Abstract
Vietnam is making efforts and commitments to sustainable development and minimizing the impacts of climate change. However, Vietnam's National Green Growth Strategy for the period 2011-2020 had not achieve the expected results. One of the reasons that can be seen is financial limitations for implementing projects, especially green projects. Green finance has been applied by many countries around the world. In Vietnam, the legal framework on green finance has also begun to be built, such as the "Scheme for pilot issuance of green bonds by local governments", "Scheme for developing green banks in Vietnam", Law on Environmental Protection 2020. However, this tool still seems not to be well considered, and there are still some barriers in Vietnam to promoting the role of green finance. Based on the analysis of several national and international literatures on green finance, this study has summarized and proposed some recommendations to support the development of the green financial system in Vietnam. The main solutions proposed to the Vietnamese Government (especially the role of the State Bank) include policies related to the legal framework, risk assessment, financial mobilization, and reasonable monetary and fiscal policies combined with new capital mobilization models and new technology (such as blockchain). The article also identifies challenges in implementing green finance in Vietnam in the coming time.
Mở đầu
Vấn đề suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đã và đang là một thách thức to lớn mà nhân loại đã và đang phải giải quyết trong những năm qua. Kể từ khi Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockholm) lần đầu tiên vào năm 1972, bản tuyên bố của Ủy ban Brundtland năm 1983 cho đế 17 mục tiêu phát triển bền vững cũng như các Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP), gần đây nhất là COP26 (năm 2021) cho thấy sự quan tâm của các quốc gia toàn cầu về yêu cầu này 1 .
Việt Nam là một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc và đã nhận thức rõ vấn đề này. Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước. Từ khi Luật bảo vệ môi trường lần đầu tiên được ban hành năm 1993, cho đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điển hình có thể kế đến như Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường (2016, 2022), Chiến lược quốc gia (thích ứng với) biến đổi khí hậu (2011, 2020), Chiến lược tăng trưởng xanh (2011, 2021), Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam (2022), Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 (hiệu lực 2022).
Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường, vấn đề phát thải khí nhà kính ở Việt Nam vẫn còn rất nghiêm trọng, nhiều chương trình, đề án, chính sách môi trường (bao gồm một số chương trình quốc gia kể trên) chưa thật sự hiệu quả, nhiều giải pháp, đề án đi kèm với chương trình đã không được triển khai. Bên cạnh một số vấn đề liên quan đến những khó khăn, thách thức trong việc lồng ghép các chương trình vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, sự phù hợp với mô hình kinh doanh, các khuyến khích, bắt buộc trong thi hành, cạnh tranh không lành mạnh, sự chồng chéo giữa các chương trình, chính sách,… các địa phương, doanh nghiệp gặp một khó khăn rất lớn trong việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và (siêu) nhỏ ở Việt Nam 2 .
Tài chính xanh (TCX) đã và đang được xem xét như là một giải pháp hỗ trợ nỗ lực hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững 1 . TCX hỗ trợ các dự án xanh và mang lại lợi ích môi trường thông qua các công cụ như trái phiếu xanh, xanh ngân hàng, công cụ thị trường carbon, chính sách tài khóa, ngân hàng trung ương xanh, fintech, quỹ xanh dựa vào cộng đồng, v.v. Tài chính giúp phân bổ các khoản tiết kiệm để sử dụng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống tài chính cho hiệu quả sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, gây ra những hệ lụy về xã hội, môi trường (ví dụ: bong bóng bất động sản, các dự án ảnh hưởng môi trường. Do vậy, TCX sẽ góp phần giải quyết, ngăn ngừa các tác động này và các cơ quan tài chính cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội cho các hoạt động của mình 1 . Phát triển thị trường tín dụng xanh (TDX), trái phiếu xanh (TPX) đang là có những bước phát triển trên thế giới. Sự tham gia ngày càng nhiều các quốc gia phát triển cũng như tổ chức tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đóng góp vào quá trình này. Các kênh tài chính, huy động vốn này đã có những đóng góp quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn, góp phẩn thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 1 .
Ở Việt Nam, việc xây dựng và phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường đã được đề cập trong việc thu hút nguồn lực, triển khai hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường 3 . Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản liên quan đến phát triển thị trường TCX ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực thi, triển khai vẫn còn hạn chế nhất định. Gần đây nhất là trong Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 (hiệu lực 2022) đã đưa ra các công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là điều 149, 150 liên quan đến tín phiếu xanh, TDX [4]. Việc luật hóa này kỳ vọng là sẽ góp phần đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam 4 .
Tuy nhiên, so với các nhu cầu hiện nay, tỉ trọng đóng góp của TCX trong hệ thống thống tài chính vẫn vẫn còn hết sức khiêm tốn. Các quy định, ràng buộc về điều kiện vay, mức ưu đãi, lãi xuất (ví dụ: Mức lãi suất ngắn hạn dao động trong khoảng 6,2-9,4%/năm, các khoản vay trung dài hạn khoảng 9,4-11,4%/năm), sự cam kết của ngân hàng là một số rào cản tiêu biểu trong việc hạn chế sự phát triển hệ thống TCX của Việt Nam 5 .
Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: (1) Lược khảo về Hệ thống TCX; (2) Tổng hợp về tình hình triển khai ở Việt Nam; (3) Khuyến nghị phát triển TCX nhà nước Việt Nam.
Tổng quan về tài chính xanh
TCX là một loại hình tài chính hướng tới sự phát triển bền vững tương lai nhằm cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế. TCX là sự kết hợp giữa sản phẩm tài chính, ngành và dịch vụ liên quan lĩnh vực môi trường, hiệu quả năng lượng và giảm phát thải chất ô nhiễm, hướng đến nền kinh tế tăng trưởng xanh, các-bon thấp 6 . TCX là vùng giao giữa 3 yếu tố: Phát triển Công nghiệp tài chính; Cải thiện Môi trường; Tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các yếu tố như Công nghệ Xanh, Sản phẩm TCX, Hoạt động hiệu quả trao đổi tín chỉ giảm thiểu phát thải có chứng nhận (CER) (xem Hình 1).
TCX có thể được xem xét theo hai vai trò. Thứ nhất, TCX có vai trò trong việc giảm thiểu thiệt hại về môi trường, bao gồm tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cũng như từ các kịch bản dự báo khả năng tác động của sự thay đổi môi trường đến cuộc sống của loài người. Thứ hai, TCX có vai trò như nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động tăng trưởng và phát triển Xanh.Tăng trưởng xanh là mô hình kinh tế bền vững về môi trường và phát triển kinh tế và cần nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu thực hiện các chương trình dự án.
Thuy và Trang đã tổng hợp một số định chế hiện nay có thể hỗ trợ TCX như (1) Hội nghị các bên lần thứ 21 (COP21) là thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và các cam kết quốc tế. Trong đó, về mặt tài chính, Thỏa thuận Paris điều chỉnh các dòng tài chính cho phù hợp với khí hậu phát thải thấp 7 . Các nước phát triển huy động ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển sử dụng các nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu; (2) Nguyên tắc Xích đạo (67 tổ chức tài chính từ 27 quốc gia tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ) đã sử dụng giải pháp tài chính trong cả khu vực công và tư; (3) Tiêu chuẩn hoạt động của Công ty Cổ phần Tài chính Quốc tế (IFC) bao gồm 08 tiêu chuẩn hoạt động về bền vững môi trường xã hội cho khách hàng của các tổ chức tài chính như sau: Đánh giá, quản lý rủi ro và tác động đến môi trường xã hội; Lao động và điều kiện làm việc; Sử dụng hiệu quả tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm; Sức khỏe, an toàn, an ninh cộng đồng; Mua đất và cưỡng chế tái định cư; Bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên sống; Không ảnh hưởng đến người dân bản địa và dân tộc thiểu số; Di sản văn hóa; (4) Sáng kiến Tài chính UNEP đã phối hợp chặt chẽ với gần 200 tổ chức tài chính và 19 cam kết cơ bản, được chia thành 3 nhóm, gồm: (i) Cam kết phát triển bền vững (5 cam kết); Quản lý bền vững (7 cam kết); (iii) Nhận thức cộng đồng và trao đổi thông tin (7 cam kết). Thuy và Trang cũng đã đánh giá việc xanh hóa các dòng vốn đầu tư cũng như định hướng các nguồn tài chính bảo vệ môi trường hiệu quả ở Ấn Độ và Việt Nam, trong đó tập trung vào 2 khía cạnh (i) sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân và quy trình quản lý các dự án đầu tư, bao gồm cả rủi ro môi trường; và (ii) hoạt động của các ngân hàng có tác động trực tiếp đến môi trường, thông qua việc ứng dụng công nghệ thanh toán chứng từ và áp dụng ngân hàng điện tử 7 . Nhóm tác giả nhận định hoạt động ngân hàng xanh của Ấn Độ có thể được học hỏi, chia sẽ cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Công trình do nhóm tác giả Sachs và nnk đã trình bày rất nhiều khía cạnh liên quan đến TCX 1 . Nhóm tác giả đã thảo luận chi tiết các rào cản đối với việc cấp vốn cho các công trình xanh và chuyển đổi năng lượng. Nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp về các công cụ tài chính mới, vai trò thích hợp của các tổ chức tài chính, fintech và nhà đầu tư, và thảo luận về các chính sách công và các chiến lược quản lý được thực hiện tập trung vào các nước Châu Á. Trong đó, với các rào cản ở các nước châu Á đối với các dự án xanh như thị trường tài chính kém phát triển và vốn đầu tư mạo hiểm, quỹ chính phủ hạn chế để hỗ trợ chuyển đổi xanh, sự miễn cưỡng của các ngân hàng tư nhân do ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt về vốn để tài trợ, sự sẵn có hạn chế của các công nghệ tiên tiến và cuối cùng là chi phí cao khi chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch. Nhóm tác giả đã thảo luận về các cơ hội phát triển đầu tư tư nhân vào các công trình xanh bao gồm xem xét lại các mô hình định giá cổ điển của tài sản tài chính bằng cách thêm khía cạnh môi trường vào các thành phần truyền thống của rủi ro và lợi nhuận, và tích hợp thành “giá trị xanh”. Ngân hàng trung ương có vai trò quan trọng trong xây dựng các quy định an toàn, quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng công khai và minh bạch về rủi ro khí hậu của chính họ và giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng sẽ tài trợ cho tài sản xanh. Việc đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến công nghệ, thiếu thông tin và hồ sơ các doanh nghiệp mới, các ràng buộc pháp lý hạn chế ngân hàng tư nhân cho vay cũng được thảo luận. Nhóm tác giả phân tích cách thức mà TPX đã phát triển để tài trợ cho các dự án xanh trên thị trường tài chính. Các tác giả cũng thảo luận về giải pháp thúc đẩy thu giữ và lưu trữ các-bon và định giá các-bon để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang "năng lượng không phát thải”. Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến công nghệ tài chính (fintech), công nghệ blockchain hoặc dữ liệu lớn có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, cũng như các chương trình công và kế hoạch tài chính do một số quốc gia thực hiện để hỗ trợ các dự án và công nghệ xanh. Ngoài ra, TCX dựa trên cộng đồng, một công cụ mới để tài trợ cho các dự án năng lượng xanh quy mô nhỏ cũng được thảo luận. Cuối cùng, nhóm tác giả phân tích tác động của các chính sách công (ví dụ: thuế nhập khẩu, trợ cấp).
Liu và nnk đã nghiên cứu về TDX trên cơ sở giới thiệu của chính sách “Hướng dẫn TDX” của Trung Quốc trong nghiên cứu chính sách TDX, quyền tài sản và tài trợ nợ lần đầu tiên 8 . TDX được thực hiện thông qua quá trình phê duyệt khoản vay của ngân hàng và hiện đang là một yếu tố quan trọng được xem xét trong quá trình ra quyết định tín dụng cũng như được ủng hộ trong phân bổ nguồn lực tín dụng cùng với với việc phân bổ các nguồn lực kinh tế. Bài báo cho thấy rằng việc vay nợ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm nặng đã giảm đáng kể sau khi chính sách TDX được áp dụng. Nhóm tác giả cho rằng hệ thống chính sách TDX đóng vai trò định hướng trong việc phân bổ nguồn lực tín dụng ở Trung Quốc. Nhóm tác giả đã kết luận Trung Quốc đã đạt được các mục tiêu mong muốn trong việc thực hiện chính sách “Hướng dẫn TDX”.
Azhgaliyeva và nnk 6 trong nghiên cứu về TPX đã phân tích khả năng huy động tài chính tư nhân cho năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả là rất quan trọng đối với cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm mục tiêu giảm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh. Nhóm tác giả đánh giá khoảng hai phần ba TPX phát hành ở các nước ASEAN được sử dụng để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Nhóm tác giả đã đánh giá về các đợt phát hành TPX và chính sách TPX ở các nước ASEAN ở ba quốc gia phát hành TPX hàng đầu trong ASEAN (Indonesia, Malaysia và Singapore). Kết quả cho thấy chính sách ở các nước ASEAN có hiệu quả trong việc thúc đẩy phát hành TPX. Tiền thu được từ TPX phát hành ở các nước ASEAN có thể được sử dụng để tài trợ cho các dự án ở nước ngoài hoặc tái cấp vốn cho các khoản vay trước đây. Nhóm tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách để thúc đẩy tài trợ năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng bằng cách sử dụng TPX ở các quốc gia bao gồm giới hạn các tiêu chí về điều kiện hỗ trợ các chính sách hỗ trợ TPX.
Ở trong nước, Hồ Hạnh Mỹ đã có tổng kết, nghiên cứu về vai trò TCX tăng trưởng và phát triển bền vững tại Việt Nam 3 . Tác giả cho rằng TCX là một phương thức quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh đồng thời cung cấp cơ hội và thách thức trong phát triển TCX tại Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hiệu quả TCX ba gồm (1) Ưu tiên và dành kinh phí từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; (2) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sử dụng công nghệ xanh và sản xuất các sản phẩm xanh; (3) Ban hành chính sách liên quan song song với những chính sách về tăng trưởng xanh (ví dụ: niêm yết cổ phiếu, báo cáo- báo cáo bền vững; (4) Nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, TCX cho mọi đối tượng liên quan trong xã hội (5) Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.
Về TDX, Bùi Thị Hoàng Lan đã đề ra các giải pháp liên quan đến vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như việc (1) hướng dẫn thực hiện TDX cho các tổ chức tín dụng (tiêu chuẩn TDX, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp TDX); (2) Đánh giá rủi ro môi trường – xã hội; (3) Xác định các nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án; (4) Huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế, phát hành TPX 9 . Hoài Linh và nnk tổng kết thực trạng TDX ở Việt Nam liên quan đến về quy mô, cơ cấu (dư nợ, theo lĩnh vực), đơn vị cung cấp (10 tổ chức tín dụng), sản phẩm TDX (năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, nước sạch, lâm nghiệp, khác (đô thị, phương tiện, du lịch sinh thái) 5 . Nhóm tác giả cũng đưa ra các nhóm giải pháp từ phía chính phủ và NHNN như (1) Xây dựng tiêu chuẩn về TDX, danh mục các ngành/ lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất; (2) Xây dựng sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; (3) Chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng thương mại thực hiện TDX (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu cho mục đích TDX, ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác) (4) Phát hành TPX tạo nguồn vốn cho TDX. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị cho phía ngân hàng thương mại như (1) xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động TDX; (2) Đẩy mạnh phát triển sản phẩm TDX, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước; (3) Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm giảm thiểu lưu thông tiền mặt trong thị trường; (4) Nâng cao năng lực tài chính từ huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ nước ngoài; (5) Tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng, các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách cho sản phẩm TDX.
Hiện trạng tài chính xanh ở Việt Nam
Khung pháp lý về TCX bắt đầu được xây dựng khi Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau đó, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật gồm một số Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành về TCX từng bước được hoàn thiện, quy định về nhiều loại công cụ như TPX, cổ phiếu xanh (CPX), TDX tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế 10 . Cụ thể, Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán đã đề cập tới TPX chính phủ. Trước đó, ngày 20/10/2016, Bộ Tài chính đã phê duyệt “Đề án phát hành thí điểm TPX của chính quyền địa phương”. Cùng với đó, ngày 07/08/2018, NHNN phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh Việt Nam” với mục tiêu xanh hóa hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định về lộ trình phát triển thị trường cacbon, và đặc biệt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định về các danh mục dự án được cấp TDX và phát hành TPX. Do vậy, Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu về TCX.
Về TDX, giai đoạn 2017 – 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đạt gần 500.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế), tăng 12,96% so với cuối năm 2021 11 . Các tổ chức tín dụng cho vay các dự án xanh như nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và vệ sinh môi trường. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ TDX. Phần lớn các ngân am đã có quy định về việc kiểm soát an toàn, bền vững khi tài trợ cho các dự án đầu tư, yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên 12 .
Về TPX, đến năm 2018, Tp. Hồ Chí Minh đã phát hành khoảng 3.000 tỷ đồng TPX cho 34 dự án xanh thuộc các lĩnh vực quản lý nguồn nước bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và các công trình cơ sở hạ tầng bền vững 10 . Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng thí điểm phát hành TPX năm 2018 với 500 tỷ đồng TPX, kỳ hạn 5 năm cho 8 dự án, trong đó tập trung nguồn lực cho dự án về quản lý nguồn nước 10 .
Về CPX, Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI) chính thức được đưa vào vận hành năm 2017 bởi Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), hướng đến các tiêu chí bền vững cho các công ty niêm yết, hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức và cá nhân xác định những doanh nghiệp có đặc tính xanh để đầu tư, tăng cường xu hướng phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế, và bổ sung thêm một công cụ đầu tư mới 10 . Hiện nay, chỉ số VNSI bao gồm 20 doanh nghiệp có điểm phát triển bền vững tốt nhất được niêm yết trên HOSE thuộc Top VN100.
Tuy nhiên, Hoài Linh và nnk cũng xác định các thách thức chính đối với TCX ở Việt Nam bao gồm 2 nguyên nhân chính (1) thiếu khung khổ pháp lý, các tiêu chí xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển TDX; (2) Lãi suất cho vay đối với các dự án xanh chưa thật sự ưu đãi so với khoản vay khác của ngân hàng (lãi suất ngắn hạn 6,2-9,4%/năm, và trung dài hạn là 9,4-11,4%/năm) trong khi các dự án xanh đa phần là trung và dài hạn và nguồn vốn huy động của các ngân hàng lại là ngắn và trung hạn 5 .
Một số gợi ý chính sách phát triển tài chính xanh ở Việt Nam
Có thể thể thấy vai trò rất quan trọng của NHNN rất quan trọng trong việc triển khai thị trường TCX. Như trình bày ở trên NHNN Việt Nam đã triển khai xây dựng và một số chính sách liên quan TCX. Tuy nhiên, NHNN cần tăng cường giải pháp, chính sách TCX trong thời gian tới. Trong đó, có thể kể đến (1) Cân đối ổn định và phát triển ngắn hạn và dài hạn của khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô với các khoản vay TCX; (2) Xây dựng các chính sách hỗ trợ rủi ro môi trường đối với các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu. Một số sáng kiến đã được áp dụng trên thế giới như việc xây dựng hướng dẫn và Khung pháp lý TCX; Quảng bá tiếp nhận, kiến thức và thực hành TCX đối với hệ thống ngân am thương mại trong nước; Tích cực tham gia mạng lưới hợp tác Tài chính Quốc tế phát triển ngân hàng bền vững (International Finance Corporation (IFC)’s Sustainable Banking Network) 13 .
Đối với chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng cần có những giải pháp để thúc đẩy TCX. Bốn công cụ chính sách tài khóa và tài chính, đó là (1) Giá bán điện năng (feed-in tariffs – FIT), (2) thuế, (3) các khoản vay, và (4) trợ cấp và trợ cấp, đối với đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo. FIT đã là một chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng ở Việt Nam trong thời gian qua, góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia phát triển năng lượng am đầu trên thế giới 14 . Tuy nhiên, chính sách này đã có những thay đổi trong thời gian gần đây và cần có được sự quan tâm điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, việc giảm thuế hoặc tín dụng thuế cũng được nghiên cứu triển khai. Ngoài ra, việc giảm lãi xuất cho các khoản vay TCX cũng cần được triển khai trên cơ sở kết hợp với các nguồn tài chính dài hạn hơn (ví dụ: quỹ hưu trí).
Fintech cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực TCX. Lấy ví dụ ở Trung Quốc trong dự án “Khu rừng kiến – Ant forest” đã khuyến khích người sử dụng công nghệ của công ty Ant giảm lượng khí thải carbon của họ thông qua cách tiếp cận ba phần: (a) cung cấp dữ liệu tiết kiệm carbon cá nhân cho điện thoại thông minh của mọi người, (b) kết nối danh tính và trạng thái ảo của họ với thu nhập từ “năng lượng xanh” để giảm lượng khí thải carbon và (c) cung cấp phần thưởng bù đắp carbon thông qua chương trình trồng cây. Chương trình thử nghiệm Ant Forest đã vượt among đợi trong việc thu hút số lượng lớn người dùng trong một thời gian ngắn và đã tạo ra sự thay đổi hành vi đáng kể. Trong sáu tháng đầu tiên từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017, 200 triệu người trên khắp Trung Quốc đã tự nguyện tham gia chương trình. Thay đổi hành vi trong giai đoạn này đã dẫn đến ước tính khoảng 150.000 tấn khí thải carbon tránh được tích lũy và hơn 1 triệu cây được trồng vào tháng 1 năm 2017 15 . Fintech đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua, cùng với các giải pháp TCX (ví dụ: vay, tín dụng vi mô) gắn với nông dân, doanh nghiệp vừa và (siêu) nhỏ rất có tiềm năng áp dụng trong thời gian tới 16 .
Một số thách thức ở Việt Nam trong việc triển khai TCX có thể bao gồm: (1) Mâu thuẫn với các định chế tài chính khác; (2) Sử dụng nguồn TCX không đúng mục tiêu; (3) Mất cơ hội tiếp cận nguồn TCX; (4) Rủi ro An ninh trong dịch vụ tài chính điện tử.
Kết luận
TCX đã và đang chứng minh là một giải pháp mà hệ thống tài chính toàn cầu có thể đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta. Các chính sách TCX đã đóng góp tích cực cho sự phát triển hài hoà, cân bằng giữa kinh tế và môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với sự thay đổi môi trường (bao gồm biến đổi khí hậu). Tại Việt Nam, Bộ, ban, ngành về TCX từng bước được hoàn thiện, quy định về nhiều loại công cụ như TPX, CPX, TDX tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế. Qua đó, cũng đã có những bước khởi đầu cho TCX. Tuy nhiên, những hạn chế trong triển khai chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy cần phải ưu tiên thúc đẩy phát triển thị trường TCX ở Việt Nam. Để làm được việc này, trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam (đặc biệt là vai trò của NHNN) cần có những chính sách liên quan đến khung pháp lý, đánh giá rủi ro, huy động tài chính, triển khai chính sách tiền tệ, tài khóa hợp lý, kết hợp với các mô hình huy động vốn mới, công nghệ mới (blockchain). Nghiên cứu này chỉ mới bao gồm việc lược khảo một số nghiên cứu trên thế giới, một số thực hành về TCX ở Việt Nam (chủ yếu liên quan một số nguồn tài trợ quốc tế, chưa đi vào thực tiễn chính sách) chưa được phân tích. Do vậy, trong thời gian tới cần có những nghiên cứu sâu hơn liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu cũng như nhà cung cấp dịch vụ TCX.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Đông Nam Á
CER: Tín chỉ giảm thiểu phát thải có chứng nhận
COP: Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TCX: Tài chính xanh
TDX: Tín dụng xanh
TPX: Trái phiếu xanh
CPX: Cổ phiếu xanh
HOSE: Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
VNSI: Chỉ số Phát triển Bền vững
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
Tác giả Nguyễn Hồng Quân chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung và viết bản thảo bài báo.
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng rà soát toàn bộ bài báo và đóng góp nội dung: Một số gợi ý chính sách phát triển tài chính xanh ở Việt Nam (4)
Tác giả Lê Bá Nhật Minh rà soát toàn bộ bài báo và đóng góp nội dung: Hiện trạng tài chính xanh ở Việt Nam (3) và biên tập bài báo.
References
- Sachs K. Handbook of green finance. Singapore: Springer; 2019. . ;:. Google Scholar
- Anh TTX, Anh NTL, Tuấn TA, Hằng NT. Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - những vấn đề cần tháo gỡ. Tạp Chí Khoa Học Đào Tạo Ngân Hàng. 2019;209. . ;:. Google Scholar
- Hồ Hạnh Mỹ. Tài chính xanh cho tăng trưởng và phát triển bền vững tại Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học và Đào Tạo Ngân Hàng. 2016;171. . ;:. Google Scholar
- Mạnh LV, Toản MT. Tạ đức bình, Nguyễn Thanh hải, Nguyễn thiên hương. Khung pháp lý thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tạp Chí Môi Trường. 2022;1. . ;:. Google Scholar
- Linh H, Thảo V. Thanh Tú, phương Hoa, phương Mai (2021). Tín dụng xanh tại Việt Nam: thực trạng và các khuyến nghị chính sách. Tạp Chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ. 2021;9. . ;:. Google Scholar
- Azhgaliyeva D, Kapoor A, Liu Y. Green bonds for financing renewable energy and energy efficiency in South-East Asia: a review of policies. J Sustain Fin Invest. 2020;10(2):113-40. . ;:. Google Scholar
- Dang TT, Nguyen TT. Developing green bank operation in India and Vietnam: comparison and evaluation. Asian J Bus Environ. 2021;11(3):33-43. . ;:. Google Scholar
- Liu X, Wang E, Cai D. Green Credit policy, property rights and debt financing: quasi-natural experimental evidence from China. Fin Res Lett. 2019;29:129-35. . ;:. Google Scholar
- Lan BTH. Phát triển tín dụng xanh trong bối cảnh hiện nay. Tạp Chí Tài Chính. 2020;2. . ;:. Google Scholar
- Hương TTT. Phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. Tạp Chí Tài Chính. 2023. . ;:. Google Scholar
- Ngân hàng Nhà nước. Ngành ngân hàng tham gia thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [internet]; 2023 [cited Aug 13 2023]. . ;:. Google Scholar
- Chi K. Thúc đẩy phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. 2023 [cited Aug 13 2023]. . ;:. Google Scholar
- Dikau S, Volz U. Central banking, climate change, and green finance. In: Sachs J, Woo WT, Yoshino N, Taghizadeh-Hesary F, editors. Handbook of green finance: energy security and sustainable development. Tokyo: Springer; 2022. . ;:. Google Scholar
- Le HT-T, Sanseverino ER, Nguyen D-Q, Di Silvestre ML, Favuzza S, Pham M-H. Critical assessment of feed-in tariffs and solar photovoltaic development in Vietnam. Energies. 2022;15(2):556. . ;:. Google Scholar
- Nassiry D. The role of Fintech in unlocking green finance. Handbook of green finance; 2019. p. 315-36. . ;:. Google Scholar
- Huyền PT. Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học Đào Tạo Ngân Hàng. 2019;209. . ;:. Google Scholar