Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1797

Total

1649

Share

Indicators used in measuring poverty under the multidimentional approach: a case study in Quang Ngai province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Since the concept of multidimensional poverty was initiated in Sen’s works, coupled with the national database providing increasingly complete information on meeting the basic needs of the society, the measurement and evaluation of multidimensional poverty have become popular and attracted the attention of many researchers. The multidimensional poverty line can be based on indicators that are not related to incomes or expenditures. However, it includes other dimensions such as the lack of basic social services. Hence, measuring and implementing poverty reduction policies under the multidimensional approach should be comprehensive in all aspects and cover fields such as education, health, and living conditions (including housing, water supply, possession of sustainable assets, etc.). Since 2016, Quang Ngai province has changed from using the unidimensional to multidimensional poverty measurement method following Decision No. 59/2015/QD-TTg on the multidimensional approach poverty lines applicable for the period 2016-2020. From studies and consultation with experts and researchers in the field of poverty reduction, 11 indicators suitable for measuring multidimensional poverty in Quang Ngai province were proposed, including education level of adults; school attendance of children; access to health services; health insurance, social assistance; child mortality; nutrition; housing quality; fuel used for cooking; water supply sources; toilets; and the possession of sustainable assets.

Giới thiệu

Suốt một thời gian dài, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng thước đo thu nhập, chi tiêu để đo lường sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản và thụ hưởng phúc lợi xã hội 1 , nguyên nhân chính là sự phổ biến trong sử dụng chỉ số tiền tệ để đo lường phúc lợi và việc thống kê thu nhập, chi tiêu là thuận lợi và dễ so sánh để xác định chuẩn nghèo trong nền kinh tế 2 . Thorbecke cho rằng trên quan điểm người ta có thể có đủ tiền để không bị coi là người nghèo nhưng không đạt được chất lượng cuộc sống nhất định nếu không có các tiện ích công cộng nào đó; cụ thể là chi phí ăn uống, giáo dục và quần áo của con cái 3 . Ba thập kỷ qua, mức độ quan tâm về tình trạng đói nghèo đa chiều đã được gia tăng đáng kể, thể hiện qua rất nhiều nghiên cứu khác nhau cũng như sự vận dụng vào chính sách giảm nghèo của các quốc gia.

Thực tế cho thấy, sử dụng tiêu chí thu nhập sẽ không thể phản ánh hết được sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của con người, bởi lẽ có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Khi áp dụng đo lường, đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, kết quả đã chỉ ra sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 là 9,22% - theo chuẩn nghèo đơn chiều. Khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên 13,06%, đặc biệt khu vực miền núi có 25.392 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 41,93% (trong đó huyện Tây Trà có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh: 75,08%, tiếp theo là huyện Sơn Tây: 55,07%). Như vậy, khi áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề chuẩn nghèo và chỉ số áp dụng trong đo lường nghèo rõ ràng có tác động đáng kể đến kết quả xác định hộ nghèo, và ảnh hưởng đến hiệu quả thiết kế - thực thi chính sách giảm nghèo. Việc xác định hệ thống chỉ số phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi để đánh giá nghèo là thực sự cần thiết, nên nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhận định của các chuyên gia, đặc biệt là những cán bộ công tác trong lĩnh vực giảm nghèo. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, các báo cáo của UNDP và chuẩn nghèo đa chiều đang được áp dụng tại Việt Nam, nghiên cứu phác thảo các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường, đánh giá nghèo. Nhằm tổng hợp các chỉ số phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội tại Quảng Ngãi, tác giả thiết kế phiếu khảo sát áp dụng thang đo Linkert 5 mức độ, từ “Hoàn toàn không phù hợp” đến “Rất phù hợp” để thu thập nhận định của các chuyên gia về sự phù hợp của các chỉ số sử dụng cho nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi.

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm nghèo đa chiều

Từ kết quả nghiên cứu các công trình của Sen, Townsend và Abel-Smith, khái niệm về nghèo đã được mở rộng bao gồm cả các khía cạnh khác của cuộc sống con người 4 , 5 , 6 , 7 , 8 . Nghèo không chỉ được đo lường bằng thu nhập, chi tiêu mà bao gồm tiếp cận với hàng hóa công cộng, y tế, giáo dục, điều kiện nhà ở, và các mức sống xã hội khác... Nói cách khác khái niệm nghèo khổ đã mở rộng từ khái niệm nghèo đói vật chất đến nhìn nhận nghèo đói là khái niệm đa chiều: Nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, thể hiện được sự thiếu hụt về giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống.

Một khái niệm khá phổ biến thể hiện tính đa chiều của nghèo là Tuyên bố của Liên hợp quốc (UN) vào tháng 6/2018: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”.

Theo Đặng Nguyên Anh, “Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không được tiếp cận thông tin cũng được xác định là nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà còn là việc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác. Đây là phương pháp khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách hiện tại. Phương pháp này giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước giảm nghèo bền vững” 9 .

Lý thuyết nghèo đa chiều

Quan niệm nghèo theo cách tiếp cận khả năng

Theo cách tiếp cận khả năng của Sen, phúc lợi của một cá nhân không thể được đo lường một cách đơn thuần bởi các cân nhắc về thu nhập hoặc tiện ích mà đòi hỏi mở rộng cho một số thiếu hụt, dựa trên một số giá trị chung của xã hội và được lựa chọn thông qua kiểm tra công khai để xác định loại nhu cầu cơ bản 4 , 5 , 6 , 7 . Sen cho rằng thu nhập hay chi tiêu không thể là một chỉ số hoàn hảo để đo lường chất lượng cuộc sống, phản ánh không đầy đủ các khía cạnh tiện ích cuộc sống, đồng thời cũng không phản ánh các đặc điểm cá nhân (tình trạng hôn nhân, giới tính) 5 , 10 , 7 , Baker và Grosh cũng đề cập thu nhập hay chi tiêu không tính đến các quan điểm phúc lợi như giáo dục, y tế hoặc tiếp cận các dịch vụ công; theo đó, thu nhập hoặc tiền là phương tiện để có điều kiện sống tốt hơn nhưng không phải là điều kiện sống tốt hơn 11 . Allardt; Anand và Sen đề cập tới các yếu tố quan trọng cho sự sống còn của con người bao gồm mức sống, sức khoẻ, giáo dục, việc làm và điều kiện làm việc, điều kiện nhà ở, các nguồn lực kinh tế; nhu cầu tương tác với người khác và tham gia vào các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, cộng đồng); nhu cầu hội nhập vào xã hội, (tham gia hoạt động chính trị, hoạt động giải trí, làm việc có ý nghĩa) 12 , 13 . Bourguignon và Chakravarty cho rằng chỉ tiêu tiền tệ không thể cung cấp một đánh giá toàn diện về phúc lợi của con người, sự thịnh vượng của con người phụ thuộc vào các thuộc tính tiền tệ và phi tiền tệ; đo lường đói nghèo dựa trên thu nhập có thể chứng minh năng lực của người tiêu dùng thông qua thị trường, nhưng nó không phản ánh được sự tiếp cận của họ đối với hàng hoá công (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…) 14 . Theo quan điểm này, chính sách giảm nghèo hiệu quả là phải tạo điều kiện để người nghèo có được năng lực thực hiện các chức năng cần thiết, bắt đầu từ những chỉ số cơ bản như dinh dưỡng, sức khỏe, tránh nguy cơ tử vong sớm…, đến những nhu cầu cao hơn như được tôn trọng, được tham gia đời sống xã hội, có tiếng nói và quyền lực.

Dựa trên cách tiếp cận khả năng của Amartya Sen đối với sự phát triển của con người, đánh giá nghèo theo đa chiều là sự mở rộng trong phương pháp đo lường, bởi việc phân loại người nghèo dựa trên thu nhập và chi tiêu đã không phản ánh hết những thiếu hụt phải mà người nghèo phải đối mặt. Nghèo đói phải được hiểu như là một vấn đề đa chiều, trong đó thu nhập chỉ là một yếu tố trong số nhiều yếu tố khác giúp con người đạt được một cuộc sống đầy đủ hơn. Phương pháp tiếp cận chức năng của Sen chính là mở đầu cho đo lường nghèo đói đa chiều. Ngày nay, hầu hết các tổ chức quốc tế như WB, Liên Hiệp quốc đều đã mở rộng khái niệm đói nghèo để bao hàm cả những khía cạnh về năng lực như Sen đã đề xuất. Theo đó, đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản sau:

- Nghèo đói về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.

- Sự thiếu thốn về dịch vụ xã hội cơ bản, được đo lường bởi chỉ số giáo dục, y tế, chất lượng sống.

- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro; tình trạng không có tiếng nói và quyền lực trong xã hội.

Tổng quan các công trình nghiên cứu đo lường nghèo đa chiều

Từ năm 1976, Sen đã đề xuất đo lường nghèo đói bao gồm hai bước: (i) xác định người nghèo bằng ngưỡng thiếu hụt; và (ii) tổng hợp thông tin về nghèo đói trên toàn xã hội 4 . Ravallion và Jalan cho rằng một thước đo chính xác về đói nghèo sẽ phụ thuộc vào các chỉ số thu nhập cũng như các chỉ số phi thu nhập 15 . Bước đầu tiên trong việc xây dựng một thước đo tóm tắt về đói nghèo đa chiều liên quan đến việc lựa chọn các chỉ số thích hợp, điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn tùy ý của các nhà nghiên cứu phải đối mặt với sự cân bằng giữa thông tin chồng chéo và không đầy đủ. Việc lựa chọn các khía cạnh và ngưỡng phân loại nghèo cũng có thể được hướng dẫn bởi các giá trị chung mà xã hội chia sẻ được thể hiện trong Hiến pháp, Luật pháp hoặc dựa trên các cân nhắc chính sách và các ưu tiên... Cụ thể hơn, quy trình chung trong ước tính chỉ số tổng hợp đo lường nghèo đa chiều được tổng hợp bởi Njong và Ningaye bao gồm: (1) lựa chọn các biến cần xem xét, (2) xác định trọng số cho chiều hoặc chỉ số, (3) tập hợp các biến các biến có ý nghĩa và (4) xác định ngưỡng phân chia cá nhân nghèo và không nghèo 16 . Betti, D’Agostino, và Neri tiến hành so sánh các mô hình hồi quy bảng dựa trên các chỉ số tiền tệ và dựa trên các biến bổ sung để nghiên cứu động lực đói nghèo và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến nó. Theo đó, phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều bao gồm hai vấn đề chính: lựa chọn các chỉ số và quá trình tổng hợp. Kết quả là, nghèo đói được xem xét ở: (1) thu nhập ròng của hộ gia đình; (2) đánh giá chức năng thành viên hộ gia đình theo điều kiện nhà ở và sự hiện diện của hàng hoá lâu bền với các biểu hiện nghèo đói là: ngôi nhà không thuộc sở hữu; thiếu máy sưởi trung tâm, TV màu, máy ghi hình, máy giặt, máy rửa chén, máy tính gia đình, máy nghe nhạc CD, lò vi sóng, xe hơi hoặc xe tải 17 .

Kể từ những nghiên cứu tiên phong của Anand và Sen, Baker và Grosh, Ravallion và Jalan Sen về tiếp cận nghèo đói trên cơ sở các chỉ số phi tiền tệ…, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện với sự đa dạng về phương pháp cũng như chỉ số đo lường 18 , 19 , 20 , 21 , 22 , 23 , 14 , 2 , 24 , 16 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 . Cho đến nay, không có sự đồng thuận về biện pháp tốt nhất về đo lường và đánh giá nghèo đa chiều, nhưng sử dụng rộng rãi là phương pháp mở rộng của Alkire và Foster, tổng hợp thông tin từ các khía cạnh nghèo khác nhau vào một chỉ số tổng hợp (gọi là chỉ số nghèo đa chiều - MPI), phản ánh tỷ lệ nghèo đa chiều và mức độ thiếu hụt của người nghèo đa chiều. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng giáo dục, y tế và mức sống để xác định đói nghèo đa chiều, tuy nhiên, những nghiên cứu này khác nhau về chỉ số thành phần và cách họ đo lường mức độ nghèo đa chiều 30 , 18 , 19 . Một số nhà nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu và người nghèo là người thiếu hụt bất cứ chỉ tiêu nào, một số người khác ủng hộ cách tiếp cận giao lộ (nghèo khi thiếu hụt ở hai hoặc nhiều chiều)… 31

Xây dựng thang đo nghèo đa chiều

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một thang đo nghèo đa chiều liên quan đến việc lựa chọn các chỉ số thích hợp, điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn tùy ý của các nhà nghiên cứu phải đối mặt với sự cân bằng giữa thông tin chồng chéo và không đầy đủ. Thước đo nghèo cần phải phản ánh được nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm sức khỏe, giáo dục, tiêu chuẩn sống, trao quyền, công việc, môi trường, an toàn từ bạo lực, các mối quan hệ xã hội và văn hóa; việc lựa chọn các khía cạnh và ngưỡng phân loại nghèo cũng có thể được hướng dẫn bởi các giá trị chung mà xã hội chia sẻ được thể hiện trong Hiến pháp, Luật pháp hoặc dựa trên các cân nhắc chính sách và các ưu tiên 32 . Trong thực tiễn, đói nghèo đa chiều đã thu hút sự quan tâm không chỉ trong thảo luận hàn lâm mà còn trong chương trình nghị sự chính sách, cả trong nước và quốc tế, và chỉ số MPI được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu hình thành thang đo dựa trên các cơ sở chủ yếu là 33 , 20 , 32 :

- Nền tảng các nghiên cứu lý thuyết về nhu cầu cơ bản, các giá trị phổ quát, quyền con người.

- Thu thập thông tin từ cộng đồng, từ đó đưa ra các đánh giá giá trị để lựa chọn nhu cầu tiêu biểu.

- Các giá trị được đa số đồng thuận lâu dài, đặc biệt là các quyền con người và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), các giá trị chung mà xã hội chia sẻ được thể hiện trong Hiến pháp, Luật pháp hoặc dựa trên các cân nhắc chính sách và các ưu tiên.

- Ràng buộc về sự tồn tại của dữ liệu, từ đó phải hạn chế một số tham số không có đủ dữ liệu.

Tiếp cận các nghiên cứu của Alkire và Foster 30 , 18 , 19 ; Alkire và Santos 20 , 21 ; Alkire và Seth 22 ; De Neubourg, de Milliano, và Plavgo 34 , 35 ; Loaiza, Munetón, và Vanegas 36 ; Rippin 37 ; Silber 38 ; Vijaya và cộng sự 25 ; Wang và Wang 28 ; Zahra và Zafar 29 ; các báo cáo “Chỉ số nghèo đa chiều – tóm tắt lưu ý về phương pháp và kết quả đo lường” của UNDP thực hiện hàng năm 39 , 40 , 41 , 42 , 43 , có 03 chiều đo lường nghèo phi tiền tệ phổ biến bao gồm: Giáo dục, y tế, chất lượng sống.

Giáo dục và y tế là những chức năng cơ bản nhất của con người và bao gồm trong hầu hết các nghiên cứu nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận năng lực. Người ta lập luận rằng nếu không có trình độ học vấn và sức khoẻ, thì không thể nào một cá nhân có thể "có chức năng" trong bất kỳ xã hội nào 13 , 44 , 45 .

Chất lượng sống được đề cập bao gồm các yếu tố về nhà ở, các dịch vụ cơ bản, sở hữu hàng hóa thiết yếu và lâu bền.

- Nhà ở - theo cách tiếp cận khả năng – bao gồm các điều kiện về nhà với chức năng quan trọng là đảm bảo an toàn, tiện nghi cho hộ gia đình 46 , 47 .

- Các dịch vụ cơ bản, chẳng hạn như nước sạch hoặc cải thiện vệ sinh không chỉ là một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, mà còn là một triệu chứng của đói nghèo 48 , 49 .

- Sở hữu của hàng hoá lâu bền bản thân nó không phải là thước đo để đánh giá mức sống, tuy nhiên, một số phần của nó như sở hữu một chiếc ti vi, radio, xe máy có thể được đưa vào xem xét. Trong đời sống, Theo Townsend, Callan, Nolan và Whelan thì thiếu sở hữu của một số mặt hàng nhất định có thể được coi là dấu hiệu cho thấy đói nghèo 49 , 50 , Mira d’Ercole và Boarini khẳng định rằng, sở hữu hàng hoá lâu bền là “cần thiết để thực hiện các hoạt động đời sống hàng ngày" 51 . Do đó, sở hữu một số hàng hóa lâu bền có thể được coi là một phần của thang đo.

Việc phân đo lường, đánh giá nghèo bằng các chỉ số phi tiền tệ tương ứng 3 chiều là giáo dục, y tế và chất lượng sống hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, những nghiên cứu này khác nhau về cách họ đo lường mức độ nghèo đa chiều. Một số nhà nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu và người nghèo là người thiếu hụt bất cứ chỉ tiêu nào, một số người khác ủng hộ ngưỡng nghèo là thiếu hụt ở hai hoặc nhiều chiều.

Phương pháp nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến đo lường nghèo đa chiều, có thể nhận thấy có nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng các chiều đo lường. Vì vậy, nghiên cứu định tính là phương pháp cần thiết và phù hợp để khám phá các chỉ tiêu thành phần áp dụng trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi:

- Khảo lược các nghiên cứu có liên quan: Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hoá khái niệm, lý thuyết và các luận cứ khoa học cũng như thực tiễn về nghèo đa chiều.

- Thảo luận nhóm và khảo sát ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được tác giả sử dụng để thu thập ý kiến các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về sự phù hợp của các các chỉ số sử dụng đo lường, đánh giá nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu theo phương pháp đã xác định, tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu như sau:

Bước 1: Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, các báo cáo của UNDP và chuẩn nghèo đa chiều đang được áp dụng tại Việt Nam, nghiên cứu phác thảo một tập hợp chỉ tiêu để đo lường, đánh giá nghèo tương ứng với 03 chiều – gọi là thang đo sơ bộ.

Bước 2: Từ thang đo sơ bộ, tiến hành thảo luận nhóm tập trung để đánh giá sự phù hợp trong bối cảnh kinh tế xã hội tại Quảng Ngãi. Phiếu khảo sát được thiết kế áp dụng thang đo Linkert 5 mức độ, từ “Hoàn toàn không phù hợp” đến “Rất phù hợp”.

Bước 3: Phát hành phiếu khảo sát để thu thập nhận định của các chuyên gia về sự phù hợp của thang đo sử dụng cho nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi.

Trên cơ sở tổng quan, kế thừa các nghiên cứu của Alkire, Foster Santos, Seth, Asselin, Zahra và Zafar…, có 15 chỉ số sử dụng trong đo lường, đánh giá nghèo đa chiều được tổng hợp (Bảng 1) và đưa ra để tham vấn ý kiến của chuyên gia, bao gồm cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, các giảng viên, nhà nghiên cứu ở các Trường Đại học. Tổng hợp kết quả khảo sát và đề xuất các chỉ số phù hợp để áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi.

Table 1 Các chỉ số được sử dụng trong đo lường, đánh giá nghèo đa chiều được tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan
TT CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG NỘI DUNG
1 Trình độ giáo dục của người lớn Đánh giá trình độ học vấn của thành viên trưởng thành trong gia đình 39,40,30,18,19,41,20,21,22,23,52,53,34,35,31,36,54,37,42,43,38,25,28,55,29
2 Tình trạng đi học của trẻ em Đánh giá tình hình đi học của trẻ em dưới 15 tuổi 39,40,30,18,19,41,20,21,22,23,52,53,34,35,31,36,54,37,42,43,38,25,28,55,29
3 Tiếp cận các dịch vụ y tế Đánh giá tình hình đau ốm, bệnh tật hoặc sử dụng dịch vụ y tế của các thành viên trong hộ gia đình 23,31,36,56,28,55
4 Bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội Đánh giá tình hình tham gia Bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp xã hội, lương hưu 31,36,55
5 Tử vong trẻ em Đánh giá tình hình tử vong của trẻ em trong hộ gia đình 39,40,30,18,19,41,20,21,53,34,35,31,36,37,42,43,38,25,28,29
6 Dinh dưỡng Đánh giá tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em hoặc (và) người lớn trong hộ gia đình 39,40,30,18,19,41,20,21,53,34,35,31,36,37,42,43,38,25,28,29
7 Điện Đánh giá tình hình sử dụng điện của hộ gia đình 39,40,30,18,19,41,20,21,53,34,35,31,36,37,42,43,38,25,28,29,54,56,55
8 Nhiên liệu đun nấu Xác định loại nhiên liệu hộ gia đình sử dụng để đun nấu 39,40,30,18,19,41,20,21,53,34,35,36,37,42,43,38,25,28,29,54,56
9 Sàn nhà Xác định loại vật liệu được sử dụng để làm sàn nhà 39,40,30,18,19,41,20,21,53,34,35,36,37,42,43,38,25,29,31,56
10 Chất lượng nhà ở Xác định vật liệu được sử dụng để làm nhà hoặc tình trạng nhà đánh giá theo mức độ kiên cố, đơn sơ 23,52,31,54,56
11 Diện tích nhà ở bình quân đầu người Xác định diện tích nhà ở bình quân đầu người tối thiểu của hộ gia đình 31
12 Nguồn nước sinh hoạt Đánh giá tình hình tiếp cận nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt 39,40,30,18,19,41,20,21,53,34,36,37,42,43,38,29,31,22,23,52,56,25,28,55
13 Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không có nhà vệ sinh; Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 39,40,30,18,19,41,20,21,22,23,52,53,34,31,36,54,37,42,43,38,25,28,55,29
14 Sử dụng dịch vụ viễn thông Đánh giá tình hình tiếp cận các dịch vụ viễn thông của hộ gia đình như điện thoại, internet… 28
15 Sở hữu tài sản Đánh giá tình hình sở hữu tài sản tối thiểu phục vụ tiếp cận thông tin, phương tiện di chuyển; đồ đạc, vật dụng trong gia đình sơ sài, rẻ tiền. 39,40,30,18,19,41,20,21,22,23,53,34,31,36,54,37,42,43,38,25,29,56,55

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nghiên cứu xác định đối tượng khảo sát thăm dò là các cán bộ công tác trong lĩnh vực giảm nghèo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, một số cán bộ ở địa phương và nhà nghiên cứu ở các Trường Đại học. Số phiếu gửi đến các chuyên gia là 35 phiếu, nhận được phản hồi 29 phiếu. Kết quả tổng hợp và phân tích dữ liệu ở Bảng 2 cho thấy, phần lớn các chỉ số đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây cũng như trong chuẩn nghèo được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành được đánh giá là khá phù hợp. Việc sử dụng các chỉ tiêu này vào đo lường, đánh giá nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi nhận được sự đồng thuận khá cao từ các chuyên gia. Riêng các các chỉ số “Sử dụng điện”, “Sàn nhà”, “Diện tích nhà ở bình quân đầu người”, và “Sử dụng dịch vụ viễn thông” đạt điểm bình quân là dưới 2,5; có nghĩa theo phần đông các chuyên gia là không nên đưa vào để tính toán chỉ số nghèo đa chiều.

Table 2 Kết quả khảo sát nhận định của các chuyên gia về sự phù hợp của thang đo sử dụng cho nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi
TT Chỉ số Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max
1 Trình độ giáo dục của người lớn 3,034483 0,7784031 1 4
2 Tình trạng đi học của trẻ em 3,655172 0,7688517 2 5
3 Tiếp cận các dịch vụ y tế 3,379310 0,8624630 2 5
4 Bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội 3,517241 0,8709883 2 5
5 Tử vong trẻ em 3,275862 0,7510256 2 5
6 Dinh dưỡng 3,724138 0,8822274 2 5
7 Điện 2,172414 0,8048498 1 4
8 Nhiên liệu đun nấu 3,275862 0,8407714 1 5
9 Sàn nhà 2,344828 0,8974512 1 4
10 Chất lượng nhà ở 3,413793 0,8667361 1 5
11 Diện tích nhà ở bình quân đầu người 2,448276 0,8274836 1 4
12 Nguồn nước sinh hoạt 3,310345 0,9674506 1 5
13 Hố xí/nhà vệ sinh 3,275862 0,9597824 1 5
14 Sử dụng dịch vụ viễn thông 2,310345 0,7608007 1 4
15 Sở hữu tài sản 3,206897 0,9775812 1 5

Về “chỉ số sử dụng điện”, theo báo cáo Kết quả phát triển Kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2018; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2030 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới là 98,7%, đến năm 2020 sẽ đảm bảo 100% dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia. Do đó, sử dụng chỉ số này đánh giá sự thiếu hụt sẽ không phù hợp. Đối với chỉ số “Sàn nhà” và “Diện tích nhà ở bình quân”, có thể được bao hàm đánh giá qua chỉ số “Chất lượng nhà ở” với nội dung là xác định vật liệu được sử dụng để làm nhà hoặc tình trạng nhà đánh giá theo mức độ kiên cố, đơn sơ. Vấn đề “Sử dụng dịch vụ viễn thông”, chỉ số này đưa vào đánh giá nghèo có thể trùng với chỉ tiêu “Sở hữu tài sản”, bởi lẽ chỉ cần hộ gia đình thiếu một trong các tài sản tối thiểu phục vụ tiếp cận thông tin, phường tiện di chuyển, đồ đạc vật dụng trong gia đình sơ sài và rẻ tiền đã được xem là thiếu hụt. Điều đó cũng có nghĩa là nếu hộ gia đình thiếu hụt ở chỉ số “sử dụng dịch vụ viễn thông” cũng đồng thời thiếu hụt ở chỉ số “Sở hữu tài sản”. Như vậy, các chuyên gia có thể đã có sự ưu tiên lựa chọn chỉ số “Sở hữu tài sản” hơn là chỉ số “Sử dụng dịch vụ viễn thông”.

Để xây dựng thước đo nghèo đa chiều, việc đầu tiên cần thực hiện là lựa chọn các chỉ số thích hợp. Những chỉ số được cho là phù hợp phụ thuộc vào sự lựa chọn tùy ý của các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách trên cơ sở các giá trị chung mà xã hội chia sẻ được thể hiện trong Hiến pháp, Luật pháp hoặc dựa trên các cân nhắc chính sách và các ưu tiên. Trên cơ sở kết quả khảo sát chuyên gia về các chỉ số phù hợp sử dụng để đo lường nghèo đa chiều ở Quảng Ngãi, tác giả cơ cấu vào vào 3 chiều: Giáo dục, Y tế, và Điều kiện sống. Các khía cạnh này được tổng hợp từ 11 chỉ số thành phần, điểm cắt cho mỗi chỉ số dựa tiêu chuẩn quốc tế là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, chính sách an sinh xã hội của quốc gia (Việt Nam) hoặc tham khảo các tài liệu có liên quan, với trọng số được gán như trong Bảng 3.

Table 3 Tổng hợp các chiều - chỉ số đo l ư ờng, điểm cắt và tỷ trọng trong MPI
Chiều nghèo Chỉ số Ngưỡng thiếu hụt Tỷ trọng trong MPI
Giáo dục(1/3) Trình độ giáo dục của người lớn (1/2) Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học (1/2)x(1/3)= 1/6
Tình trạng đi học của trẻ em (1/2) Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học (1/2)x(1/3)= 1/6
Y tế (1/3) Tiếp cận các dịch vụ y tế (1/4) Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua (1/4)x(1/3)= 1/12
Bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội (1/4) Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có BHYT (1/4)x(1/3)= 1/12
Tử vong trẻ em (1/4) Có trẻ em (từ 0-5 tuổi) bị tử vong trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây (1/4)x(1/3)= 1/12
Dinh dưỡng (1/4) Có bất kỳ người lớn (dưới 70 tuổi) hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng (trẻ em cân nặng theo tuổi thấp hơn hai độ lệch chuẩn so với trung bình quốc tế, BMI người lớn dưới 17) (1/4)x(1/3)= 1/12
Điều kiện sống(1/3) Nhiên liệu đun nấu (1/5) Sử dụng nhiên liệu là than, củi (1/3)x(1/5)= 1/15
Chất lượng nhà ở (1/5) Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (1/3)x(1/5)= 1/15
Nguồn nước sinh hoạt (1/5) Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh (1/3)x(1/5)= 1/15
Hố xí/nhà tiêu (1/5) Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (1/3)x(1/5)= 1/15
Sở hữu tài sản (1/6) Hộ gia đình không có ti vi, radio, điện thoại, xe máy (hoặc có nhưng là loại rẻ tiền), tủ lạnh; (1/3)x(1/5)= 1/15

Với cách xây dựng thang đo như trên, hộ rơi vào nghèo đa chiều khi: có tổng điểm thiếu hụt >= 1/3 (33%); những hộ cận nghèo đa chiều khi 1/5<= tổng điểm thiếu hụt <=1/3; những hộ cực nghèo đa chiều khi có tổng điểm thiếu hụt >=1/2 57 .

Kết luận

Nghèo đa chiều là cách tiếp cận nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không được ở trong căn nhà kiên cố, không được sử dụng nước sạch hay khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được xác định là nghèo. Do tính phức tạp về nội dung và tính toán, cần xác định các chỉ số đo lường nghèo đa chiều phù hợp nhằm đạt được cả 3 mục tiêu là: đo lường và giám sát nghèo, định hướng chính sách giảm nghèo và xác định được đối tượng thụ hưởng chính sách. Ở các địa phương khác nhau, đặc điểm phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội cơ bản có sự khác nhau nên đòi hỏi chỉ số sử dụng cũng có sự khác nhau… Nhằm đánh giá đúng thực trạng nghèo đa chiều và hiệu quả của chương trình giảm nghèo, nghiên cứu đề xuất 11 chỉ số được cho là phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi qua việc khảo sát, thu thập ý kiến chuyên gia: các chỉ số liên quan đến giáo dục (Trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em), các chỉ số liên quan đến y tế và sức khỏe (Tiếp cận các dịch vụ y tế; Bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội; Tử vong trẻ em; Dinh dưỡng); các chỉ số liên quan đến điều kiện sống (Chất lượng nhà ở; Nhiên liệu sử dụng đun nấu; Nguồn nước sinh hoạt; Nhà vệ sinh; Sở hữu tài sản).

Tuyên bố xung đột lợi ích

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

Tuyên bố đóng góp của các tác giả

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UNDP ( United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

UN ( United Nations): Liên hiệp quốc

WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới

MPI (Multidimensional Poverty Index): Chỉ số nghèo đa chiều

MDGs ( Millennium Development Goals): Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

References

  1. Boadway R.W., Bruce N.. Welfare economics: B. Blackwell New York. . 1984;:. Google Scholar
  2. Laderchi C.R., Saith R., Stewart F.. Does it matter that we do not agree on the definition of poverty? A comparison of four approaches. Oxford development studies. 2003;31(3):243-274. Google Scholar
  3. Thorbecke E.. Multi-dimensional poverty: conceptual and measurement issues, Brasilia. Paper presented at the documento presentado en la Conferencia internacional "The many dimensions of poverty", Brasilia, Centro Internacional de la Privación. . 2005;:. Google Scholar
  4. Sen A.. Poverty: an ordinal approach to measurement. Econometrica: Journal of the Econometric Society. 1976;:219-231. Google Scholar
  5. Sen A.. Equality of what? The Tanner Lectures on Human Values, Vol. 1. In: Cambridge University Press, Cambridge, UK. . 1980;:. Google Scholar
  6. Sen A.. The concept of development. Handbook of development economics. 1988;1:9-26. Google Scholar
  7. Sen A.. Capability and well-being. The quality of life. 1993;30:. Google Scholar
  8. Townsend P.. Poverty in the United Kingdom: a survey of household resources and standards of living. Univ of California Press. 1979;:. Google Scholar
  9. Anh D.N.. Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn. . 2015;:. Google Scholar
  10. Sen A.. Poor, relatively speaking. Oxford economic papers. 1983;35(2):153-169. Google Scholar
  11. Baker J.L., Grosh M.E.. Poverty reduction through geographic targeting: How well does it work?. World Development. 1994;22(7):983-995. Google Scholar
  12. Allardt E.. Having, loving, being: An alternative to the Swedish model of welfare research. The quality of life. 1993;8:88-95. Google Scholar
  13. Anand S., Sen A.. Concepts or Human Development and Poverty! A Multidimensional Perspective. United Nations Development Programme, Poverty and human development: Human development papers. 1997;:1-20. Google Scholar
  14. Bourguignon F., Chakravarty S.R.. The measurement of multidimensional poverty. The Journal of Economic Inequality. 2003;1(1):25-49. Google Scholar
  15. Ravallion M., Jalan J.. Growth divergence due to spatial externalities. Economics Letters. 1996;53(2):227-232. Google Scholar
  16. Njong A.M., Ningaye P.. Characterizing weights in the measurement of multidimensional poverty : an application of data-driven approaches to Cameroonian data. OPHI working paper no. 21. Oxford Poverty & Human Development Initiative (OPHI). 2008;:. Google Scholar
  17. Betti G., D'Agostino A., Neri L.. Panel regression models for measuring multidimensional poverty dynamics. Statistical methods and applications. 2002;11(3):359-369. Google Scholar
  18. Alkire S., Foster J.. Counting and multidimensional poverty measurement. Journal of public economics. 2011a;95(7):476-487. Google Scholar
  19. Alkire S., Foster J.. Understandings and misunderstandings of multidimensional poverty measurement. The Journal of Economic Inequality. 2011b;9(2):289-314. Google Scholar
  20. Alkire S., Santos M.E.. Acute multidimensional poverty: A new index for developing countries. . 2010;:. Google Scholar
  21. Alkire S., Santos M.E.. A multidimensional approach: poverty measurement & beyond. Social indicators research. 2013;112(2):239-257. Google Scholar
  22. Alkire S., Seth S.. Measuring Multidimensional Poverty in India: A New Proposal, OPHI Working Paper 15. . 2008;:. Google Scholar
  23. Asselin L.M.. Analysis of multidimensional poverty: Theory and case studies (Vol. 7): Springer Science & Business Media. . 2009;:. Google Scholar
  24. Mehta A.K., Shah A.. Chronic poverty in India: Incidence, causes and policies. World Development. 2003;31(3):491-511. Google Scholar
  25. Vijaya M., Lahoti R., Swaminathan H.. Moving from the household to the individual: Multidimensional poverty analysis. World Development. 2014;59:70-81. Google Scholar
  26. Wagle U.R.. Multidimensional Poverty Measurement with Economic Well‐being, Capability, and Social Inclusion: A Case from Kathmandu, Nepal. Journal of Human Development. 2005;6(3):301-328. Google Scholar
  27. Wagle U.R.. Multidimensional poverty: An alternative measurement approach for the United States?. Social science research. 2008;37(2):559-580. PubMed Google Scholar
  28. Wang Y., Wang B.. Multidimensional poverty measure and analysis: a case study from Hechi City, China. SpringerPlus. 2016;5(1):642. PubMed Google Scholar
  29. Zahra K., Zafar T.. Marginality and Multidimensional Poverty: A Case Study of Christian Community of Lahore, Pakistan. Pakistan Journal of Commerce & Social Sciences. 2015;9(2):. Google Scholar
  30. Alkire S., Foster J.. Counting and multidimensional poverty measures, Oxford Poverty and Human Development Initiative (OPHI), Working Paper 7. . 2007;:. Google Scholar
  31. Le H., Nguyen C., Phung T.. Multidimensional Poverty: First Evidence from Vietnam. . 2014;:. Google Scholar
  32. Sen A.. Elements of a theory of human rights. Justice and the Capabilities Approach Routledge. 2017;:221-262. Google Scholar
  33. Alkire S.. Choosing dimensions: The capability approach and multidimensional poverty (MPRA Paper No. 8862). Retrieved from mpra. ub. uni-muenchen. de/8862. 2008;:. Google Scholar
  34. Neubourg C., Milliano M., Plavgo I.. Lost in dimensions. Bureau de recherche Document de travail, Bureau de recherche de l'UNICEF, Florence. 2013;:. Google Scholar
  35. Neubourg C., Milliano M., Plavgo I.. Lost (in) Dimensions: Consolidating progress in multidimensional poverty research: UNICEF Office of Research. . 2014;:. Google Scholar
  36. Loaiza O., Munetón G., Vanegas G.. The relationship between multidimensional poverty and armed conflict: the case of Antioquia, Colombia. . 2014;:. Google Scholar
  37. Rippin N.. Poverty severity in a multidimensional framework: the issue of inequality between dimensions. . 2010;:. Google Scholar
  38. Silber J.. A comment on the MPI index. Journal of Economic Inequality. 2011;9(3):479-481. Google Scholar
  39. Alkire S., Conconi A., Robles G., Seth S.. Multidimensional Poverty Index-Winter 2014/2015: Brief Methodological Note and Results. MPI Methodological Note, University of Oxford. 2015;:. Google Scholar
  40. Alkire S., Conconi A., Seth S.. Multidimensional Poverty Index 2014: Brief methodological note and results. . 2014;:. Google Scholar
  41. Alkire S., Robles G.. Multidimensional poverty index summer 2017: Brief methodological note and results. In: University of Oxford. . 2017;:. Google Scholar
  42. Roche J.M.. Multidimensional Poverty Index 2013: brief methodological note and results. . 2013;:. Google Scholar
  43. Seth S.. Multidimensional poverty index 2011: brief methodological note. . 2011;:. Google Scholar
  44. Duclos J.Y., Sahn D.E., Younger S.D.. Robust multidimensional poverty comparisons. The economic journal. 2006;116(514):943-968. Google Scholar
  45. Federman M., Garner T.I., Short K., Cutter I.V.. What does it mean to be poor in America. Monthly Lab. Rev. 1996;119:3. Google Scholar
  46. Alderfer C.P.. An empirical test of a new theory of human needs. Organizational behavior and human performance. 1969;4(2):142-175. Google Scholar
  47. Blank R.M.. Presidential address: How to improve poverty measurement in the United States. Journal of Policy Analysis and Management. 2008;27(2):233-254. Google Scholar
  48. Satterthwaite D.. The Millennium Development Goals and urban poverty reduction: great expectations and nonsense statistics. Environment and Urbanization. 2003;15(2):179-190. Google Scholar
  49. WHO Meeting the MDG drinking water and sanitation target: the urban and rural challenge of the decade. . 2006;:. Google Scholar
  50. Callan T., Nolan B., Whelan C.T.. Resources, deprivation and the measurement of poverty. Journal of Social Policy. 1993;22(2):141-172. Google Scholar
  51. d'Ercole M., Boarini R.. Measures of Material Deprivation in OECD Countries. . 2006;:. Google Scholar
  52. Battiston D., Cruces G., Lopez-Calva L.F., Lugo M.A., Santos M.E.. Income and beyond: Multidimensional poverty in six Latin American countries. Social indicators research. 2009;112(2):291-314. PubMed Google Scholar
  53. Chaudhary K.. The effect of political decentralisation and affirmative action on Multidimensional Poverty Index: evidence from Indian States. Journal of Social and Economic Development. 2015;17(1):27-49. Google Scholar
  54. Ningaye P., Ndjanyou L., Saakou G.M.. Multidimensional poverty in Cameroon: determinants and spatial distribution. . 2011;:. Google Scholar
  55. Wardhana D.. Multidimensional poverty dynamics in Indonesia (1993-2007). School of Economics, University of Nottingham. 2010;:. Google Scholar
  56. Ningaye P., Njong A.M.. Determinants and spatial distribution of multidimensional poverty in cameroon. Int'l J. Soc. Sci. 2015;3:91. Google Scholar
  57. Hổ D.P., Phương N.V.. Kinh tế phát triển - căn bản và nâng cao. NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 2015;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 2 (2020)
Page No.: 705-714
Published: Jun 21, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i2.624

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phat, H. (2020). Indicators used in measuring poverty under the multidimentional approach: a case study in Quang Ngai province. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(2), 705-714. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i2.624

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1797 times
Download PDF   = 1649 times
View Article   = 0 times
Total   = 1649 times