Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1642

Total

1003

Share

The role of top managers’ support in financial accounting information transparency in Vietnam’s public sector






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The Vietnamese economy has been strongly integrating with the world economy. As a result, the requirement to provide transparent financial accounting information has been putting considerable pressure on the public sector. Moreover, as the Government is promoting self-sufficiency in the public sector to reduce the burden on the governmental budget, top managers are the main decision-makers to the organizational, personnel, operational and financial issues in their companies. Therefore, the support of top managers can significantly affect the improvement of financial information transparency in the public sector. The research model takes the form of SEM and is evaluated using PLS-SEM methodology on the Smart PLS 3.2.7 software. The results from analyzing data from 164 Vietnam’s public companies confirm that the support of top managers has a direct impact on the accounting information system as observed from intermediate variables that reflect the relationship between top managers’ support and financial information transparency, namely chief accountant’s expertise, the availability and function of the hardware, software and the communication technology network.

Giới thiệu

Đơn vị công sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để cung cấp dịch vụ công cho xã hội, do đó minh bạch TTKTTC trong khu vực công có vai trò rất quan trọng để giúp nhà nước kiểm tra liệu rằng các đơn vị này có sử dụng nguồn NSNN hiệu quả hay không. Trên cơ sở đó nhà nước có các quyết định phù hợp trong phân bổ nguồn lực và phát triển nền kinh tế. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa tăng cường hội nhập với kinh tế thế giới thì việc các đơn vị công cung cấp TTKTTC minh bạch được xem như là một chiến lược để thu hút đầu tư trong nước lẫn quốc tế 2 , 1 trong những cam kết ràng buộc nếu muốn thu hút các khoản tài trợ và viện trợ 3 . Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực và đặc biệt là tham nhũng khi mà chỉ số công khai ngân sách và chỉ số tham nhũng của Việt Nam luôn ở mức thấp trong bảng xếp hạng toàn cầu 4 . Những thực trạng này đã làm cho Nhà nước khó kiểm tra, giám sát mức độ hữu hiệu và hiệu quả trong việc sử dụng NSNN, niềm tin của công chúng, nhà tài trợ, viện trợ, nhà đầu tư… giảm sút nghiêm trọng.

Trong xu thế phát triển hiện nay, chính sách của nhà nước đang thúc đẩy mạnh mẽ tính tự chủ của đơn vị công nhằm giảm gánh nặng cho NSNN cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ công. Do đó, người lãnh đạo của đơn vị giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị. Vai trò chủ chốt của nhà quản lý đối với mức độ minh bạch thông tin của đơn vị công được khám phá trong nhiều nghiên cứu 5 và thể hiện qua những cam kết hỗ trợ của nhà lãnh đạo về việc tham gia vào quá trình xây dựng các chiến lược và tổ chức thực hiện HTTTKT 6 ; Hỗ trợ nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để triển khai HTTTKT; Tham gia vào việc ban hành các chính sách liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong HTTTKT 6 . Chính từ những lý do trên, việc nhận diện mối quan hệ tác động của nhà lãnh đạo đến minh bạch TTKTTC của các đơn vị công có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy minh bạch TTKTTC trong khu vưc công tại Việt Nam. Cho đến nay hướng nghiên cứu này rất được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Còn khu vực công tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện, trong khi cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động của đơn vị công Việt Nam có nhiều đặc thù so với khu vực công của các nước trên thế giới.

Nội dung tiếp theo của bài viết là trình bày cơ sở lý thuyết làm cơ sở xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Sau đó là phần giới thiệu phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và bàn luận. Cuối cùng sẽ trình bày kết luận từ kết quả nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết

Minh bạch TTKTTC

Trong khu vực công luôn tồn tại mối quan hệ phức tạp giữa nhà nước, nhà tài trợ, nhà quản lý và người hưởng lợi. Để giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa người quản lý và người hưởng lợi thì các nhà quản lý công phải phát tín hiệu cung cấp thông tin hữu ích đến các đối tượng sử dụng có liên quan bằng cách công bố TTKTTC minh bạch 7 . Mặc dù minh bạch là một đặc tính mong muốn của Báo cáo kế toán, thuật ngữ “minh bạch” không được định nghĩa rõ ràng, thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng tài chính kêu gọi nâng cao minh bạch Báo cáo kế toán. Và đến nay, minh bạch TTKTTC vẫn được đánh giá theo nhiều tiêu chí khác nhau 8 . Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là những thành phần nào để đo lường minh bạch TTKTTC của các đơn vị công vẫn chưa được trả lời thống nhất, đặc biệt là ít nghiên cứu thực nghiệm thực hiện tại các quốc gia mới nổi, điển hình như Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu nghiên cứu về minh bạch TTKTTC, các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào công b thông tin (như Zimmerman, 1977; Cheng, 1992; Jaggi và Low, 2000; Archambault và Archambault, 2003) 12 , 11 , 10 , 9 . Các nghiên cứu dựa trên tính triết lý của minh bạch, xem thông tin công bố cởi mở, sẵn có như một “tín hiệu” của minh bạch 13 . Theo hướng tiếp cận này minh bạch nhấn mạnh đến s s n c ó của thông tin và kh năng ti ế p c n thông tin của người sử dụng 14 . GRI cũng khẳng định thông tin công bố phải r õ r à ng, k p th i, trong m t đ nh d ng v à ngôn ng phù hợp với đối tượng sử dụng 15 .

Sang thế kỷ 21, đặc biệt vào cuối năm 2008 khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra mà một trong những nguyên nhân chính gây nên là do sự thiếu minh bạch TTKTTC. Các nhà nghiên cứu lẫn các tổ chức kinh tế quốc tế nhận ra công bố thông tin chưa đủ để đảm bảo minh bạch. Minh bạch là phải cung cấp thông tin chấ t lượng chứ không phải là số lượng 16 . Danh tiếng và niềm tin của công chúng đối với đơn vị công có thể bị mất vĩnh viễn nếu chất lượng dữ liệu công bố thấp 17 . Tuy nhiên, những tiêu chí đo lường chất lượng TTKTTC vẫn chưa được thống nhất. Theo Khuôn mẫu lý thuyết kế toán của IPSASB một khi công bố Báo cáo kế toán chất lượng, minh bạch TTKTTC và trách nhiệm giải trình của đơn vị sẽ tăng lên 18 . Đặc điểm chất lượng TTKTTC được ban hành bởi IPSASB gồm 05 tiêu chí: phù hợp, trình bày trung thực (đầy đủ, khách quan, không có sai sót), có thể so sánh được, dễ hiểu, kịp thời, và có thể kiểm chứng được 18 . Lee và cộng sự cho rằng thông tin đảm bảo chất lượng khi thông tin phản ánh được 4 tính chất: Bản chất bên trong của thông tin; Bối cảnh của thông tin; Hình thức thể hiện của thông tin và khả năng truy cập thông tin 19 . Theo cách phân loại này, Lee và cộng sự đã xác định thông tin chất lượng khi đáp ứng được 15 yêu cầu, cụ thể: phù hợp, số lượng thích hợp, đầy đủ, khách quan, không có sai sót, dễ hiểu, khả năng giải thích rõ, trình bày súc tích, kịp thời, nhất quán, dễ dàng xử lý, có thể tin cậy, sự phổ biến, có thể tiếp cận, và bảo mật 19 .

Trong khu vực công, minh bạch TTKTTC còn liên quan đến trách nhi m giải trình 20 . Nó đề cập đến nghĩa vụ của chính phủ trả lời cho công dân thông qua việc công bố tình hình sử dụng nguồn lực công theo cách giúp người dân có thể đánh giá tính hiệu quả của nó 21 . Liên kết thông tin với trách nhiệm giải trình sẽ làm thông tin sẵn có 22 .

Như vậy, tổng quan lý thuyết đã xác định được 03 tiêu chuẩn chung tạo nên minh bạch TTKTTC là công bố thông tin, chất lượng thông tin, và trách nhiệm giải trình 22 , 14 . Kết quả của minh bạch thông tin sẽ làm giảm đáng kể tình trạng tham nhũng trong khu v c công gia tăng ch t lư ng d ch v công 23 – Đây là 02 vấn đề đang là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ chính phủ nào trên toàn thế giới để thúc đẩy đất nước phát triển 24 .

Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của minh bạch TTKTTC đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC trong suốt thời gian qua. Các tác giả đã dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế đã nhận diện được khá đa dạng các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC. Theo lý thuyết thể chế, những nhân tố tác động bên ngoài tạo áp lực buộc đơn vị phải thay đổi, cơ cấu, tổ chức lại đơn vị để có thể cung cấp TTKTTC minh bạch đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra 5 . Các đơn vị không thể tránh khỏi tác động cũng như không thể kiểm soát sự ảnh hưởng của các nhân tố này, tuy nhiên, những nhân tố bên ngoài này sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến minh bạch TTKTTC 25 . Mà chính những nhân tố nội bộ mới là cái chủ chốt để đơn vị quyết định mức độ thay đổi về hoạt động, tổ chức hệ thống bên trong đơn vị và kết quả của nó sẽ tác động lâu dài, trực tiếp đến hệ thống thông tin và mức độ công bố thông tin của đơn vị 25 . Muốn tạo ra TTKTTC minh bạch nhất thiết phải tồn tại một HTTTKT đạt chất lượng 26 , nhưng mỗi tổ chức có một HTTTKT riêng biệt phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức đó 27 . Đơn vị muốn thay đổi HTTTKT phải có đủ con người và phương tiện vật chất để thực hiện 5 . Theo Laudon và Laudon, HTTTKT gồm các thành phần vật chất và phi vật chất kết nối hòa hợp với nhau để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin 28 . Một cách chi tiết hơn, các thành phần HTTTKT gồm nhân lực và hệ thống kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, và công nghệ truyền thông). Kết quả nghiên cứu tình huống của Xu và cộng sự cũng khẳng định sự tương tác giữa con người, hệ thống, và tổ chức rất quan trọng trong việc triển khai hệ thống và giúp tạo ra thông tin chất lượng 25 . Tất cả các HTTTKT đều cần con người, phần cứng, phần mềm, và nguồn lực mạng để thực hiện thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý, xuất, lưu trữ dữ liệu, và kiểm soát các hoạt động để chuyển đổi các dữ liệu thành thông tin 29 . Trong đó, với đặc điểm thông tin bất cân xứng luôn tồn tại trong khu vực công, vai trò chủ chốt của nhà quản lý trong việc quyết định mức độ minh bạch TTKTTC của đơn vị công được khẳng định trong nhiều nghiên cứu 5 . Đồng thời cũng không thể thiếu vai trò của kế toán trưởng, đối tượng trực tiếp tham gia vào tổ chức thực hiện HTTTKT 30 . Từ tổng quan lý thuyết nền và kết quả của các nghiên cứu trước có thể kết luận rằng nhà quản lý, kế toán trưởng và cơ sở hạ tầng kế toán (phần cứng, phần mềm và công nghệ truyền thông) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp TTKTTC minh bạch.

Tuy nhiên, đơn vị công ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với khu vực tư cũng như khu vực công trên thế giới. Sự khác biệt ở đây là do các quy định về cơ cấu tổ chức nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động, tổ chức của đơn vị nhưng đơn vị lại chịu sự chi phối đáng kể từ Nhà nước. Việc đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác kế toán của từng đơn vị bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý tài chính công. Mức độ nhà lãnh đạo có quyền tự quyết định các hoạt động, tổ chức bộ máy, thu chi tài chính của đơn vị công hoàn toàn bị chi phối bởi mức độ tự chủ tài chính của đơn vị đó. Do đó, mặc dù về mặt lý thuyết các nhân tố này có thể được xác định có ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC nhưng trên thực tế liệu chúng có thực sự tác động và tác động ở mức độ như thế nào đến minh bạch TTKTTC của đơn vị công tại Việt Nam?. Để trả lời cho những câu hỏi này, các nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm, và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông cần phải được kiểm định trong bối cảnh đơn vị công Việt Nam.

Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của minh bạch TTKTTC đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC trong suốt thời gian qua. Các tác giả đã dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế đã nhận diện được khá đa dạng các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC. Theo lý thuyết thể chế, những nhân tố tác động bên ngoài tạo áp lực buộc đơn vị phải thay đổi, cơ cấu, tổ chức lại đơn vị để có thể cung cấp TTKTTC minh bạch đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra 5 . Các đơn vị không thể tránh khỏi tác động cũng như không thể kiểm soát sự ảnh hưởng của các nhân tố này, tuy nhiên, những nhân tố bên ngoài này sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến minh bạch TTKTTC 25 . Mà chính những nhân tố nội bộ mới là cái chủ chốt để đơn vị quyết định mức độ thay đổi về hoạt động, tổ chức hệ thống bên trong đơn vị và kết quả của nó sẽ tác động lâu dài, trực tiếp đến hệ thống thông tin và mức độ công bố thông tin của đơn vị 25 . Muốn tạo ra TTKTTC minh bạch nhất thiết phải tồn tại một HTTTKT đạt chất lượng 26 , nhưng mỗi tổ chức có một HTTTKT riêng biệt phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức đó 27 . Đơn vị muốn thay đổi HTTTKT phải có đủ con người và phương tiện vật chất để thực hiện 5 . Theo Laudon và Laudon, HTTTKT gồm các thành phần vật chất và phi vật chất kết nối hòa hợp với nhau để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin 28 . Một cách chi tiết hơn, các thành phần HTTTKT gồm nhân lực và hệ thống kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, và công nghệ truyền thông). Kết quả nghiên cứu tình huống của Xu và cộng sự cũng khẳng định sự tương tác giữa con người, hệ thống, và tổ chức rất quan trọng trong việc triển khai hệ thống và giúp tạo ra thông tin chất lượng 25 . Tất cả các HTTTKT đều cần con người, phần cứng, phần mềm, và nguồn lực mạng để thực hiện thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý, xuất, lưu trữ dữ liệu, và kiểm soát các hoạt động để chuyển đổi các dữ liệu thành thông tin 29 . Trong đó, với đặc điểm thông tin bất cân xứng luôn tồn tại trong khu vực công, vai trò chủ chốt của nhà quản lý trong việc quyết định mức độ minh bạch TTKTTC của đơn vị công được khẳng định trong nhiều nghiên cứu 5 . Đồng thời cũng không thể thiếu vai trò của kế toán trưởng, đối tượng trực tiếp tham gia vào tổ chức thực hiện HTTTKT 30 . Từ tổng quan lý thuyết nền và kết quả của các nghiên cứu trước có thể kết luận rằng nhà quản lý, kế toán trưởng và cơ sở hạ tầng kế toán (phần cứng, phần mềm và công nghệ truyền thông) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp TTKTTC minh bạch.

Tuy nhiên, đơn vị công ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với khu vực tư cũng như khu vực công trên thế giới. Sự khác biệt ở đây là do các quy định về cơ cấu tổ chức nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động, tổ chức của đơn vị nhưng đơn vị lại chịu sự chi phối đáng kể từ Nhà nước. Việc đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác kế toán của từng đơn vị bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý tài chính công. Mức độ nhà lãnh đạo có quyền tự quyết định các hoạt động, tổ chức bộ máy, thu chi tài chính của đơn vị công hoàn toàn bị chi phối bởi mức độ tự chủ tài chính của đơn vị đó. Do đó, mặc dù về mặt lý thuyết các nhân tố này có thể được xác định có ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC nhưng trên thực tế liệu chúng có thực sự tác động và tác động ở mức độ như thế nào đến minh bạch TTKTTC của đơn vị công tại Việt Nam?. Để trả lời cho những câu hỏi này, các nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm, và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông cần phải được kiểm định trong bối cảnh đơn vị công Việt Nam.

Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của minh bạch TTKTTC đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC trong suốt thời gian qua. Các tác giả đã dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế đã nhận diện được khá đa dạng các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC. Theo lý thuyết thể chế, những nhân tố tác động bên ngoài tạo áp lực buộc đơn vị phải thay đổi, cơ cấu, tổ chức lại đơn vị để có thể cung cấp TTKTTC minh bạch đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra 5 . Các đơn vị không thể tránh khỏi tác động cũng như không thể kiểm soát sự ảnh hưởng của các nhân tố này, tuy nhiên, những nhân tố bên ngoài này sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến minh bạch TTKTTC 25 . Mà chính những nhân tố nội bộ mới là cái chủ chốt để đơn vị quyết định mức độ thay đổi về hoạt động, tổ chức hệ thống bên trong đơn vị và kết quả của nó sẽ tác động lâu dài, trực tiếp đến hệ thống thông tin và mức độ công bố thông tin của đơn vị 25 . Muốn tạo ra TTKTTC minh bạch nhất thiết phải tồn tại một HTTTKT đạt chất lượng 26 , nhưng mỗi tổ chức có một HTTTKT riêng biệt phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức đó 27 . Đơn vị muốn thay đổi HTTTKT phải có đủ con người và phương tiện vật chất để thực hiện 5 . Theo Laudon và Laudon, HTTTKT gồm các thành phần vật chất và phi vật chất kết nối hòa hợp với nhau để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin 28 . Một cách chi tiết hơn, các thành phần HTTTKT gồm nhân lực và hệ thống kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, và công nghệ truyền thông). Kết quả nghiên cứu tình huống của Xu và cộng sự cũng khẳng định sự tương tác giữa con người, hệ thống, và tổ chức rất quan trọng trong việc triển khai hệ thống và giúp tạo ra thông tin chất lượng 25 . Tất cả các HTTTKT đều cần con người, phần cứng, phần mềm, và nguồn lực mạng để thực hiện thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý, xuất, lưu trữ dữ liệu, và kiểm soát các hoạt động để chuyển đổi các dữ liệu thành thông tin 29 . Trong đó, với đặc điểm thông tin bất cân xứng luôn tồn tại trong khu vực công, vai trò chủ chốt của nhà quản lý trong việc quyết định mức độ minh bạch TTKTTC của đơn vị công được khẳng định trong nhiều nghiên cứu 5 . Đồng thời cũng không thể thiếu vai trò của kế toán trưởng, đối tượng trực tiếp tham gia vào tổ chức thực hiện HTTTKT 30 . Từ tổng quan lý thuyết nền và kết quả của các nghiên cứu trước có thể kết luận rằng nhà quản lý, kế toán trưởng và cơ sở hạ tầng kế toán (phần cứng, phần mềm và công nghệ truyền thông) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp TTKTTC minh bạch.

Tuy nhiên, đơn vị công ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với khu vực tư cũng như khu vực công trên thế giới. Sự khác biệt ở đây là do các quy định về cơ cấu tổ chức nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động, tổ chức của đơn vị nhưng đơn vị lại chịu sự chi phối đáng kể từ Nhà nước. Việc đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác kế toán của từng đơn vị bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý tài chính công. Mức độ nhà lãnh đạo có quyền tự quyết định các hoạt động, tổ chức bộ máy, thu chi tài chính của đơn vị công hoàn toàn bị chi phối bởi mức độ tự chủ tài chính của đơn vị đó. Do đó, mặc dù về mặt lý thuyết các nhân tố này có thể được xác định có ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC nhưng trên thực tế liệu chúng có thực sự tác động và tác động ở mức độ như thế nào đến minh bạch TTKTTC của đơn vị công tại Việt Nam?. Để trả lời cho những câu hỏi này, các nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm, và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông cần phải được kiểm định trong bối cảnh đơn vị công Việt Nam.

Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC

Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của minh bạch TTKTTC đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC trong suốt thời gian qua. Các tác giả đã dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế đã nhận diện được khá đa dạng các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC. Theo lý thuyết thể chế, những nhân tố tác động bên ngoài tạo áp lực buộc đơn vị phải thay đổi, cơ cấu, tổ chức lại đơn vị để có thể cung cấp TTKTTC minh bạch đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra 5 . Các đơn vị không thể tránh khỏi tác động cũng như không thể kiểm soát sự ảnh hưởng của các nhân tố này, tuy nhiên, những nhân tố bên ngoài này sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến minh bạch TTKTTC 25 . Mà chính những nhân tố nội bộ mới là cái chủ chốt để đơn vị quyết định mức độ thay đổi về hoạt động, tổ chức hệ thống bên trong đơn vị và kết quả của nó sẽ tác động lâu dài, trực tiếp đến hệ thống thông tin và mức độ công bố thông tin của đơn vị 25 . Muốn tạo ra TTKTTC minh bạch nhất thiết phải tồn tại một HTTTKT đạt chất lượng 26 , nhưng mỗi tổ chức có một HTTTKT riêng biệt phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức đó 27 . Đơn vị muốn thay đổi HTTTKT phải có đủ con người và phương tiện vật chất để thực hiện 5 . Theo Laudon và Laudon, HTTTKT gồm các thành phần vật chất và phi vật chất kết nối hòa hợp với nhau để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin 28 . Một cách chi tiết hơn, các thành phần HTTTKT gồm nhân lực và hệ thống kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, và công nghệ truyền thông). Kết quả nghiên cứu tình huống của Xu và cộng sự cũng khẳng định sự tương tác giữa con người, hệ thống, và tổ chức rất quan trọng trong việc triển khai hệ thống và giúp tạo ra thông tin chất lượng 25 . Tất cả các HTTTKT đều cần con người, phần cứng, phần mềm, và nguồn lực mạng để thực hiện thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý, xuất, lưu trữ dữ liệu, và kiểm soát các hoạt động để chuyển đổi các dữ liệu thành thông tin 29 . Trong đó, với đặc điểm thông tin bất cân xứng luôn tồn tại trong khu vực công, vai trò chủ chốt của nhà quản lý trong việc quyết định mức độ minh bạch TTKTTC của đơn vị công được khẳng định trong nhiều nghiên cứu 5 . Đồng thời cũng không thể thiếu vai trò của kế toán trưởng, đối tượng trực tiếp tham gia vào tổ chức thực hiện HTTTKT 30 . Từ tổng quan lý thuyết nền và kết quả của các nghiên cứu trước có thể kết luận rằng nhà quản lý, kế toán trưởng và cơ sở hạ tầng kế toán (phần cứng, phần mềm và công nghệ truyền thông) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp TTKTTC minh bạch.

Tuy nhiên, đơn vị công ở Việt Nam có nhiều điểm đặc thù so với khu vực tư cũng như khu vực công trên thế giới. Sự khác biệt ở đây là do các quy định về cơ cấu tổ chức nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động, tổ chức của đơn vị nhưng đơn vị lại chịu sự chi phối đáng kể từ Nhà nước. Việc đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác kế toán của từng đơn vị bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý tài chính công. Mức độ nhà lãnh đạo có quyền tự quyết định các hoạt động, tổ chức bộ máy, thu chi tài chính của đơn vị công hoàn toàn bị chi phối bởi mức độ tự chủ tài chính của đơn vị đó. Do đó, mặc dù về mặt lý thuyết các nhân tố này có thể được xác định có ảnh hưởng đến minh bạch TTKTTC nhưng trên thực tế liệu chúng có thực sự tác động và tác động ở mức độ như thế nào đến minh bạch TTKTTC của đơn vị công tại Việt Nam?. Để trả lời cho những câu hỏi này, các nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm, và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông cần phải được kiểm định trong bối cảnh đơn vị công Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để xác định thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu gồm 06 khái niệm nghiên cứu tiềm ẩn và thang đo của các khái niệm này đều được xây dựng và kiểm định từ các nghiên cứu trước trên thế giới. Quy trình dịch thuật áp dụng theo Brislin gồm ba bước: thứ nhất dịch bảng câu hỏi gốc từ tiếng Anh sang tiếng Việt; sau đó dịch phiên bản tiếng Việt đã dịch sang tiếng Anh, và cuối cùng so sánh phiên bản dịch ngược với bản câu hỏi gốc 39 . Mục đích của quá trình này nhằm đảm bảo các biến quan sát được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt được đúng nghĩa, không bị sai lệch và phù hợp với văn hóa Việt Nam 39 . Kết quả thang đo khái niệm minh bạch TTKTTC (TRANS) áp dụng thang đo của Lee và cộng sự có dạng thang đo đa hướng bậc hai gồm 15 thành phần với tổng biến quan sát là 65 19 . Các thành phần đo lường minh bạch TTKTTC gồm: số lượng thích hợp (AA), có thể tiếp cận (ACC), có thể tin cậy (BEL), đầy đủ (COM), phù hợp (REL), trình bày súc tích (CR), nhất quán (COR), dễ dàng xử lý (EO), không có sai sót (FFE), khả năng diễn giải (INP), khách quan (OB), uy tín (REP), bảo mật (SEC), kịp thời (TIM), dễ hiểu (UND). Các khái niệm còn lại gồm sự cam kết hỗ trợ của nhà lãnh đạo (CM-07 biến quan sát), sự am hiểu của kế toán trưởng (AM-06 biến quan sát), mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng (HW-04 biến quan sát), mức độ đáp ứng của phần mềm (SW-04 biến quan sát), và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông (CN-04 biến quan sát) đều dựa theo thang đo của Komala và các thang đo này là thang đo đơn hướng 6 .

Phương pháp định lượng được áp dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu có dạng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM-Structual equation modeling) gồm 02 thành phần: mô hình đo lường (measurement models) – trình bày mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu với các thang đo của chúng; và mô hình cấu trúc (structural model) – trình bày mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu 40 . Thang đo của các khái niệm đều có dạng thang đo kết quả nên áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu là PLS-SEM với hỗ trợ của phần mềm Smart PLS 3.2.7. Mô hình nghiên cứu được xử lý qua hai bước riêng biệt, trước hết kiểm tra mô hình đo lường và sau đó là kiểm tra mô hình cấu trúc để tránh diễn giải bị sai lệch dễ gặp phải khi ước lượng 41 .

Khung mẫu của nghiên cứu này là các đơn vị công đang hoạt động tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự tác động của sự hỗ trợ nhà lãnh đạo đến minh bạch TTKTTC của đơn vị công tại Việt Nam nên đối tượng phân tích là đơn vị. Đối tượng khảo sát là những người có am hiểu sâu về kế toán khu vực công và đang làm việc tại các đơn vị công với ít nhất 2 năm kinh nghiệm nhằm đảm bảo các đối tượng khảo sát có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề đang nghiên cứu cũng như nắm rõ tình hình thực tế tại đơn vị để có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của bảng khảo sát 42 . Đối tượng khảo sát được xác định trong nghiên cứu này gồm: ban lãnh đạo cấp cao của đơn vị (trưởng, phó đơn vị), kế toán trưởng, kế toán viên đang làm việc tại các đơn vị công. Số lượng mẫu khảo sát cần thiết để xử lý PLS-SEM là gấp 10 lần số đường dẫn trong mô hình cấu trúc 40 . Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 09 đường dẫn nên số mẫu tối thiểu là 90. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi chi tiết với các câu hỏi đóng được đo lường theo thang đo Likert 07 điểm với mức 1 là “hoàn toàn không đồng ý” và tăng đến mức 7 là “hoàn toàn đồng ý”. Bảng khảo sát này được gửi đến các đối tượng thông qua survey và gửi trực tiếp.

Kết quả thu được 164 bảng khảo sát sau khi làm sạch giữ liệu bằng cách loại bỏ các bảng khảo sát không đạt yêu cầu, như: (1) bảng khảo sát chưa được trả lời đầy đủ; (2) đối tượng khảo sát có câu trả lời cùng một xu hướng; (3) đối tượng khảo sát không phù hợp; (4) các đối tượng khảo sát cùng làm chung một đơn vị thì chỉ giữ lại bảng khảo sát có chất lượng nhất. Các đối tượng khảo sát này đang công tác tại các đơn vị công hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam điều này giúp kiểm định được rằng liệu mô hình đề xuất có được áp dụng trong nhiều loại hình tổ chức và ngành nghề khác nhau hay không 43 . Với số lượng mẫu nghiên cứu lớn và đa dạng mang tính đại diện cho tổng thể có thể nâng cao giá trị của kết quả nghiên cứu. Kết quả thống kê thông tin mẫu khảo sát của dữ liệu thu thập trình bày tại Table 1 .

Table 1 Thống kê thông tin mẫu khảo sát
Thông tin mẫu khảo sát (n = 164) Số lượng Tỷ lệ (%) Thông tin mẫu khảo sát (n = 164) Số lượng Tỷ lệ (%)
Phạm vi nghiên cứu Lĩnh vực hoạt động
TP, Hồ Chí Minh 83 50,6% Giáo dục, đào tạo và dạy nghề 96 58,5%
Bình Dương 9 5,5% Y tế 28 17,1%
Vĩnh Long 17 10,4% Văn hóa, thể thao và du lịch 17 10,4%
Sóc Trăng 14 8,5% Thông tin truyền thông và báo chí 2 1,2%
Bến Tre 15 9,1% Giao thông vận tải 3 1,8%
Hà Nội 6 3,7% Khoa học và công nghệ 3 1,8%
Vũng Tàu 1 0,60% Nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 3,0%
Thanh Hóa 1 0,6% Xây dựng 7 4,4%
Thái Nguyên 3 1,8% Tài nguyên và môi trường 2 1,2%
Sơn La 1 0,6% Công thương 1 0,6%
Huế 1 0,6% Mức độ tự chủ tài chính
Hưng Yên 1 0,6% Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư 8 4,9%
Phú Thọ 1 0,6% Tự đảm bảo chi thường xuyên 43 26,2%
Nha Trang 2 1,2% Tự đảm bảo một phần chi thường xuyên 46 28,0%
Đà Nẵng 6 3,7% Nhà nước đảo bảo chi thường xuyên 67 40,9%
Đà Lạt 1 0,6% Vị trí công tác
Bình Phước 2 1,3% Trưởng đơn vị 13 7,9%
Số năm kinh nghiệm Phó đơn vị 28 17,1%
> 10 năm 75 45,7% Kế toán trưởng 48 29,3%
5- 10 năm 56 34,2% Kế toán viên 74 45,7%
2- 5 năm 33 20,1%

Kết quả nghiên cứu

Kiểm tra mô hình đo lường

Đánh giá mô hình đo lường nhằm đánh giá giá trị của thang đo thông qua ba giá trị gồm độ tin cậy, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS_SEM 3.2.7. Kết quả đánh giá mô hình đo lường được trình bày ở bảng 2. Sau hai lần đánh giá mô hình đo lường, thang đo của các khái niệm đạt giá trị cao. Cụ thể, độ tin cậy của thang đo đạt giá trị cao khi cả hai chỉ số Cronbach alpha (0,731; 1) và độ tin cậy tổng hợp (composite reliability -CR) (0,880; 1) đều thoả ngưỡng chấp nhận cao (≥ 0,7).

Table 2 Kết quả kiểm tra mô hình đo lường
Cronbach's Alpha Composite Reliability Average Variance Extracted (AVE)
TRANS 0,967 0,969 0,421
AM 0,903 0,925 0,674
TIM 0,795 0,880 0,710
CR 0,866 0,909 0,714
COM 0,868 0,910 0,718
CN 0,877 0,915 0,730
OB 0,879 0,918 0,738
REL 0,885 0,921 0,744
INP 0,829 0,898 0,745
EO 0,860 0,915 0,782
SEC 0,731 0,881 0,787
ACC 0,925 0,947 0,817
SW 0,927 0,948 0,821
CM 0,950 0,962 0,833
HW 0,935 0,954 0,837
COR 0,903 0,939 0,838
UND 0,815 0,915 0,844
REP 0,917 0,948 0,858
AA 0,866 0,937 0,882
BEL 1,000 1,000 1,000
FFE 1,000 1,000 1,000

Trọng số tải của tất cả các biến quan sát nằm trong khoảng (0,747; 1) lớn hơn rất nhiều so với ngưỡng bị loại là 0,5. Chỉ số AVE ở mức chấp nhận tốt khi tất cả giá trị lớn hơn 0,674 lớn hơn ngưỡng bị loại là 0,5. Mặc dù AVE của khái niệm TRANS là 0,421 nhưng không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì TRANS là thang đo đa hướng bậc 2 nên có sự trùng lắp biến khi chạy trên phần mềm Smart PLS. Qua hai chỉ số này cho thấy thang đo của các khái niệm đạt giá trị hội tụ cao.

Giá trị phân biệt của các khái niệm tiềm ẩn cũng đạt yêu cầu khi chỉ số HTMT (heterotrait-monotrait ratio) nhỏ hơn 0,9. Từ những kết quả này có thể kết luận rằng thang đo của các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị cao.

Kiểm tra mô hình cấu trúc

Đánh mô hình cấu trúc nhằm mục đích kiểm tra khả năng dự báo của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Quy trình kiểm tra mô hình cấu trúc được thực hiện theo đề xuất của Hair và cộng sự với sự hỗ trợ của Smart PLS 3.2.7 40 . Việc áp dụng kỹ thuật phân tích PLS-SEM sẽ giúp: (1) khám phá các nhân tố trong mô hình nghiên cứu có thực sự tác động đến minh bạch TTKTTC của các đơn vị công tại Việt Nam hay không; (2) xử lý PLS có xu hướng đạt mức độ thống kê cao hơn so với phương pháp hiệp phương sai truyền thống; và (3) mô hình nghiên cứu phức tạp gồm nhiều cấu trúc và giữa chúng tác động qua lại nhau, PLS_SEM cho phép xử lý đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình cùng một lúc 40 .

Table 3 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Mối quan hệ tác động R2 Hệ số đường dẫn (β) Sai số chuẩn P Values
TRANS 0,528
H1 CM -> TRANS -0,007 0,086 0,922
H2 AM -> TRANS 0,299 0,068 0,000(*)
H4 HW -> TRANS 0,249 0,083 0,004(**)
H6 SW -> TRANS 0,152 0,084 0,075(****)
H8 CN -> TRANS 0,195 0,086 0,028(***)
AM 0,068
H3 CM -> AM 0,262 0,066 0,000(*)
HW 0,065
H5 CM -> HW 0,255 0,073 0,001(**)
SW 0,051
H7 CM -> SW 0,225 0,078 0,006(**)
CN 0,069
H9 CM -> CN 0,262 0,062 0,000(*)
(*), (**), (***),(****) Lần lượt ở mức ý nghĩa 0,001%, 0,5%, 5%, và 10%

Kết quả kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa các cấu trúc được trình bày tại bảng 3. Căn cứ vào P values, hệ số đường dẫn β và R 2 để đánh giá mối quan hệ giữa biến nội sinh và biến ngoại sinh. Trước hết, biến nội sinh là TRANS (minh bạch TTKTTC) chịu tác động đáng kể bởi 04 biến ngoại sinh với mức độ tác động giảm dần như sau: AM (sự am hiểu của kế toán trưởng) ( β = 0,299), HW (mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng) ( β = 0,249), CN (mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông) ( β = 0,195), và SW (mức độ đáp ứng của phần mềm) ( β = 0,152). Chỉ duy nhất một biến ngoại sinh không tác động trực tiếp đến TRANS là CM (sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo). Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã giúp giải thích đến 52,8% sự biến thiên của minh bạch của TTKTTC. Tuy nhiên, các biến nội sinh còn lại gồm AM, HW, SW và CN đều chịu tác động trực tiếp bởi biến ngoại sinh CM với các mức độ tác động tương ứng lần lượt là 0,068, 0,065, 0,051 và 0,069.

Mô hình nghiên cứu đề xuất có 04 mô hình nhỏ giả định có tác động của biến trung gian. Căn cứ vào kết quả kiểm định các mối quan hệ trình bày ở bảng 2 cho thấy các biến AM, HW, CN, SW đều tác động trực tiếp đến TRANS và CM đều tác động trực tiếp đến 04 biến này, trong khi đó CM lại không tác động đến TRANS từ đây có thể kết luận rằng cả 04 biến AM, HW, CN, SW đóng vai trò là biến trung gian dạng đầy đủ trong mối quan hệ giữa CM đến TRANS (Hair và cộng sự, 2016). Hay nói cách khác, CM không tác động trực tiếp đến TRANS nhưng có tác động gián tiếp đến TRANS thông qua các biến trung gian AM, HW, CN, SW.

Kết quả kiểm tra khả năng dự báo của mô hình qua chỉ số Q 2 cho thấy tất cả các giá trị Q 2 đều >0. Điều này khẳng định khả năng dự báo cao của các biến ngoại sinh cho các biến nội sinh trong mô hình.

Giá trị của các kết quả thu trong nghiên cứu này có thể tin cậy được khi chỉ số VIF của từng biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có giá trị nằm trong khoảng (1,000; 2,147) nhỏ hơn rất nhiều so với ngưỡng loại trừ là 5. Kết quả này khẳng định rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Thêm vào đó, thông qua việc sử dụng thêm biến Marker theo đề xuất của Lindell và Whitney cũng cho kết quả là không xảy ra sai lệch đo lường do lường phương pháp khi hệ số đường dẫn của biến Marker với các biến tiềm ẩn trong mô hình nghiên cứu nằm trong khoảng (-0,017; 0,181) rất thấp so với ngưỡng chấp nhận là β <1 44 .

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ biến thiên của minh bạch TTKTTC trong khu vực công tại Việt Nam được giải thích đáng kể bởi các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất đến minh bạch TTKTTC là sự am hiểu của kế toán trưởng với mức độ tác động là 29,9%, kế đến là nhân tố mức độ đáp ứng của phần cứng (24,9%), mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông (19,5%) và cuối cùng là mức độ đáp ứng của phần mềm (15,2%). Nhân tố sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo mặc dù được xác định là không ảnh hưởng trực tiếp đến minh bạch TTKTTC nhưng nó lại ảnh hưởng gián tiếp đáng kể đến minh bạch TTKTTC. Kết quả này thể hiện qua sự tác động trực tiếp của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đến 04 nhân tố gồm sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông và cả 04 nhân tố này đều đóng vai trò là biến trung gian trong mối quan hệ giữa minh bạch TTKTTC và sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Kết quả này phù hợp với bối cảnh hiện nay của đơn vị công và đặc biệt là đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam ngày càng được nhà nước thúc đẩy nâng cao khả năng tự chủ. Khi mức độ tự chủ càng cao nhà lãnh đạo càng được giao quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, hoạt động và tài chính của đơn vị. Vì vậy, kết quả này cho thấy mặc dù nhà lãnh đạo không trực tiếp tham gia vào công tác kế toán nhưng với sự hỗ trợ tích cực của nhà lãnh đạo cho công tác kế toán như tuyển dụng kế toán trưởng có sự am hiểu cao và đầu tư ngân sách thích hợp cho cơ sở hạ tầng kế toán sẽ góp phần nâng cao minh bạch TTKTTC. Kết luận này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Komala, Harrison và Sayogo, Rapina, Fitrios đã chứng minh một khi nhà quản lý chú trọng đến minh bạch TTKTTC và có sự hỗ trợ tích cực về nguồn nhân lực và vật lực để tổ chức thực hiện HTTTKT thì sẽ giúp nâng cao minh bạch TTKTTC trong khu vực công 46 , 45 , 31 , 6 .

Tuy nhiên, kết quả đánh giá thực trạng sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo tại các đơn vị công hiện nay chưa cao chỉ ở mức điểm trung bình (4,85/7). Điều này cho thấy nhà lãnh đạo đơn vị công chưa có sự quan tâm đúng mức đến HTTTTK của đơn vị và kết hợp với những hạn chế về khả năng tài chính, đơn vị còn phụ thuộc đáng kể vào NSNN nên nhà lãnh đạo đơn vị cũng không chủ động trong việc đầu tư phát triển HTTTKT phù hợp với nhu cầu của đơn vị. Trong khi đó, điều kiện tài chính của NSNN của Việt Nam còn nghèo nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất cho đơn vị công cũng còn khá thấp. Chính từ những nguyên nhân này đã dẫn đến mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông chỉ mới được đánh giá ở mức trung bình khá với số điểm lần lượt là 5,89; 5,841; 5,52 trên thang điểm 7. Độ lệch chuẩn đánh giá của ba nhân tố này cũng khá cao (>1) chứng tỏ mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kế toán không đồng đều giữa các đơn vị công tại Việt Nam. Những đơn vị nào có khả năng tự chủ cao hơn thì có điều kiện, chủ động và đầu tư tốt hơn cho cơ sở hạ tầng kế toán và ngược lại. Còn về sự am hiểu của kế toán viên được đánh giá ở mức điểm cao hơn so với các nhân tố khác là 6,05/7. Kết quả này cho thấy đơn vị đã có sự chú trọng đến việc tuyển dụng kế toán trưởng có trình độ chuyên môn. Trong các yêu cầu về sự am hiểu của kế toán viên, trình độ chuyên môn về kế toán và HTTTKT của kế toán trưởng của đơn vị công được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, yêu cầu kế toán trưởng có kiến thức chuyên môn về quản lý, và kế toán trưởng có kinh nghiệm quản lý chỉ đạt mức trung bình khá với mức điểm 5 và độ lệch chuẩn của 02 biến này cao. Điều này thể hiện kế toán trưởng đơn vị công vẫn còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa minh bạch TTKTTC thì các đơn vị công cần chú trọng nâng cao chất lượng tuyển dụng kế toán trưởng có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cao, đồng thời đơn vị cũng cần tập trung đầu tư thiết bị phần cứng, phần mềm, công nghệ truyền thông phù hợp với nhu cầu công tác kế toán của đơn vị. Đặc biệt để đáp ứng được xu hướng nâng cao khả năng tự chủ như hiện nay, nhà lãnh đạo đơn vị phải là người tiên phong trong việc tổ chức, thực hiện và khuyến khích nhân viên tham gia tích cực thông qua sự hỗ trợ tích cực từ nhà lãnh đạo.

Kết luận

Đối với đơn vị công, TTKTTC mang tính tuân thủ cao. Việc phản ánh và trình bày các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính cũng như việc công bố TTKTTC phải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên, để có thể tạo lập TTKTTC minh bạch thì đơn vị công cần phải có một HTTTKT chất lượng. Chất lượng của quá trình thu thập, xử lý và công bố thông tin của HTTTKT tại đơn vị công phụ thuộc đáng kể vào các nhân tố như sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông. Khi đơn vị chú trọng phát triển và hoàn thiện các nhân tố này thì sẽ thúc đẩy minh bạch TTKT của đơn vị nâng cao đáng kể. Trên cơ sở nhận diện các nhân tố kết hợp với những đánh giá thực trạng của các nhân tố này sẽ là một kênh tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan cấp trên đưa ra được những quyết định, chính sách phù hợp để nâng cao minh bạch TTKTTC của các đơn vị công tại Việt Nam.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán

NSNN: Ngân sách nhà nước

TTKTTC: Thông tin kế toán tài chính

Tuyên bố xung đột lợi ích

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

Tuyên bố đóng góp của các tác giả

Tác giả Võ Văn Nhị và Đậu Thị Kim Thoa đã đóng góp ngang nhau từ việc lên ý tưởng đến thu thập tài liệu, thu thập, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu trên bài báo.

References

  1. Coronel S.S.. The Right to Know: Access-To-Information in Southeast Asia. In: Coronel SS, editor. Fighting for The Right to Know. Bangkok, Thailand. Raintree Publishing. 2001;:1-20. Google Scholar
  2. Horsely J.P.. Rule of Law: Guangzhou's Pioneering Foray into Open Government. The China Business Review. 2003;30(4):3-40. Google Scholar
  3. Hopper T., Lassou P., Soobaroyen T.. Globalisation, Accounting and Developing Countries. Critical Perspectives on Accounting. 2017;43:125-148. Google Scholar
  4. Cam T.. Việt Nam ở Top các quốc gia ít công khai ngân sách nhất thế giới. Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam. 2018;:. Google Scholar
  5. Bolívar M.P.R, A.M.L. Hernández, L.A. Muñoz. Determinants of Financial Transparency in Government. International Public Management Journal. 2013;16(4):557-602. Google Scholar
  6. A.R. Komala. The Influence of the Accounting Managers Knowledge and The Top Managements Support on The Accounting Information System and Its Impact on The Quality of Accounting Information: A Case of Zakat Institutions in Bandung. Journal of Global Management. 2012;1:53-73. Google Scholar
  7. Ferejohn J.. Accountability and authority: toward a theory of political accountability. Democracy, accountability, and representation. 1999;:131-133. Google Scholar
  8. Schipper K.B.M.E.. Financial Reporting Transparency. Journal of accounting, auditing & finance. 2007;:173-190. Google Scholar
  9. Zimmerman J.L.. The Municipal Accounting Maze: An Analysis of Political Incentives. J. Journal of Accounting Research. 1977;21(1):107-144. Google Scholar
  10. Cheng R.H.. An empirical analysis of theories on factors influencing state government accounting disclosure. Journal of Accounting and Public Policy. 1992;;11:1-42. Google Scholar
  11. Jaggi B., Low P.Y.. Impact of Culture, Market Forces, and Legal System on Financial Disclosures. International Journal of Accounting. 2000;35(4):495-519. Google Scholar
  12. Archambault J., Archambault M.. A Multinational Test of Determinants of Corporate Disclosure. The International Journal of Accounting. Corporate Communications: An International Journal. 2003;38(2):173-194. Google Scholar
  13. Rawlins B., Kwak Y.. Give the Emperor a Mirror: Toward Developing a Stakeholder Measurement of Organizational Transparency. Journal of Public Relations Research. 2009;21(1):71-99. Google Scholar
  14. Williams A.. A Global Index of Information Transparency and Accountability. Journal of Comparative Economics. 2015;43(3):804-824. Google Scholar
  15. GRI Sustainability Reporting Guidelines. Information và Management. 2006;3:. Google Scholar
  16. Christensen L.. Corporate Communication: The Challenge of Transparency. Corporate Communications: An International Journal. 2002;7(3):162-168. Google Scholar
  17. Lee G., Kwak Y.. Open Government Implementation Model: Moving to Increased Public Engagement. IBM Center for The Business of Government. 2011;:. Google Scholar
  18. IPSASB The Conceptual Framework for General Purpose Financial Reporting by Public Sector Entities. Int Polit Sci Rev. 2014;:1-120. Google Scholar
  19. Lee Y.W., Bersch K.. AIMQ: A Methodology for Information Quality Assessment. Information và Management. Information Polity. 2002;40(2):133-146. Google Scholar
  20. Solberg M.. A Survey Analysis of Transparency in Three Asian Regulatory Agencies Responsible for Medical Products. PhD Thesis University of Southern California. 2010;:. Google Scholar
  21. Wong W., Welch E.. Does E-Government Promote Accountability? A Comparative Analysis of Website Openness and Government Accountability. Governance: An International Journal of Policy, Administration, and Institutions. 2004;17(2):275-297. Google Scholar
  22. Lindstedt C., Naurin D.. Transparency Is Not Enough: Making Transparency Effective in Reducing Corruption. Int Polit Sci Rev. 2010;31(3):301-322. Google Scholar
  23. Michener G., Bersch K.. Identifying Transparency. Information Polity. Accounting, Organizations and Society. 2013;18:233-242. Google Scholar
  24. Sharman J.C., Chaikin D.. Corruption and anti-money-laundering systems: putting a luxury good to work, Governance: An International Journal of Policy. Administration, and Institutions. 2009;22(1):27-45. Google Scholar
  25. Xu H.. Key Issues Accounting Information Quality Management: Australian Case Studies. Industrial Management and Data Systems. 2003;103:461-470. Google Scholar
  26. Sacer I.M.. Accounting Information System’s Quality as The Ground for Quality Business Reporting. Iadis International Conference E-Commerce. 2006;:. Google Scholar
  27. Otley D.T.. The Contingency Theory of Management Accounting: Achievement and Prognosis. Accounting. Organizations and Society. 1980;5(4):413-428. Google Scholar
  28. Laudon Sistem Informasi Manajemen. ogyakarta: Penerbit Andi. 2005;:. Google Scholar
  29. Wisna N.. Organizational Culture and Its Impact on The Quality of Accounting Information Systems. Journal of Theoretical and Applied Information Technology. 2015;82(2):1-7. Google Scholar
  30. Okpala K.E.. Fiscal Accountability Dilemma in Nigeria Public Sector: A Warning Model for Economic Retrogression. Research Journal of Finance and Accounting. 2012;3(6):113-132. Google Scholar
  31. Rapina Factors Influencing The Quality of Accounting Information. Research journal of finance and accounting. 2014;5(2):148-152. Google Scholar
  32. Ang C.L., Davies M.A., Finlay P.N.. An Empirical Model of It Usage in The Malaysian Public Sector. Journal of Strategic Information Systems. 2001;10:159-174. Google Scholar
  33. McLeod R., Schell G.. Management Information Systems. 10th Edition New Jersey: Printice-Hall Inc. 2007;:. Google Scholar
  34. Aziz M.A.A.. Enhancement of the Accountability of Public Sectors through Integrity System, Internal Control System and Leadership Practices: A Review Study. Procedia Economics and Finance. 2015;28:163-169. Google Scholar
  35. Xu H.. Critical Success Factors for Accounting Information system data quality. Philosophy Thesis, The University of Sounthern Queenland, Australia. 2003;:. Google Scholar
  36. Martins M.R.. Size of Municipalities, Efficiency, and Citizens Participation: A Cross-European Perspective.’’. Environment and Planning. Government and Policy. 1995;13(4):441-458. Google Scholar
  37. García A.C., J.G. García. Determinants of Online Reporting of Accounting Information by Spanish Local Government Authorities. Local Government Studies. 2010;36(5):679-695. Google Scholar
  38. Bastida F., Benito B.. Central Government Budget Practices and Transparency: An International Comparison. Public Administration. 2007;85(3):667-716. Google Scholar
  39. Brislin R.W.. Back-Translation for Cross-Cultural Research. Journal of Cross- Cultural Psychology. 1970;1(3):185-216. Google Scholar
  40. Hair E.A.. A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS_SEM). Second Edition. 2016;:. Google Scholar
  41. Anderson J.C.. A Path Analytic Model of a Theory of Quality Management Underlying the Deming Management Method: Preminary Empirical Findungs. Decision Sciences. 1995;26(5):637-658. Google Scholar
  42. Bavik A.. Developing a New Hospitality Industry Organizational Culture Scale. International Journal of Hospitality Management. 2016;58:44-55. Google Scholar
  43. Nguyen P.N.. The Impact of Coordination and Competition on Cross-Functional Knowledge Sharing and Organisational Performance. PhD Thesis University of Western Sydney. 2014;:. Google Scholar
  44. Lindell M.K., Whitney D.J.. Accounting for Common Method Variance in Cross- Sectional Research Designs. Journal of Applied Psychology. 2001;86(1):114-121. Google Scholar
  45. Harrison T.M., Sayogo D.S.. Transparency, Participation, and Accountability Practices in Open Government: A Comparative Study. Government Information Quarterly. 2014;31(4):513-525. Google Scholar
  46. Fitrios R.. Factors That Influence Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality. International Journal of Scientific và Technology Research. 2016;5(5):192-198. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 1 (2020)
Page No.: 562-573
Published: Mar 31, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i1.600

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Van Nhi, V., & Thi Kim Thoa, D. (2020). The role of top managers’ support in financial accounting information transparency in Vietnam’s public sector. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(1), 562-573. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i1.600

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1642 times
Download PDF   = 1003 times
View Article   = 0 times
Total   = 1003 times