Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

664

Total

300

Share

Factors affecting local people's participation in tourism activities






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Tourism development is the choice of many countries, provinces, and cities. Tourism has both taken advantage of local and available natural resources and built through investment. At many tourist sites, when developing tourism, the government has to recover and mobilize land from local people. Most of the land taken is agricultural land, so their occupations and livelihoods change significantly after tourism is invested. So when the industry changes and local tourism is invested, are local people willing to participate in tourism activities? The author conducted a survey of more than 140 households in the southern Red River tourism sub-region as a basis for research. The purpose of the study is to examine the factors affecting the participation of local people in tourism activities, such as tourism development policies, infrastructure, tourism potential, and long-term income. The research results show that all factors have a positive impact, with two factors, long-term income and tourism development potential, having the most positive impact on people's participation in tourism activities. Tourism infrastructure and tourism policy factors have the third and fourth largest impacts on people's willingness to participate in tourism. From there, local authorities and tourism businesses can consult to come up with appropriate solutions to attract workers to work at tourist destinations. Besides attracting local workers, it can also attract residents from neighboring areas to participate in tourism activities. In addition, the impact of tourism potential factors means that preserving and promoting sustainable tourism potential is also an issue that the government and people must pay attention to when developing tourism in the future.

GIỚI THIỆU

Du lịch đã đóng góp rất lớn vào thu nhập cho nhiều địa phương ở Việt Nam. Người dân tham gia vào hoạt động du lịch ngay tại địa phương ngày một đông. Du lịch không chi giải quyết nhu cầu việc làm cho dân địa phương mà còn thu hút lao động là các tỉnh lân cận. Người dân khi tham gia du lịch cũng sẽ tạo được sự đa dạng trong đội ngũ lao động, đồng thời thực hiện được chủ trương sử dụng nhân lực tại chỗ của nhà nước.

Lượng khách du lịch đến Việt Nam từ khi chúng ta mở cửa trở lại sau covid đã tăng đầy ấn tượng. Theo số liệu thống kê Tổng cục du lịch (2022), năm 2022 có trên 3,66 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đạt 73% kế hoạch năm. Một số thị trường có sự hồi phục tốt so với năm 2019 thời điểm trước đại dịch, đó là khách đến từ Campuchia (88%), khách đến từ Lào (79%), khách đến từ Ấn Độ (82%) 1 . Khi thị trường du lịch phục hồi, đầu tư du lịch được quan tâm trở lại từ chính phủ đến nhà đầu tư tư nhân. Hoạt động du lịch sôi động trở lại, thu nhập du lịch tăng lên, việc làm trong ngành du lịch nhiều hơn. Dân cư địa phương là nguồn lực tại chỗ được cả chỉnh quyền, doanh nghiệp quan tâm và ưu tiên sử dụng. Sử dụng nhân lực tại chỗ vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa đáp ứng nhu cầu nguồn lực đầu vào cho các doanh nghiệp khi đầu tư. Nhưng với người dân, khi tham gia trên thị trường lao động du lịch họ sẽ luôn có những yêu cầu và bận tâm nhất định. Vậy để sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch với tư cách là người lao động thì nhân tố nào thúc đẩy họ tham gia? Họ quan tâm đến những gì?

Figure 1 . Khách du lịch đến tiểu vùng Nam sông Hồng giai đoạn 2015-2021 (Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, 2022)

Tiều vùng du lịch Nam sông Hồng, đã đón hơn 9,6 triệu lượt khách (trong nước và quốc tế) vào năm 2019 (trước đại dịch Covid). Khi Covid 19 xảy ra, lượng khách giảm đáng kể, dẫn đến thu nhập từ du lịch cũng giảm 50% vào năm 2021 2 . ( Figure 1 ). Hiện nay, chủ trương huy động các nguồn lực cho phục hồi và phát triển du lịch được triển khai khắp cả nước, từ điểm, cụm đến tiểu vùng, vùng du lịch (theo Nghị quyết của Quốc Hội). Khi thực hiện, rất nhiều điểm du lịch sẽ được quy hoạch mới. Tiểu vùng du lịch Nam sông Hồng hiện đang tiếp tục triển khai xây dựng và khai thác nhiều điểm du lịch, trải dài khắp các tỉnh. Lượng khách du lịch đến tiểu vùng năm 2022 đã tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2021 2 . Do vây, nhiều việc làm tại điểm du lịch sẽ được tạo ra. Cuộc sống và sinh kế của người dân tiểu vùng sẽ bị tác động ít nhiều. Nhiều người dân địa phương sẽ đứng trước lựa chọn với sự đa dạng sinh kế, và một trong những lựa chọn là có tham gia vào hoạt động du lịch địa phương để cải thiện thu nhập, sinh kế không?

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Oakley cho rằng, người dân sẵn sàng tham gia với nhiều mục tiêu và vai trò khác nhau trong các ngành nghề, lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến sức khỏe, giáo dục 3 . Họ có thể tham gia với các vai trò từ lập kế hoạch, nghiên cứu, giám sát, đào tạo, quản lý…ở các lĩnh vực mà mình tham gia. Dân địa phương có thể tham gia các hoạt động theo thời gian chia khác nhau, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong dự án phát triển tại địa phương người dân tham gia họ có thể tham gia với các tư cách khác nhau: hợp tác, vì lợi ích của dự án cụ thể, tổ chức, trao quyển và vì cộng đồng hay với tư cách là người lao động trực tiếp 4 , khi người dân quyết định tham gia vào hoạt động kinh tế nào đó sẽ phụ thuộc vào sự tiện lợi, tính hữu ích trong ngắn hạn và niềm tin vào những người dùng khác. Các yếu tố này được cho là có tác động tích cực đến ý định tham gia 5 , sự tham gia của người dân phụ thuộc vào tiềm năng sẵn sàng tham gia của người dân, quan điểm của người dân, sẵn sàng sử dụng tài sản và nguồn lực cá nhân để tham gia, nhận thức của người dân về chính sách và tiềm năng phát triển. Tất cả những yếu tố này có quan hệ đồng thuận với sự sẵn sàng tham gia của người dân. Từ năm 2015 đến 2019 tỷ lệ người dân nắm bắt và biết được các quy định về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai ở địa phương của Việt Nam ngày càng tăng. 6 . Và khi nắm bắt được các thông tin về chính sách phát triển, kế hoạch, quy hoạch và định hướng phát triển, họ sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến về chính sách của địa phương cũng như tham gia vào các hoạt động khác ở địa phương nhiều hơn. Gomez cho rằng, về mặt chính sách công nhằm phát triển kinh tế, để thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng đòi hỏi phải phân tích chi tiết các yếu tố quyết định và tác động của ngành du lịch 7 . Nghiên cứu đã phân tích các biến số có mức độ liên quan lớn đến sự phát triển du lịch thông qua chính sách phát triển. Xét ở mức độ lớn, chính sách phát triển du lịch được thể hiện qua nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ đi kèm và mối liên hệ của các điểm du lịch với các đặc điểm địa lý, tự nhiên và văn hóa. Castillo cho rằng các chính sách công ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực ở các vùng, tỉnh hoặc huyện có thể chiếm một phần lớn chi tiêu của chính phủ cấp địa phương 8 . Từ chính sách phát triển này có thể vừa tạo thêm nhiều việc làm vừa tăng nhu cầu làm tham gia làm việc tại chỗ của lao động địa phương. Nghiên cứu đã phân tích tác động dài hạn đối với việc làm của các Chính sách Phát triển ở tỉnh Salta (Argentina), nhận thấy rằng các chính sách này có tác động trung bình hàng năm là 11% trong vòng 10 năm (đối với việc làm trong lĩnh vực du lịch khách sạn), tác động tích lũy của 1376 việc làm chính thức trong chuỗi giá trị du lịch. Các tác giả nhận thấy rằng sự tăng trưởng này có thể cộng hưởng do chi phí của các ngành khác và vốn tài sản đã tạo ra tác động lan tỏa / tác động tích cực giữa các ngành với nhau. Đối với mỗi công việc được tạo ra trong chuỗi giá trị du lịch, một công việc bổ sung đã được tạo ra trong phần còn lại của nền kinh tế tỉnh, dẫn đến tổng cộng 2.750 việc làm chính thức được tạo ra.

Diamantidis thông qua nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh, môi trường tại nơi làm việc như cơ sở hạ tầng nơi làm việc sẽ có tác động đến sự tham gia vào công việc của người lao động tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương 9 . Băbăt coi tiềm năng du lịch địa phương, sự tham gia của chính quyền, chính sách phát triển du lịch địa phương là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch bền vững của địa phương kéo theo sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch 10 . Từ đó tạo năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch thể hiện, từ góc độ bền vững năng lực cạnh tranh này sẽ tạo một số lợi ích nhất định về phát triển địa phương và khu vực. Năng lực cạnh tranh, như một phần của tính bền vững, được tích hợp trong các cộng đồng địa phương ở Rumani. Cơ sở hạ tầng vật chất, kĩ thuật ngày càng tác động mạnh mẽ tới việc làm trong ngành du lịch. Janta nghiên cứu xem xét việc làm du lịch và trải nghiệm tại nơi làm việc ảnh hưởng như thế nào đến sự thích nghi của người lao động 11 . Sự hợp tác, xúc tiến, trao đổi lao động tạo việc di chuyển lao động trong ngành du lịch. Từ đó cho biết nhu cầu muốn tham gia làm việc của lao động khi hòa nhập với địa điểm làm việc mới. Theo Santiago, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Sử dụng dữ liệu từ các khách sạn ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Châu Âu nói chung, nghiên cứu này chứng minh rằng trong 10 năm qua, cường độ lao động cần thiết của con người đã giảm xuống 12 . Xu hướng này đang diễn ra đặc biệt ở các khách sạn cao cấp, và nó chỉ ra việc giảm lao động con người trong ngành khách sạn.

Ngành du lịch có thể mang lại những phát triển kinh tế tích cực khác nhau về tổng thu nhập quốc nội, cơ hội việc làm, thu nhập quốc dân và thương mại quốc tế trong toàn bộ nền kinh tế 13 . Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã thu hút sự chú ý của hầu hết các chính phủ, bao gồm cả chính phủ Sri Lanka như một ngành hứa hẹn nhất trở thành một công cụ tiềm năng để tạo thu nhập và việc làm cho lao động địa phương. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ lâu dài giữa du lịch và tạo việc làm. Và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các chỉ tiêu về du lịch trong nghiên cứu có thể chưa chỉ ra được mối quan hệ trong dài hạn với nhau nhưng luôn có tiềm năng tạo ra việc làm trong dài hạn. Hơn nữa, kiểm định quan hệ nhân quả Granger được sử dụng để điều tra mối quan hệ ngắn hạn và nó xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả một chiều giữa du lịch và tạo việc làm cho thấy rằng tiềm năng của ngành du lịch của Sri Lanka sẽ tạo ra việc làm rất lớn cho lao động địa phương.

Thông qua nghiên cứu về sự tham gia vào tích lũy dài hạn, tác giả đã đưa ra các kết quả thống kê chắc chắn chỉ ra rằng thu nhập dài hạn thông qua động cơ tiết kiệm dài hạn (đầu tư sinh lãi, tích lũy cho các khoản chi tiêu lớn, chu cấp cho tuổi già và chi phí giáo dục) được người dân ở vùng nông thôn Việt Nam quan tâm khi sẵn sàng tham gia hoạt động hay cơ chế nào đó tại địa phương 14 . Vậy nếu, ngành nghề, lĩnh vực nào đó được chính quyền địa phương tạo điều kiện phát triển thì tầm nhìn dài hạn về thu nhập, đầu tư, tiết kiệm là người dân sẽ coi trọng. Tiềm năng của du lịch nông thôn như một công cụ để phát triển lãnh thổ ở Nhật Bản và bổ sung thêm các tài liệu đã có bằng cách nghiên cứu cách thức du lịch nông thôn đóng góp vào sinh kế bền vững ở cấp hộ gia đình trong một cộng đồng già hóa và một nền kinh tế phát triển. Chất lượng cuộc sống của cư dân đã được cải thiện trong cộng đồng nông thôn siêu già và thu hút họ tham gia vào hoạt động du lịch địa phương 15 . Tian đã nghiên cứu chỉ ra chênh lệch thu nhập là yếu tố quan trọng trong quyết định tham gia vào hoạt động du lịch tại điểm nghiên cứu 16 .

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số liệu thu thập

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phầm mềm SPSS, với bảng câu hỏi khảo sát thang đo Likert 5 điểm đo lường giá trị của các biến quan sát. Tác giả thu về kết quả theo link điều tra, khảo sát khoảng hơn 140 phiếu tại ba tỉnh ở tiểu vùng nam Đồng bằng sông Hồng từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023. Dữ liệu được xử lý lỗi, sau đó được sử dụng 138 phiếu để phân tích. Bảng câu hỏi được gửi trên link khảo sát, thông qua gmail và Google drive. Mẫu được chọn ngẫu nhiên là các hộ gia định đang sinh sống tại địa phương có điểm du lịch đã và đang quy hoạch. Giới tính và độ tuổi của những người tham gia phòng vấn trong Table 1Table 2 .

Table 1 Giới tính của người khảo sát
Table 2 Độ tuổi của người khảo sát

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát các tài liệu liên quan cũng như các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu của Tian 16 , Diamantidis 9 , Castillo 8 và mở rộng thêm cho các nghiên cứu khác như Figure 2 .

Figure 2 . Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Biến số giới tính (Gender): Giới tính của người trả lời: nam = 1, nữ = 0.

Biến số Chính sách phát triển du lịch (CS): thang likert từ một đến năm: rất không hài lòng đến rất hài lòng.

Biến số Cơ sở hạ tầng (HT): thang likert từ một đến năm: rất không tốt đến rất tốt.

Tiềm năng phát triển du lịch (PT): thang likert từ một đến năm: rất không tốt đến rất tốt.

Thu nhập dài hạn (TN): thang likert từ một đến năm: rất không hài lòng đến rất hài lòng.

Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Chính sách phát triển du lịch tác động tới sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch.

Chính sách phát triển du lịch, chính sách hỗ trợ của chính quyền có tác động lớn tới quyết định tham gia vào hoạt động du lịch của người dân. Chính sách về hỗ trợ vốn, việc làm, đào tạo nghề.. của chính quyền là kênh nghiên cứu và sẵn sàng tham gia của người dân ở bất kì ngành nghề lĩnh vực mới nào được tổ chức ở địa phương 8 . Giả thuyết H1 được đề ra.

H2: Cơ sở hạ tầng du lịch tác động tới sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch lịch.

Giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc là những điều kiện hạ tầng vật chất mà bất kì người lao động nào cũng quan tâm khi tham gia lao động. Cơ sở hạ tầng này có tác động tích cực đến quyết định làm việc của người dân tại điểm du lịch 9 . Vì hạ tầng cơ sở càng tốt, càng thu hút được nhiều khách và tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động. Giả thuyết H2 được đề ra.

H3: Tiềm năng phát triển du lịch tác động tới sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch.

Tiềm năng quý giá để phát triển du lịch như (1) Du lịch thiên nhiên với các hoạt động: du lịch hang động, du lịch sông hồ, suối nước nóng, nước khoáng và du lịch rừng. (2) Du lịch văn hóa: Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học, Lễ hội văn hóa dân gian, Ẩm thực và Làng nghề truyền thống. Tiềm năng du lịch lớn đồng nghĩa có sự đa dạng về tài nguyên có thể phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, là cơ sở thu hút khách du lịch và tạo việc làm, thu nhập cho người dân 15 . Giả thuyết H3 được đề ra.

H4: Thu nhập dài hạn tác động tới sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch.

Khi tham gia vào việc làm mới, người dân phải quen dần với môi trường mới. Và tất nhiên là có thêm sự đa dạng trong lựa chọn sinh kế. Thu nhập tăng, ổn định luôn là vấn đề bất kì người lao động nào cũng quan tâm. Trong dài han, việc làm và thu nhập còn là cơ hội đầu tư, tiết kiệm của người dân 14 . Giả thuyết H4 được đề ra.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Độ tin cậy của thang đo là mức độ mà thước đo của một mô hình là nhất quán. Theo kết quả của Cronbach’s Alpha, các biến độc lập là chính sách phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển du lịch và thu nhập dài hạn, tất cả các hệ số của Cronbach’s Alpha> 0,6, cho biết rằng thang đo phù hợp để phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong phân tích tiếp theo ( Table 3 ).

Table 3 Độ tin cậy của các biến

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Tác giả có bốn biến độc lập với 21 biến quan sát, phân tích EFA có thể được trình bày trong Table 3 . Đối với các biến độc lập, giá trị KMO là 0,846, nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1, do đó, phân tích có thể chấp nhận được. Ngoài ra, phương sai tích lũy của bốn yếu tố được trích xuất là 71,487% và lớn hơn 50%. Tất cả các nhân tố đều thỏa mãn điều kiện với hệ số eigenvalue là 1,152 và lớn hơn 1. Đối với biến phụ thuộc, phân tích EFA cho một phân tích nhân tố chỉ ra rằng giá trị KMO là 0,86, nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1, thỏa mãn sự phù hợp của phân tích nhân tố. Phương sai tích lũy được trích xuất là 71,807% và lớn hơn 50%, các yếu tố đủ điều kiện với hệ số giá trị riêng là 3,590 và lớn hơn 1. ( Table 4 ). Do đó, kết quả có thể chấp nhận được.

Table 4 Phân tích EFA

Kiểm tra giả thuyết và thảo luận

Từ kết quả chạy hồi quy mô hình cho thấy, giá trị R2 sau khi hiệu chỉnh bằng 0,581. Điều này được giải thích như sau: các biến chính sách phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển du lịch và thu nhập dài hạn (biến độc lập) được lựa chọn sử dụng trong mô hình nghiên cứu giải thích được 58,1% sự thay đổi của biến sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch (biến phụ thuộc). ( Table 5 ). Các biến khác ngoài cá biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên giải là 49,1%.

Table 5 Tóm tắt mô hình

Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất có xảy ra với các biến chính sách phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển du lịch và thu nhập dài hạn (biến độc lập) và biến sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch (biến phụ thuộc) không, nghiên cứu sử dụng kiểm định Durbin – Watson. Hệ số Durbin – Watson = 1,635 là phù hợp (hệ số này nằm từ 1,5-2,5 là không có hiện tượng tự tương quan).

Table 6 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Sau khi phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội trên SPSS, tập dữ liệu của nghiên cứu là phù hợp vì kiểm định F cho kết quả là 0,00 <0,05.

Trong đó, Hệ số chưa chuẩn hóa:

WP = -0,734 + 0,093CS + 0,499TN + 0,157HT + 0,385PT + ui

Hệ số chuẩn hóa:

WP = 0,098CS + 0,337TN + 0,187HT + 0,418PT + ui

Table 6 chỉ ra rằng thu nhập dài hạn có tác động tích cực nhất đến sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch trong ngành du lịch ở tiểu vùng nam sông Hồng (H4). Điều đó có nghĩa là một lợi ích lớn cho người lao động như tiền lương, phí bảo hiểm, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong môi trường làm việc, an ninh xã hội đã góp phần giúp người dân địa phương làm việc tại ngành du lịch ở tiểu vùng nam sông Hồng. Trên thực tế, ngành du lịch ở đâu có thể mang lại nhiều năng lượng tích cực hơn cho người dân thì họ sẵn sàng quyết định làm tham gia hoạt động du lịch địa phương. Phát hiện này phù hợp với Elias 17 , quyết định làm việc của người lao động phụ thuộc vào những thay đổi đáng kể về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi trong ngành.

Tiềm năng phát triển du lịch là nhân tố tiếp theo tác động tích cực đến sự sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch địa phương (H3). Tiềm năng du lịch là định hướng du lịch của địa phướng, sự khuyến khích tham gia của chính quyền, tham gia vào các lớp tập huấn do địa phương tổ chức thực hiện, các sản phẩm du lịch đa dạng như du lịch Du lịch tham quan, Du lịch văn hóa (Du lịch lễ hội, du lịch hoa…), Du lịch ẩm thực, Du lịch xanh, Du lịch MICE… Trong nghiên cứu này, rõ ràng là tiềm năng du lịch đang trở thành một vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu nhập cho người dân. Cụ thể hơn, tiềm năng du lịch tăng 1 đơn vị có thể nâng cao tích cực 0,418 đơn vị sự sẵn sàng tham gia của người dân. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Vu 18 , các tác giả cũng cho rằng tiềm năng du lịch có tác động tích cực và đáng kể đến phát triển du lịch bền vững của địa phương, từ đó tạo việc làm bền vững cho lao động.

Hạ tầng cơ sở của ngành du lịch cũng là nhân tố tác động tích đến sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của người dân (H2). Hạ tầng cơ sở chính là có thể tạo ra môi trường làm việc phù hợp và là lựa chọn của người lao động. Nếu điểm du lịch của địa phương được quy hoạch tốt, đầu tư bài bản sẽ tạo ra hạ tầng cơ sở đồng bộ, thu hút được người dân tham gia vào lao động du lịch. Điều này phù hợp với Asyraf và cộng sự cho rằng khi chính phủ và tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch, thúc đẩy sự tham gia của người dân. 19

Chinh sách của địa phương cũng có tác động tích cực đến sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của người dân (H1). Đặc biệt những chính sách gắn trực tiếp tới việc làm, thu nhập và phúc lợi của họ. Các chính sách về đất đai, việc làm, tín dụng, y tế, giáo dục … trong quá trình chuyển đổi việc làm luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Khi quy hoạch và đầu tư cho du lịch ở tiều vùng Nam sông Hồng, người dân tin tưởng vào chính sách tăng 1 đơn vị có thể nâng cao tích cực 0,098 đơn vị sự sẵn sàng tham gia của người dân.

Ngoài ra, chính quyền và nhà đầu tư tư nhân khi tiến hành đầu tư cho du lịch tiểu vùng Nam sông Hồng có thể nghiên cứu dựa vào tiềm năng du lịch địa phương kết hợp chính sách phát triển của tỉnh để đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo hơn, hấp dẫn hơn để có thu thu hút khách du lịch và cạnh tranh với những vùng lân cận. Các chính sách phát triển du lịch bên cạnh những chính sách hướng đến phúc lợi cho người dân, cần có những chính sách liên kết du lịch các tỉnh trong tiểu vùng. Từ đó, tạo thêm việc làm cho người dân ngay tại điểm du lịch và còn có thể thu hút thêm lao động trong tiểu vùng với nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Khi đầu tư du lịch là tạo bước ngoặt phát triển mới trong kinh tế địa phương, nhưng bị ảnh hưởng bởi đầu tư chính là những người dân trong và cạnh điểm du lịch. Họ bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp, cộng với môi trường sống thay đổi. Mặc dù nhiều đối mặt với nhiều khó khăn nhưng không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế mới tại địa phương. Họ còn rất nhiều băn khoăn, trăn trở với ngành nghề, lĩnh vưc mới như thu nhập, công việc, chính sách... Để tham gia vào hoạt động du lịch địa phương, người dân tại ba tỉnh thuộc tiểu vùng nam đồng bằng sông Hồng quan tâm nhiều nhất đến thu nhập dài hạn, tiềm năng phát triển du lịch địa phương được khai thác và cơ sở hạ tầng du lịch và chính sách phát triển du lịch của nhà nước. Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ lợi ích của cộng đồng, chính quyền, nhà đầu tư tư nhân. Các tổ chức, cá nhân có thể đưa ra những giải pháp về chính sách, quyết định đầu tư phù hợp. Người dân có thể có những lựa chọn đa dạng sinh kế của bản thân và gia đình. Nghiên cứu sự sẵn sàng tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở một tiểu vùng thông qua các tác động của thu nhập dài hạn, cơ sở hạ tầng, tiềm năng du lịch và chính sách của chính quyền, cũng có thể cho các kết quả tác động khác nhau liên quan đến thời gian đóng góp vào hoạt động du lịch, áp lực công việc khi tham gia. Cần phải điều tra, khảo sát mở rộng thêm. Bảng câu hỏi được sử dụng tự đánh giá về sự sẵn sàng tham gia vào hoạt động với tư cách là người lao động có thể có vài kết quả sai lệnh.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Gender: Giới tính của người trả lời

CS: Biến số Chính sách phát triển du lịch

HT: Biến số Cơ sở hạ tầng HT

PT: Biến số tiềm năng phát triển du lịch

TN: Biến số thu nhập dài hạn

EFA: nhân tố khám phá

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả Đặng Thị Thúy Duyên chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung

References

  1. Tổng cục du lịch Việt Nam. 2022. Thông tin du lịch tháng 12/2022. Trung tâm thông tin du lịch. . ;:. Google Scholar
  2. Niên giám thống kê các tỉnh; 2022. . ;:. Google Scholar
  3. Oakley P. People's participation in development projects. INTRAC. 1995;1995. . ;:. Google Scholar
  4. CAI Y, CHOI NH. Antecedents of consumer participation in sharing economy at distribution markets. J Distrib Sci 20-9. 2022:127-39. . ;:. Google Scholar
  5. Maykova EY, Simonova EV. The participation of Russian citizens in local self-government: potential and real-life social practices. Int J Econ Financ Issues. 2015;5;Special Issue:142-50. . ;:. Google Scholar
  6. Lê Văn Chiến. Sự tham gia của người dân trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2021. . 2021;:. Google Scholar
  7. Gomez L. Impacts of tourism and the generation of employment in Mexico. Journal of Tourism Analysis. Rev Anal Turístico. 2019;26(2). . ;:. Google Scholar
  8. Castillo V, Figal Garone L, Maffioli Ay, Salazar L. The causal effects of regional industrial policies on employment: a synthetic control approach. Reg Sci Urban Econ. 2017;67:25-41. . ;:. Google Scholar
  9. Diamantidis AD, Chatzoglou P. Factors affecting employee performance: an empirical approach. Int J Prod Perform Manag. 2019;68(1):171-93. . ;:. Google Scholar
  10. Băbăt AF, Mazilu M, Niță A, Drăguleasa IA, Grigore M. Tourism and travel competitiveness index: from theoretical definition to practical analysis in Romania. Sustainability. 2023;15(13):10157. . ;:. Google Scholar
  11. Janta H, Brown L, Lugosi P, Ladkin A. Migrant relationships and tourism employment. Ann Tourism Res. 2011;38(4, October):1322-43. . ;:. Google Scholar
  12. Santiago MG, Gidumal JB. Employment in tourism: the jaws of the snake in the hotel industry. Tourism Manag. 2020;80(October):2020, 104123. . ;:. Google Scholar
  13. Kajenthini G. The employment effect of tourism: A dynamic analysis. Int J Humanit Soc Sci. 2019;3(10):119-26. . ;:. Google Scholar
  14. Ha VD. Do long term savings motives foster household participation and contribution to savings mechanisms in rural Vietnam? J Asian Fin Econ Bus. 2019;6(2):75-82. . ;:. Google Scholar
  15. Chen B, Qiu Z, Usio N, Nakamura K. Tourism's impacts on rural livelihood in the sustainability of an Aging Community in Japan. Sustainability. 2018;10(8):2896. . ;:. Google Scholar
  16. Tian J, Guo W. A study of the income difference between tourism formal and informal employment in China. J Hosp Tourism Manag. 2021;46(March):414-22. . ;:. Google Scholar
  17. Elias J, Scarbrough H. Evaluating human capital: an exploratory study of management practice. Hum Resour Manag J. 2004;14(4):21-40. . ;:. Google Scholar
  18. Vu MA, Nguyen KC, Thib TNNT, Le T. Factors influencing on tourism sustainable development in Vietnam. Manag Sci Lett. 2020;10:1737-42. . ;:. Google Scholar
  19. Afthanorhan A, Awang Z, Fazella S. Perception of tourism impact and support Tourism Development in Terengganu, Malaysia. Soc Sci. 2017;6(3):106. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 4 (2023)
Page No.: 4878-4886
Published: Dec 31, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i4.1281

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Dang, T. D. (2023). Factors affecting local people’s participation in tourism activities. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 7(4), 4878-4886. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i4.1281

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 664 times
PDF   = 300 times
XML   = 0 times
Total   = 300 times