn tăng trưởng để giải quyết vấn đề xã hội. Nhưng tác động lan toả từ tăng trưởng do FDI không đủ để làm giảm bất bình đẳng, tương đồng với những gì Herzer và cộng sự 9 , Wang và Lee 10 giải thích với khu vực địa lý khác nhau.

Biến thương mại hàng hóa quốc tế (TRADE) có quan hệ đồng biến đến bất bình đẳng thu nhập với hệ số hồi quy là 0,0138 ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này trùng khớp với Florian và cộng sự 11 , Wang và cộng sự 17 , Hossain và cộng sự 19 . Điều này cho thấy độ mở thương mại càng lớn mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.

Về các thành phần thương mại, xuất khẩu đến nước thu nhập cao (EXH) không thể hiện tác động đến bất bình đẳng thu nhập ở mức 1%, 5% hay 10% vì quy mô các ngành xuất khẩu sang thị trường khó tính vẫn còn nhỏ chưa ảnh hưởng lớn đến phân phối thu nhập, cơ cấu hàng xuất khẩu sang các nước thu nhập cao phần lớn là các nhóm mặt hàng công nghệ cao, trong năm 2020 kim ngạch xuất khẩu các mạch tích hợp nguyên khối, kỹ thuật số dẫn đầu trong nhóm mặt hàng xuất khẩu, chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra bên ngoài khối và nước nhập khẩu từ nhóm mặt hàng này là Mỹ. Nhóm xuất khẩu công nghệ cao chỉ tập trung ở một số nước trong khối như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, các nước còn lại trong khối cơ cấu hàng xuất khẩu sang các nước thu nhập cao chiếm tỷ lệ thấp 23 . Xuất khẩu đến nước thu nhập trung bình và thấp (EXL) thể hiện tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là xuất khẩu đến nước thu nhập trung bình và thấp tăng 1 triệu USD thì bất bình đẳng thu nhập giảm 0,0213 đơn vị, tác động làm cải thiện bất bình đẳng thu nhập trùng khớp với Franco và Gerussi 14 . Các mặt hàng xuất khẩu sang nước thu nhập trung bình và thấp, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm các mặt hàng liên quan sinh kế của lao động thiếu kỹ năng, lao động ở trình độ thấp: dầu cọ, gạo, gỗ,… 23 . Do vậy, phát triển các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, liên quan đến sinh kế của người nghèo sẽ thúc đẩy giảm chỉ số bất bình đẳng về thu nhập.

Nhập khẩu từ nước thu nhập cao (IMH) có kết quả ngược chiều ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là nhập khẩu từ nước thu nhập cao tăng 1 triệu USD thì bất bình đẳng thu nhập giảm 0,0504 đơn vị. Nhập khẩu từ nước thu nhập trung bình và thấp (IML) cho thấy mối tương quan thuận chiều với GINI ở mức 1%, nghĩa là nhập khẩu từ nước thu nhập trung bình và thấp tăng 1 triệu USD thì bất bình đẳng thu nhập bị tác động làm tăng 0,00852 đơn vị. Lợi ích của hàng nhập khẩu từ các nước tiên tiến cải thiện phân phối thu nhập, kết quả này giống với Franco và Gerussi 14 và Khan và Nawaz 15 nguyên nhân cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của các nước ASEAN nhập khẩu máy móc, đầu vào trung gian từ các nước phát triển, do vậy càng thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Trong khi đó nhập khẩu từ nước đang phát triển hoặc có thu nhập trung bình và thấp có quan hệ thuận chiều với bất bình đẳng thu nhập vì nó làm hàng ội địa mất chỗ đứng, nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng đầu ra vì mất thị phần liên quan đến cơ cấu hàng hoá các nước ASEAN khá tương đồng.

Phát triển tài chính (FD) chỉ ra mối tương quan nghịch biến đúng với kỳ vọng ở mức 1%, tỷ lệ tiền gửi trong hệ thống tài chính tăng 1% thì bất bình đẳng thu nhập giảm 0,0513 đơn vị. Kết quả này đúng với kỳ vọng và kết quả của Aigheyisi 18 . Nguyên nhân tỷ lệ tiền gửi trong hệ thống tài chính tăng sẽ là nguồn để tăng vốn đầu tư, tăng việc làm, cải thiện và giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập trong nước.

Kết quả cho thấy không tồn tại mối quan hệ thất nghiệp (UNE), kiểm soát tham nhũng (CORC) và bất bình đẳng thu nhập ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Biến kiểm soát tham nhũng không có tác động đến bất bình đẳng thu nhập bởi tại các quốc gia này, phân phối thu nhập trước tiên bị chi phối bởi các yếu tố khác hơn. Mối quan hệ giữa thất nghiệp đến bất bình đẳng thu nhập là không tồn tại bởi còn tồn tại tình trạng thất nghiệp trá hình ở các nước đang phát triển vẫn chưa được thống kê trong dữ liệu.

Ảnh hưởng của tăng trưởng GDP bình quân đầu người (GDPPC) đối với GINI cho thấy khi GDPPC tăng 1% sẽ làm giảm chỉ số GINI 0,0473 %, mối quan hệ ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập có ý nghĩa ở mức 1%. Tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người có tác động đáng kể đến giảm mức độ bất bình đẳng thu nhập trong dài hạn theo quan điểm của Kuznets 4 .

Biến lạm phát (INF) có mối quan hệ ngược chiều (-0,0195) với bất bình đẳng thu nhập ở mức ý nghĩa 10%. Lạm phát làm giảm bất bình đẳng thu nhập, điều này tương đồng với các nghiên cứu của Ucal và cộng sự 7 . Điều này hoàn toàn có thể giải thích trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi theo đường cong Phillips. Khi lạm phát tăng, tổng cầu sẽ được đẩy lên và nhu cầu việc làm tăng cao, thu nhập cũng được cải thiện.

Với giáo dục (EDUC), kết quả hồi quy cho thấy một mối quan hệ ngược chiều đáng kể có ý nghĩa ở mức 1%, vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giáo dục tức tỷ lệ nhập học tiểu học đúng lứa tuổi tăng lên 1% thì bất bình đẳng thu nhập sẽ giảm đi 0.026 đơn vị. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Franco và Gerussi 14 , Nguyen và cộng sự 12 vì vai trò quan trọng của nó trong tăng năng suất lao động và vốn con người nói chung.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy để giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, về khía cạnh chính sách cần:

Thứ nhất, chính phủ có biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI nhưng chú trọng đến hệ quả của bất bình đẳng thu nhập, tránh việc FDI chỉ hội tụ vào một ngành hoặc nhóm ngành hay vị trí địa lý, đặc biệt quan tâm đến mở rộng thu hút FDI về địa bàn nông thôn để tạo cơ hội việc làm, xoá bỏ sự thiếu hụt về cơ hội tham gia thị trường, là một trong những nhân tố tiền đề để giảm bất bình đẳng về phân hoá thu nhập. Đồng thời trong cơ cấu thu hút đầu tư các ngành, cần chú trọng các ngành tạo việc làm cho người lao động để nâng cao thu nhập, song song phát triển các ngành có lợi thế của khu vực để dịch chuyển phát triển sang các phân khúc có giá trị gia tăng cao.

Thứ hai, về hoạt động thương mại quốc tế, cần chú trọng nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao, đầu vào trung gian từ các quốc gia phát triển, hạn chế nhập khẩu từ các quốc gia thuộc nhóm các nước thu nhập trung bình và thấp với công nghệ lạc hậu. Cần liên tục đổi mới sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh để xuất khẩu, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động là chiến lược dài hạn để giảm bất bình đẳng thu nhập.

Thứ ba, song song với thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu gắn với sinh kế của người nghèo vào các nước thu nhập trung bình thấp thì các nước ASEAN cần từng bước thay đổi chiến lược xuất khẩu ở các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp từ nội bộ khối và các nước thu nhập trung bình thấp trong ngắn hạn sang thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng (nhóm công nghệ cao) trong dài hạn ở nhóm các quốc gia phát triển, mở rộng cơ hội tham gia xuất khẩu của các quốc gia trong khối ở các lĩnh vực công nghệ cao. Muốn mở rộng cơ hội tham gia, cải thiện lao động có kỹ năng là chìa khoá để tham gia phân công sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao.

Thứ tư, về phát triển tài chính, cần tăng tỷ lệ tiết kiệm thông qua huy động tiền gửi vào hệ thống ngân hàng, đây là nguồn để huy động đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng thu nhập.

Thứ năm, về tăng trưởng GDP bình quân đầu người, cần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, tăng trưởng là điều kiện tiền đề để để chính phủ có điều liện chăm lo các phúc lợi xã hội, cung cấp dịch vụ thiết yếu cho các đối tượng yếu thế, đặc biệt là các dịch vụ về giáo dục, y tế, giảm bất bình đẳng thu nhập.

Thứ sáu, về tỷ lệ lạm phát, cần kiểm soát tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức dương ổn định để thúc đẩy sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm nhằm giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập. Kiểm soát lạm phát có ý nghĩa quan trọng đối với tiền lương thực của người lao động, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với mức tiền lương của người lao động ở khu vực phi chính thức vốn đang là việc làm chính của người lao động của khu vực ASEAN.

Thứ bảy, về giáo dục và trình độ lao động, cần đẩy mạnh tỷ lệ nhập học tiểu học đúng lứa tuổi. Đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, giáo dục chính là chìa khoá để giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, đặc biệt là đối với người nghèo.

Kết luận

Nhìn chung hoạt động thương mại quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực ASEAN giai đoạn 1990 - 2020 tăng trưởng mạnh, song đi kèm là vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ngày càng tăng trong dài hạn. Nghiên cứu tìm thấy FDI và thương mại quốc tế làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập qua thời gian tại ASEAN; nghiên cứu phát hiện bằng chứng cơ cấu xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến bất bình đẳng về thu nhập, thúc đẩy nhập khẩu từ các nước thu nhập cao ở các nhóm các mặt hàng đầu vào trung gian; thúc đẩy xuất khẩu sang các nước thu nhập trung bình thấp ở các nhóm mặt hàng liên quan đến sinh kế của người nghèo sẽ giảm chỉ số GINI, ngược lại nếu tăng nhập khẩu từ các nước thu nhập trung bình thấp sẽ làm gia tăng chỉ số GINI liên quan đến cơ cấu ngành hàng nhập khẩu hàng. Ngoài ra các biến kiểm soát được phát hiện có ý nghĩa tích cực trong giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát và phát triển tài chính. Một hạn chế của nghiên cứu chưa phân đoạn dữ liệu nghiên cứu theo ngắn hạn và dài hạn, đây là cơ sở để tiếp tục phát triển đánh giá tác động ngắn hạn và tác động dài hạn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Trong bối cảnh thế giới đang ở kỷ nguyên chuyển đổi số, các quốc gia thành viên ASEAN có thể nắm bắt lợi thế đi sau để vươn mình thành một quốc gia phát triển kinh tế ổn định, thịnh vượng, bền vững bằng tận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ. Chính phủ với vai trò điều tiết và tạo động lực cần có những hành động hỗ trợ như kiểm soát, định hướng thương mại và nâng cao nội lực nhằm thu hút và điều chỉnh cơ cấu đầu tư FDI, cơ cấu xuất nhập khẩu để đảm bảo sự phát triển các ngành có khả năng tạo việc làm cho người lao động; có chiến lược thu hút đầu tư FDI cân đối giữa các vùng trong nước nhằm nâng cao thu nhập, giảm mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các nước.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GINI: Hệ số bất bình đẳng thu nhập GINI

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

USD: Đô la Mỹ

2SLS: Hồi quy hai giai đoạn biến công cụ

POOLED – OLS: Hồi quy bình phương nhỏ nhất

FEM: Hồi quy tác động cố định

REM: Hồi quy tác động ngẫu nhiên

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

WDI: Dữ liệu Các Chỉ số phát triển thế giới

SWIID: Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới được chuẩn hóa

WGI: Dữ liệu Các Chỉ số quản trị toàn cầu

GFD: Dữ liệu Các Chỉ số phát triển tài chính toàn cầu

UNCTAD: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

XUNG ĐỘT VỀ LỢI ÍCH

Nghiên cứu này không có xung đột về lợi ích giữa các tác giả.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Phạm Mỹ Duyên chịu trách nhiệm nội dung: định hướng lựa chọn phương pháp, mô hình; chỉnh sửa bài viết; viết phần mở đầu, giải pháp, kết luận.

Tác giả Nguyễn Hòa Kim Thái chịu trách nhiệm nội dung: Tìm kiếm tài liệu, dữ liệu, xử lý dữ liệu, viết kết quả nghiên cứu.

Tác giả Phan Thanh Thành: Tìm kiếm dữ liệu, xử lý dữ liệu.

References

  1. World B; 2021. . ;:. Google Scholar
  2. Lee CC, Lee CC. The impact of country risk on income inequality: A multilevel analysis. Soc Indic Res. 2018;136(1):139-62. . ;:. Google Scholar
  3. Aghion P, Howitt P. The economics of growth. Cambridge: MIT Press; 2009. . ;:. Google Scholar
  4. Kuznets S. Economic growth and income inequality. Am Econ Rev. 1955;45(1):1-28. . ;:. Google Scholar
  5. Feenstra RC, Hanson GH. Foreign direct investment and relative wages: evidence from Mexico's maquiladoras. J Int Econ. 1997;42(3-4):371-93. . ;:. Google Scholar
  6. Stolper WF, Samuelson PA. Protection and real wages. Rev Econ Stud. 1941;9(1):58-73. . ;:. Google Scholar
  7. Ucal M, Haug AA, Bilgin MH. Income inequality and FDI: evidence with Turkish data. Appl Econ. 2016;48(11):1030-45. . ;:. Google Scholar
  8. Lee CC, Lee CC, Cheng CY. The impact of FDI on income inequality: evidence from the perspective of financial development. Int J Fin Econ. 2022;27(1):137-57. . ;:. Google Scholar
  9. Herzer D. Hühne P & Nunnenkamp P. FDI and income inequality-evidence from Latin American economies. Rev Dev Econ. 2014;18(4):778-93. . ;:. Google Scholar
  10. Wang EZ, Lee CC. Foreign direct investment, income inequality and country risk. Int J Fin Econ. 2021;1:1-21. . ;:. Google Scholar
  11. Florian D, Clements F, Niklas P. Globalisation and income inequality Revisited [European Commission discussion paper]. Vol. 56; 2017. p. 1-10. . ;:. Google Scholar
  12. Nguyen TTH, Nguyen TTH, Nguyen TLH, Nguyen VC. The impact of international integration on the inequality of income between rural and urban areas in Vietnam. J Asian Fin Econ Bus. 2020;7(3):277-87. . ;:. Google Scholar
  13. Le TH, Nguyen CP, Su TD, Tran-Nam B. The Kuznets curve for export diversification and income inequality: evidence from a global sample. Econ Anal Policy. 2020;65:21-39. . ;:. Google Scholar
  14. Franco C, Gerussi E. Trade, foreign direct investments (FDI) and income inequality: empirical evidence from transition countries. J Int Trade Econ Dev. 2013;22(8):1131-60. . ;:. Google Scholar
  15. Khan I, Nawaz Z. Trade, FDI and income inequality: empirical evidence from CIS. Int J Dev Issues. 2019;18(1):88-108. . ;:. Google Scholar
  16. Tuoi DTH, Oh KY, Wang J. Effects of trade and FDI on income inequality in Vietnam. J Korea Trade [review]. 2019;44(6):217-30. . ;:. Google Scholar
  17. Wang M, Park N, Choi CH. The nexus between international trade, FDI and income inequality. J Korea Trade. 2020;24(4):18-33. . ;:. Google Scholar
  18. Aigheyisi O. Effect of FDI on income inequality in Nigeria: does trade openness matter? J Acad Res Econ. 2020;12(2):336-46. . ;:. Google Scholar
  19. Hossain R, Roy CK, Akter R. Economic growth, FDI, trade openness, and inequality: standing of Asian economies. Asian Dev Policy Rev. 2022;10(4):317-30. . ;:. Google Scholar
  20. Aregbeyen O, Ibrahim TM. Trade openness-government size nexus: compensation hypothesis considered for Nigeria. J Rev Glob Econ. 2014;3:364-72. . ;:. Google Scholar
  21. Vetsikas A, Stamboulis Y. Does innovation activity affect trade openness? An ARDL bounds testing approach for 10 European countries. J Int Trade Econ Dev. 2023;32(1):163-88. . ;:. Google Scholar
  22. Stata press. Stata users guide release 17. TX: StataCorp LLC; 2021. . ;:. Google Scholar
  23. OEC. ASEAN overview; 2020. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 3 (2023)
Page No.: 4523-4533
Published: Sep 30, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i3.1215

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Pham, D., Nguyen, T., & Phan, T. (2023). The impact of FDI and trade openness on income inequality in the ASEAN region. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 7(3), 4523-4533. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i3.1215

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1336 times
PDF   = 583 times
XML   = 0 times
Total   = 583 times