Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1953

Total

911

Share

The relation between academics’ research motivation and research productivity






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

In recent years, higher education institutions in Vietnam expect their academics to have more publications in prestigious journals to improve their ranking. Research motivation, both in the forms of intrinsic and extrinsic rewards, is viewed as an important factor driving academics to strive to do research. Examining the relation between academics’ research motivation and research productivity which is measured by the number of publications on international and local journals can offer an understanding of the impact of research motivation on research productivity. This relation is examined by a quantitative analysis of data obtained from a survey of 96 academics at the University of Economics and Law. The results show that intrinsic motivation exerts a stronger influence on the academics’ research productivity than extrinsic motivation. Another finding is that the academics with a doctoral degree are more productive in research than those with a master’s degree. Therefore, it is necessary to enhance both intrinsic motivation and sustain extrinsic motivation to promote the academics’ research productivity. As qualifications play an important role in enhancing the number of publications, providing academics with favorable conditions and encouraging them to achieve higher degrees is expected to boost their research productivity.

GIỚI THIỆU

Nhiều nghiên cứu đã xác định tầm quan trọng của năng suất nghiên cứu là một yếu tố chính quyết định hiệu suất của các trường đại học 1 , 2 . Nghiên cứu khoa học là một trong ba thành tố cơ bản cấu thành vai trò trách nhiệm của giảng viên 3 , 4 . Hiệu suất nghiên cứu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được cho là thấp hơn so với ở các nước phát triển và các nước ASEAN như Singapore, Malaysia và Thái Lan 5 . Các chỉ số thư mục, sử dụng cơ sở dữ liệu Scopus, cho thấy khoảng cách về hiệu suất xuất bản giữa Việt Nam và hai quốc gia thành viên ASEAN láng giềng là Thái Lan và Malaysia đã gia tăng kể từ năm 2001 6 . Áp lực bên ngoài ngày càng tăng đã buộc các cơ sở giáo dục đại học phải yêu cầu giảng viên liên tục tăng hiệu suất nghiên cứu khoa học (NCKH) với nguồn lực có giới hạn 7 .

Chẳng hạn, Đào Thị Oanh và Lê Mỹ Dung, trong nghiên cứu thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học sư phạm, nhận xét phần lớn giảng viên tham gia nghiên cứu nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của NCKH giáo dục đối với công tác giảng dạy và thăng tiến nghề nghiệp 8 . Tuy nhiên, năng lực NCKH được cảm nhận ở mức trung bình và thấp. Hai tác giả kiến nghị đổi mới cơ chế, chính sách cụ thể để động viên, khuyến khích hỗ trợ giảng viên nâng cao trình độ, tạo môi trường thuận lợi để giảng viên phát huy tiềm năng nghiên cứu, tổ chức xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh; tổ chức đánh giá chất lượng giảng viên và khen thưởng xứng đáng đối với giảng viên có nhiều công trình nghiên cứu; ràng buộc chế độ trách nhiệm trong giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học; mở rộng giao lưu khoa học và trao đổi chuyên gia. Huỳnh Thanh Tiến nghiên cứu năng lực nghiên cứu của 3 trường đại học tại Việt Nam có một trong những kết quả là động lực NCKH bên trong và bên ngoài đều có tác động đến NCKH của giảng viên trong đó động lực bên trong là lớn hơn 5 .

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Động lực được xem là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các cá nhân nỗ lực đạt được mục tiêu của họ 9 . Dựa trên sự khác biệt về mục tiêu hành động, Ryan và Deci đã phân biệt động lực bên trong (liên quan đến việc thực hiện một điều gì đó vì nó thú vị) đối với động lực bên ngoài (liên quan đến việc thực hiện một điều gì đó vì nó dẫn đến một kết quả tách biệt) 10 . Động lực bên trong phản ánh khuynh hướng học hỏi của con người và là xu hướng vốn có của việc tìm kiếm sự mới lạ và thách thức, để mở rộng và thực hiện một năng lực, để khám phá và học hỏi 11 . Nói cách khác, động lực bên trong liên quan đến xung lực vốn có trong các hoạt động, trong khi động lực bên ngoài ở các mức độ khác nhau dựa trên các tình huống bên ngoài các hoạt động 9 .

Động lực NCKH có thể xem là một yếu tố trong các đặc điểm cá nhân của giảng viên có tác động đến hiệu suất NCKH 7 . Động lực bên trong và động lực bên ngoài có liên hệ đến các phần thưởng nội tại và các phần thưởng bên ngoài tương ứng. Các yếu tố nội tại cá nhân bao gồm trí thông minh, hiểu biết, sáng tạo, tò mò, năng lực tự thân, động lực, sự công nhận và được tôn trọng trong lĩnh vực, tham vọng và nhu cầu cộng tác với người khác ảnh hưởng đến hiệu suất NCKH 12 , 13 . Ngoài các yếu tố nội tại, các yếu tố bên ngoài bao gồm sự thăng tiến, phần thưởng tài chính, biên chế, tải trọng giảng dạy và mạng lưới nghiên cứu, được xem là có tác động đáng kể đến hiệu suất NCKH và sự tham gia nghiên cứu của giảng viên. Chẳng hạn, biên chế và sự thăng tiến là động lực tiềm năng thúc đẩy hiệu suất NCKH 12 .

Hiệu suất NCKH là khái niệm đa chiều, nó có nhiều nghĩa khác nhau trong những môi trường khác nhau. Hiệu suất NCKH là một biến độc lập được đo bằng các công bố trên các tạp chí 14 . Theo Print và Hattie, hiệu suất nghiên cứu có thể được định nghĩa là “tổng thể nghiên cứu được thực hiện bởi các giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học và bối cảnh liên quan trong một khoảng thời gian nhất định” (trang 454) 15 . Hiệu suất NCKH có thể được xem là một chỉ số tổng hợp số lượng các ấn phẩm như bài viết hội thảo, bài báo, và sách 16 , 17 . Các nghiên cứu chỉ tập trung đếm số lượng các công bố có nhiều khuyết điểm như không xem xét chất lượng NCKH, vì thế một số nhà nghiên cứu dùng chỉ số trích dẫn để xác định khía cạnh này 16 . Chẳng hạn, Turner và Mairesse đo lường hiệu suất NCKH bằng 3 khía cạnh: số lượng công bố hàng năm/nhà khoa học, chỉ số tác động bình quân của các tạp chí mà nhà khoa học công bố hàng năm; và chỉ số trích dẫn trung bình/bài báo đối với mỗi nhà khoa học 18 . Phần lớn các nghiên cứu về hiệu suất NCKH nhấn mạnh rằng hiệu suất NCKH chỉ sản phẩm công bố của giảng viên và được đo bằng tổng số công bố/nhà nghiên cứu và được hiệu chỉnh theo chất lượng của công bố khoa học 19 , 20 . Theo Hardre, Beesley, Miller và Pace, hiệu suất nghiên cứu là các ấn phẩm nghiên cứu như các bài báo chuyên đề, sách học thuật, các chương sách, và các bài thuyết trình và ấn phẩm hội thảo 21 . Định nghĩa của Hardre, Beesley, Miller và Pace 21 có thể xem phù hợp với Trường Đại học Kinh tế - Luật trong bối cảnh khuyến khích giảng viên công bố khoa học khi số lượng còn hạn chế. Do đó, bài viết này xem xét hiệu suất NCKH ở khía cạnh bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế và trong nước. Mục tiêu của bài viết này là: (i) khám phá động lực nghiên cứu của giảng viên trong đó bao gồm các phần thưởng tiềm năng từ nghiên cứu, liên quan đến các yếu tố động lực bên trong và bên ngoài; (ii) xem xét mối liên hệ giữa động lực nghiên cứu của cán bộ, giảng viên (CB-GV) và hiệu suất nghiên cứu bằng thống kê suy diễn.

Câu hỏi nghiên cứu 1: Đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ các yếu tố tạo động lực thúc đẩy họ thực hiện nghiên cứu khoa học?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Động lực nghiên cứu của cán bộ, giảng viên có liên quan như thế nào đến hiệu suất nghiên cứu của họ trên các tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này, mang tính mô tả và giải thích. Những người tham gia khảo sát là 96 CB-GV dạy các môn học khác nhau tại Trường Đại học Kinh tế - Luật. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi khảo sát. Khảo sát được thực hiện trực tuyến và việc tuyển chọn người trả lời bao gồm việc gửi email mời cho các giảng viên và mời họ điền vào mẫu câu hỏi thông qua biểu mẫu được tạo trên google. Những người được hỏi được yêu cầu cung cấp thông tin nhân khẩu học bao gồm giới tính, tuổi tác, bằng cấp học thuật, chức danh chuyên môn. Bảng câu hỏi có hai phần. Phần 1 bao gồm thông tin nhân khẩu học như đã trình bày ở trên và số lượng bài báo mà họ đã công bố trên các tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước. Phần 2 gồm các thang đo động lực cho nghiên cứu. Bảng câu hỏi được viết bằng tiếng Việt và trả lời ẩn danh. Những người tham gia được yêu cầu đánh giá mức độ đồng ý của họ với các câu hỏi. Các câu hỏi đo động lực nghiên cứu được điều chỉnh từ nghiên cứu của Chen, Nixon, Gupta, và Hoshower 13 , nghiên cứu động lực NCKH của giảng viên đại học, bao gồm các biến động lực bên trong và bên ngoài.

Các biến động lực bên ngoài gồm: (1) hợp đồng làm việc dài hạn, (2) nhận học hàm giáo sư hoặc được thăng chức, (3) được tăng lương, (4) nhận nhiệm vụ quản lý, (5) được trao vị trí giáo sư chủ trì, và (6) giảm tải giảng dạy. Các biến động lực bên trong gồm: (7) được đồng nghiệp công nhận, (8) nhận được sự tôn trọng từ sinh viên, (9) thỏa mãn nhu cầu cá nhân để đóng góp cho lĩnh vực mình nghiên cứu, (10) thỏa mãn nhu cầu cá nhân về sáng tạo hoặc tò mò, (11) thỏa mãn nhu cầu cá nhân hợp tác với những người khác và (12) thỏa mãn nhu cầu cá nhân để luôn cập nhật kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu; và riêng yếu tố (13) để tìm việc tốt hơn ở trường khác có thể xem như thuộc động lực bên ngoài vì có thể mang lại lợi ích như lương cao hơn hoặc tải trọng giảng dạy thấp hơn (trang 102) 13 .

Để phù hợp với mục đích nghiên cứu hiện tại, các sửa đổi nhỏ đã được thực hiện so với danh mục câu hỏi gốc để công cụ phù hợp hơn với những người tham gia hiện tại. Chẳng hạn, câu hỏi “Động lực để thầy/cô NCKH là để được khen thưởng (tài chính, bằng khen, vinh danh)” đã được thêm vào. Bảng hỏi có 15 mục được đo trên thang đo Likert 5 điểm, từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 để xác định các khía cạnh chính của động lực nghiên cứu. Các phân tích hồi quy được thực hiện để xem xét vai trò dự báo của động lực nghiên cứu, với số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước như các biến phụ thuộc. Vì mỗi biến phụ thuộc là một số nguyên không âm (dữ liệu dạng đếm), phân tích hồi quy Poisson sẽ phù hợp 22 . Nói cách khác, hồi quy Poisson tương tự như hồi quy bội thông thường ngoại trừ biến phụ thuộc là một số đếm được quan sát theo phân phối Poisson. Do đó, các giá trị có thể có của biến phụ thuộc là các số nguyên không âm: 0, 1, 2, 3, v.v., và số lượng lớn là rất hiếm 23 , 24 . Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là số lượng bài báo công bố trên tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước. Do đó, hồi quy Poisson là chọn lựa phù hợp với biến phụ thuộc trong nghiên cứu này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung của người tham gia nghiên cứu

Table 1 cho thấy các giảng viên tham gia trả lời bảng hỏi với số lượng nữ gần 10% lớn hơn số lượng nam. Độ tuổi chiếm đa số từ 30-49 và từ 50-59 chiếm khoảng 84%. Những người có bằng thạc sĩ (75%) gấp 3 lần tiến sĩ (gần 24%). Trong số 96 người trả lời có 2 là phó giáo sư, còn lại là cán bộ, giảng viên.

Table 1 Thông tin chung của những người tham gia nghiên cứu
Thể loại Tần suất Tỷ lệ
Giới tính
Nam 44 45,83%
Nữ 52 54,17%
Độ tuổi
20-29 11 11,46%
30-39 53 55,21%
40-49 28 29,17%
50-59 2 2,08%
60 trở lên 2 2,08%
Bằng cấp
Cử nhân 1 1,04%
Thạc sĩ 72 75,00%
Tiến sĩ 23 23,96%
Chức danh
Giảng viên 94 97,92%
Phó giáo sư 2 2,08%

Động lực nghiên cứu và hiệu suất NCKH

Thống kê mô tả động lực nghiên cứu

Table 2 cho thầy rằng 4 câu hỏi mô tả động lực liên quan đến hiện thực hóa bản thân hoặc nghĩa vụ đối với lĩnh vực hoạt động có điểm trung bình cao hơn các yếu tố khác như thỏa mãn nhu cầu đóng góp vào lĩnh vực của mình (M1.10), nhu cầu sáng tạo chia sẻ tri thức (M1.11), cộng tác với đồng nghiệp (M1.12), và cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu (M1.13). Điều này có thể thấy rằng các khía cạnh thuộc động lực bên trong quan trọng với giảng viên. Đối với câu hỏi M1.5 thuộc nhóm các khía cạnh động lực bên ngoài có giá trị trung bình lớn hơn 4, nghĩa là trách nhiệm NCKH cũng là một yếu tố quan trọng mà giảng viên phải thực hiện. Các yếu tố động lực bên ngoài có giá trị trung bình ở mức trung bình từ 2,3 đến 3,3 (xem Table 2 ). Trong số các yếu tố thuộc động lực bên ngoài thì động lực được thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay nâng cao học hàm, học vị được các giảng viên xem trọng hơn các yếu tố khác thuộc nhóm này.

Table 2 Thống kê mô tả đối với động lực nghiên cứu khoa học
TT Ký hiệu Nội dungThầy/cô có động lực để làm NCKH:……. N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
1 M1.1 Để thăng hạng chức danh nghề nghiệp 96 1,0 5,0 3,250 1,2814
2 M1.2 Để nâng cao học hàm, học vị 96 1 5 3,36 1,315
3 M1.3 Để được tăng lương trước hạn 96 1,0 5,0 3,010 1,3018
4 M1.4 Để được bổ nhiệm vị trí quản lý 96 1,0 5,0 2,542 1,3527
5 M1.5 Vì nhiệm vụ nghề nghiệp bắt buộc 96 1,0 5,0 4,073 ,9431
6 M1.6 Để có được sự tôn trọng của lãnh đạo 96 1,0 5,0 2,708 1,2305
7 M1.7 Để giảm tải công việc giảng dạy 96 1,0 5,0 3,000 1,3139
8 M1.8 Để được đồng nghiệp công nhận 96 1,0 5,0 3,302 1,2407
9 M1.9 Để được sinh viên tôn trọng 96 1,0 5,0 3,521 1,2480
10 M1.10 Để thỏa mãn nhu cầu đóng góp vào lĩnh vực của mình 96 2,0 5,0 4,271 ,7743
11 M1.11 Để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo, chia sẻ tri thức 96 2,0 5,0 4,292 ,8068
12 M1.12 Để được cộng tác với đồng nghiệp 96 1,0 5,0 3,833 ,9697
13 M1.13 Để cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu 96 1,0 5,0 4,354 ,8205
14 M1.14 Để được khen thưởng (tài chính, bằng khen, vinh danh) 96 1,0 5,0 2,875 1,2998
15 M1.15 Để tìm việc tốt hơn ở trường khác 96 1,0 5,0 2,312 1,0791
Mẫu hợp lệ 96

Động lực bên trong và động lực bên ngoài

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện để xác định nhân tố của động lực nghiên cứu, cung cấp bằng chứng cho độ giá trị của cấu trúc bảng hỏi. Các giả định về tính nhân tố đã được đáp ứng, vì thang đo đo mức độ phù hợp lấy mẫu của Kaiser Meyer Olkin (KMO) là 0,758, Bartlett test có ý nghĩa (p <0,001) 25 . Principal components factoring được sử dụng để chiết xuất nhân tố và varimax được sử dụng cho phép chuyển. Số lượng các yếu tố được trích xuất được xác định bằng cách cùng xem xét các giá trị riêng eigenvalues (lớn hơn 1), với giá trị tuyệt đối để phân tích nhân tố dưới 0,55, giải thích phương sai (72,17%, lớn hơn 60%) 26 . Phân tích ban đầu mang lại bốn yếu tố với giá trị riêng lớn hơn một. Khi một mục có gía trị communality thấp bị loại bỏ (M1.6), cấu trúc bốn thành tố vẫn còn. Cụ thể, phân tích EFA lần 2, yếu tố đầu tiên thuộc động lực bên ngoài bao gồm 7 mục (M1.1, M1.2, M1.3, M1.4, M1.7, M1.14, M1.15) liên quan đến các động lực bên ngoài như sự thăng tiến (như thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nâng cao học hàm, học vị, tăng lương trước hạn, được bổ nhiệm vị trí quản lý,) hoặc giảm tải khối lượng giảng dạy, được khen thưởng, hay tìm việc trường khác (để có thu nhập cao hơn). Yếu tố này tập trung vào nội dung “sự thăng tiến và hiệu suất” (M1.15 được coi là kết quả xứng đáng nếu các giảng viên có thành tích tốt trong nghiên cứu). Yếu tố thứ hai thuộc nhóm động lực bên trong, thể hiện sự quan tâm hay thỏa mãn bên trong gồm 4 câu hỏi (M.10, M1.11, M1.12, M1.13) mô tả động lực liên quan đến các giá trị nội tại của cá nhân như “hiện thực hóa bản thân hoặc nghĩa vụ tự xác định đối với lĩnh vực hoạt động”. Yếu tố thứ ba bao gồm 2 câu hỏi/biến (M1.8, M1.9) liên quan đến động cơ để phát huy vị thế hoặc danh tiếng. Tuy nhiên khi phân tích EFA thì 2 câu này bị tách ra thành một nhân tố. Nội dung của 2 câu này thiên về động lực bên ngoài hơn, tập trung vào nội dung “danh tiếng và công nhận”. Yếu tố cuối cùng thuộc nhóm động lực bên ngoài bao gồm 1 câu hỏi mô tả quy định bên ngoài tập trung vào nghĩa vụ bên ngoài, nghiên cứu khoa học là yêu cầu của nghề nghiệp (M1.5). Theo yêu cầu phân tích EFA và hồi quy thì các nhân tố có 1 và 2 biến sẽ bị loại. Chi tiết kết quả phân tích EFA lần 3 sau khi loại M1.5, M1.8, M1.9 còn lại 2 nhân tố với hệ số tải nhân tố được thể hiện trong Table 3 :

Table 3 Ma trận xoay nhân tố động lực NCKH
Ký hiệu Câu hỏi Nhân tố
Thầy/cô có động lực để làm NCKH:……. 1 2
M1.1 Để thăng hạng chức danh nghề nghiệp ,899
M1.2 Để nâng cao học hàm, học vị ,834
M1.3 Để được tăng lương trước hạn ,844
M1.4 Để được bổ nhiệm vị trí quản lý ,764
M1.7 Để giảm tải công việc giảng dạy ,656
M1.14 Để được khen thưởng (tài chính, bằng khen, vinh danh) ,785
M1.15 Để tìm việc tốt hơn ở trường khác ,650
M1.10 Để thỏa mãn nhu cầu đóng góp vào lĩnh vực của mình ,896
M1.11 Để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo, chia sẻ tri thức ,909
M1.12 Để được cộng tác với đồng nghiệp ,741
M1.13 Để cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu ,741

Đối với kiểm định thang đo thì yêu cầu loại bỏ biến khi Cronbach’s Alpha < 0,6. Kết quả Cronbach’s Alpha của hai nhóm thang đo này đều > 0,8 ( Table 3 ). Vì vậy, các biến quan sát trong hai nhân tố này đều được chấp nhận và có độ tin cậy cao ( Table 4 ).

Table 4 Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Nhân tố Số lượng biến Cronbach’s Alpha
ME (Động lực bên ngoài) 7 ,892
MI (Động lực bên trong) 4 ,835

Table 5 thể hiện thống kê mô tả hai nhân tố liên quan đến các động lực bên ngoài (ME) như sự thăng tiến (như nâng cao học hàm, học vị, tăng lương, v.v.) hoặc giảm tải khối lượng giảng dạy và động lực bên trong (MI) liên quan đến các giá trị nội tại của cá nhân. Table 4 cho thấy rằng nhân tố động lực bên trong MI có điểm trung bình (M = 4,19) lớn hơn nhân tố động lực bên ngoài ME (M = 2,9). Giá trị trung bình của nhân tố ME được tính từ việc chuyển đổi biến trong phần mềm SPSS (Transform à Compute Variable) theo cú pháp Mean (M1.1, M1.2, M1.3, M1.4, M1.7, M1.14, M1.15), nghĩa là trung bình cộng của 7 biến trong nhân tố này. Tương tự, giá trị trung bình của nhân tố MI là trung bình cộng của 4 biến trong nhân tố này, bao gồm M1.10, M1.11, M1.12, M1.13.

Table 5 Thống kê mô tả của 2 nhân tố ME và MI
N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Skewness Kurtosis
Thống kê Thống kê Thống kê Thống kê Thống kê Thống kê Sai số chuẩn Thống kê Sai số chuẩn
ME 96 1,00 5,00 2,9077 ,99666 -,237 ,246 -,585 ,488
MI 96 1,50 5,00 4,1875 ,69206 -,939 ,246 1,284 ,488

Dựa trên việc phân tích EFA và các điều kiện áp dụng cho biến phụ thuộc thì mô hình hồi quy Poisson được áp dụng để tìm mối liên hệ giữa 2 nhân tố trong động lực ME và MI đối với hai biến phụ thuộc hiệu suất NCKH thông qua số lượng bài báo trên tạp chí quốc tế (IAR) và bài báo trên tạp chí trong nước (DAR). Table 6 mô tả ước lượng tham số trong mối liên hệ giữa động lực NCKH và công bố quốc tế.

Table 6 Ước lượng tham số trong mối liên hệ giữa động lực và công bố quốc tế
Tham số B Sai số chuẩn 95% Độ tin cậy Wald Kiểm định giả thuyết Exp(B)
Cận dưới Cận trên Wald Chi-Bình phương df Sig.
(Intercept) -1,743 ,6814 -3,078 -,407 6,541 1 ,011 ,175
ME ,254 ,0932 ,071 ,437 7,434 1 ,006 1,289
MI ,280 ,1429 ,000 ,560 3,829 1 ,050 1,323

Table 6 cho thấy các biến ME và MI đều có ảnh hưởng đến hiệu suất công bố quốc tế ở mức 0,05, các giá trị Sig. lần lượt là 0,006 và 0,05. Omnibus Test cho giá trị p = 0,003 < 0,05, nghĩa là mô hinh dự báo được ở mức 0,05. Các giá trị beta của các biến này dương, nghĩa là hiệu suất công bố khoa học quốc tế tỷ lệ thuận với động lực bên ngoài và động lực bên trong. Chẳng hạn, MI là biến dự báo tốt cho IAR (B = 0,280; S.E = 0,1429; p = 0,05 < 0,05): mỗi đơn vị tăng lên đối với biến MI thì giá trị đếm logarit dự báo của IAR tăng 0,280 bài báo. Giá trị Exp(B) cho các biến này > 1, nghĩa là khi mức độ các biến này tăng sẽ tăng khả năng tăng số lượng bài báo đăng tạp chí quốc tế. Như vậy, Table 6 cho thấy trong số 2 biến dự báo thì động lực bên trong có tác động dự báo tăng IAR lớn hơn ME. Table 7 mô tả ước lượng tham số trong mối liên hệ giữa động lực NCKH và công bố trong nước.

Table 7 Ước lượng tham số trong mối liên hệ giữa động lực và công bố trong nước.
Tham số B Sai số chuẩn 95% Độ tin cậy Wald Kiểm định giả thuyết Exp(B)
Cận dưới Cận trên Wald Chi-Bình phương df Sig.
(Intercept) -,848 ,4699 -1,769 ,073 3,254 1 ,071 ,428
ME ,137 ,0610 ,018 ,257 5,075 1 ,024 1,147
MI ,341 ,0984 ,148 ,533 11,974 1 ,001 1,406

Table 7 cho thấy các biến ME và MI đều có ảnh hưởng đến hiệu suất công bố trong nước ở mức 0,05, các giá trị Sig. lần lượt là 0,024 và 0,01. Omnibus Test cho giá trị p = 0,000 < 0,05, nghĩa là mô hinh dự báo được ở mức 0,05. Các giá trị beta của các biến này dương, nghĩa là hiệu suất công bố khoa học trong nước tỷ lệ thuận với động lực bên ngoài và động lực bên trong. Chẳng hạn, MI là biến dự báo tốt cho DAR (B = 0,341; S.E = 0,0984; p = 0,001 < 0,05): mỗi đơn vị tăng lên đối với biến MI thì giá trị đếm logarit dự báo của DAR tăng 0,341 bài báo. Giá trị Exp(B) cho các biến này > 1, nghĩa là khi mức độ các biến này tăng sẽ tăng khả năng tăng số lượng bài báo đăng tạp chí trong nước. Như vậy, Table 7 cho thấy trong số 2 biến dự báo thì động lực bên trong có tác động dự báo tăng DAR lớn hơn ME.

Bằng cấp và hiệu suất NCKH

Table 8 cho thấy số trung bình của các bài báo công bố trên tạp chí trong nước nhiều hơn số lượng công bố quốc tế đối với mẫu này. Chi tiết sẽ được trình bày trong Table 9 , Table 10 khi so sánh công bố trên tạp chí trong nước và quốc tế theo bằng cấp thạc sỹ và tiến sĩ.

Table 8 Thống kê mô tả công bố nghiên cứu của giảng viên
N Min Max Giá tri trung bình Độ lệch chuẩn
Bài báo trên tạp chí quốc tế 96 0 36 1,24 4,210
Bài báo trên tạp chí trong nước 96 0 35 2,75 5,487
Mẫu hợp lệ 96

Yếu tố bằng cấp cũng có thể có liên quan đến hiệu suất NCKH nó thể hiện qua việc so sánh số bài báo trung bình với bài báo trên tạp chí quốc tế và trong nước, sử dụng Independent Samples T-test. Table 9 , Table 10 cho thấy những giảng viên có bằng tiến sỹ có trung bình bài báo đăng tạp chí cao hơn thạc sĩ.

Table 9 Independent Samples t-Test: Bằng cấp và trung bình bài báo trên tạp chí quốc tế
Kiểm định Levene t-test giá trị trung bình bằng nhau
F Sig. t df Sig. (2-tailed) Khác biệt giá trị trung bình Khác biệt sai số chuẩn 95% độ tin cậy sự khác biệt
Cận dưới Cận trên
Bài báo trên tạp chí quốc tế (IAR) Giả định phương sai bằng nhau 17,216 ,000 -3,553 93 ,001 -3,396 ,956 -5,294 -1,498
Giả định phương sai khác nhau -2,132 22,763 ,044 -3,396 1,592 -6,692 -,100

So sánh trị trung bình của bài báo đăng trên tạp chí quốc tế đối với bằng cấp thì trung bình tiến sĩ đăng (3,83 bài) nhiều bài hơn thạc sĩ (0,43 bài) trên các tạp chí quốc tế trong 5 năm gần đây: khác biệt về bài báo quốc tế giữa CB-GV là tiến sĩ so với thạc sĩ là 3,4 bài. Vì giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 nên phương sai của 2 tổng thể khác nhau, kết quả kiểm định t ở dòng Giả định phương sai khác nhau (Equal variances not assumed) sẽ được sử dụng. Sự khác biệt này có ý nghĩa ở mức Sig. = 0,044 với độ tin cậy 95%.

Table 10 Independent Samples t-Test: Bằng cấp và trung bình bài báo trên tạp chí trong nước
Kiểm định Levene t-test giá trị trung bình bằng nhau
F Sig. t df Sig. (2-tailed) Khác biệt giá trị trung bình Khác biệt sai số chuẩn 90% độ tin cậy sự khác biệt
Cận dưới Cận trên
Bài báo trên tạp chí trong nước (DAR) Giả định phương sai bằng nhau 7,539 ,007 -2,317 93 ,023 -2,988 1,290 -5,131 -,845
Giả định phương sai khác nhau -1,914 28,884 ,066 -2,988 1,561 -5,641 -,334

So sánh số trung bình của bài báo đăng trên tạp chí trong nước đối với bằng cấp thì trung bình tiến sĩ đăng nhiều bài (5,04 bài) hơn thạc sĩ (2,06) trên các tạp chí trong nước: khác biệt về bài báo trong nước giữa CB-GV là tiến sĩ so với thạc sĩ là 3 bài. Vì giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0,05 nên phương sai của 2 tổng thể khác nhau, kết quả kiểm định t ở dòng Giả định phương sai khác nhau (Equal variances not assumed) sẽ được sử dụng. Sự khác biệt này có ý nghĩa ở mức Sig. = 0,066 với độ tin cậy 90%.

THẢO LUẬN

Kết quả này cho thấy đối với CB-GV Trường Đại học Kinh tế - Luật, động lực bên trong có ảnh hưởng nhiều hơn so với động lực bên ngoài đến hiệu suất công bố nghiên cứu của họ. Trong đó, động lực nghiên cứu của giảng viên tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu đóng góp vào lĩnh vực của mình, nhu cầu sáng tạo chia sẻ tri thức, cộng tác với đồng nghiệp, và cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Chen, Gupta và Hoshower, trong đó động lực bên trong có tác động đến hiệu suất nghiên cứu và thỏa mãn nhu cầu sáng tạo được giảng viên xem có giá trị lớn 12 . Việc thỏa mãn nhu cầu đóng góp vào lĩnh vực của mình và sáng tạo chia sẻ tri thức thể hiện đam mê NCKH của giảng viên. Đam mê nghiên cứu được thể hiện như một động lực để thực hiện nghiên cứu và được cho là tăng cường hiệu suất nghiên cứu của giảng viên 27 . Ngoài ra, hợp tác với đồng nghiệp được xem là cách hữu hiệu để tăng hiệu suất NCKH 28 . Có được sự hợp tác như mong đợi với đồng nghiệp cũng là một phần thưởng của NCKH đối với giảng viên 13 . Hơn nữa, nhu cầu cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu của mình cũng quan trọng đối với giảng viên, giống như kết quả trong nghiên cứu của Chen và cộng sự 13 .

Trong số các yếu tố thuộc động lực bên ngoài (như thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nâng cao học hàm, học vị, tăng lương trước hạn, được bổ nhiệm vị trí quản lý, hoặc giảm tải khối lượng giảng dạy, được khen thưởng, hay tìm việc trường khác) thì động lực được thăng hạng chức danh nghề nghiệp hay nâng cao học hàm, học vị được các giảng viên xem trọng hơn các yếu tố khác thuộc nhóm này. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trước đó là giảng viên cũng đánh giá cao nhu cầu nghiên cứu để có chức danh giáo sư 12 hay các chức danh nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn 5 . Sản phẩm nghiên cứu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tăng lương cho giảng viên tại các trường 29 . Các ấn phẩm chủ yếu được sử dụng làm tiêu chí cho sự thăng tiến và công nhận thành thích học thuật 30 . Động lực bên ngoài cho NCKH đôi khi lại là mong muốn đạt được chức vụ quản lý 31 . Ngoài ra, Levin và Stephan 32 phát hiện rằng đa số giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu vì các phần thưởng tài chính liên quan. Một phần thưởng bên ngoài khác là NCKH và giảm khối lượng giảng dạy. Nếu giảng viên giảm giờ giảng dạy và dành nhiều giờ cho NCKH thì họ có thể có nhiều công bố khoa học 28 , 33 . Giảm tải trọng giảng dạy cũng được là một trong những yếu tố để tăng động lực NCKH 12 . Một biến khác của động lực bên ngoài có thể là để tìm việc tốt hơn ở trường khác, mà theo Chen và cộng sự lý giải, thì việc này mang lại lợi ích như lương cao hơn hay tải trọng giảng dạy thấp hơn 13 .

Mối liên hệ tích cực giữa động lực bên trong và công bố nghiên cứu tương tự với các kết quả nghiên cứu trước đó 5 , 9 , 12 . Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tiến 5 tại các trường đại học tại Việt Nam kết luận rằng giảng viên nói chung có một động lực bên trong lớn dành cho nghiên cứu. Mối liên hệ dương này chỉ ra rằng các giảng viên có động lực bên trong, những người tìm thấy sự hài lòng thực sự trong các hoạt động NCKH có thể thành công 9 . Nhiều nghiên cứu cho rằng động lực bên trong có tác động lớn hơn so với động lực bên ngoài đối với hành vi con người tìm kiếm sự mới lạ và thách thức, để mở rộng và thực hiện một năng lực, để khám phá và học hỏi 11 , 34 . Động lực bên ngoài có thể thúc đẩy những nỗ lực ngắn hạn, nhưng không thể duy trì sự bền bỉ và cam kết cần có trong quá trình nghiên cứu và viết lách đầy gian khổ 9 . Các hành vi được kích thích từ các yếu tố bên ngoài sẽ phụ thuộc vào các yếu tố này và rất khó duy trì khi các kích thích không còn nữa 10 , 11 . Tuy vậy, một số biến động lực bên ngoài như thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nâng cao học hàm, học vị vẫn có tương quan đến hiệu suất công bố khoa học. Do đó, để thúc đẩy hoạt động NCKH của CB-GV việc phát huy động lực bên trong cần phải được kết hợp với việc duy trì các yếu tố tạo động lực bên ngoài.

Một kết quả khác là có sự khác biệt đối với trung bình công bố nghiên cứu trên các tạp chí giữa giảng viên là tiến sỹ và giảng viên là thạc sỹ. Kết quả này cũng có đóng góp vào cuộc thảo luân tương tự với các nghiên cứu trước đó ở khía cạnh bằng cấp có liên quan đáng kể đến hiệu suất nghiên cứu, như nghiên cứu của Tien 35 và Peng và Gao 9 . Những người có bằng tiến sĩ thường có hiệu suất NCKH cao hơn so với các đồng nghiệp của họ có bằng thạc sĩ 36 . Có bằng tiến sĩ là bước đầu tiên vào con đường NCKH 5 . Do đó, để tăng các công bố khoa học thì việc tạo điều kiện để giảng viên nâng cao bằng cấp là một điều quan trọng.

Mặc dù nghiên cứu này đã cố gắng sử dụng số liệu thống kê suy diễn và tuyển chọn các giảng viên ở nhiều khoa, bộ môn khác nhau từ Trường Đại học Kinh tế - Luật, nhưng phải thừa nhận rằng với kích thước mẫu nhỏ, kết quả có thể không được khái quát cho tổng thể lớn hơn.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả động lực bên trong và động lực bên ngoài đều có ảnh hưởng đến hiệu suất công bố khoa học, nhưng động lực bên trong có ảnh hưởng nhiều hơn đối với các giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật. Các biến của động lực bên trong bao gồm việc thõa mãn nhu cầu đóng góp vào lĩnh vực của mình, nhu cầu sáng tạo chia sẻ tri thức, nhu cầu hợp tác như mong đợi với đồng nghiệp, và cập nhật thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu, cái được xem như những phần thưởng bên trong có giá trị. Một số biến động lực bên ngoài như thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nâng cao học hàm, học vị vẫn có cũng được xem có đóng góp vào hiệu suất công bố khoa học. Do đó, việc thúc đẩy NCKH của CB-GV đòi hỏi sự kết hợp của việc tăng cường các yếu tố của động lực bên trong kết hợp với việc tăng cường và duy trì các kích thích động lực bên ngoài. Đây chính là yếu tố tăng hiệu suất nghiên cứu, cụ thể là công bố khoa học trên các tạp chí. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của học vị trong công bố khoa học. Vì vậy, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đạt được các học vị cao hơn sẽ đóng góp tích hiệu suất NCKH.

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tài trợ cho nghiên cứu này trong khuôn khổ Đề tài mã số CS/2018-13. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tham gia đóng góp ý kiến, phục vụ việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CB-GV Cán bộ, giảng viên

DAR Articles (Domestic journals) – Bài báo trên tạp chí trong nước

EFA Exploratory factor analysis - Phân tích nhân tố khám phá

IAR Articles (International journals) – Bài báo trên tạp chí quốc tế

ME Motivation (Extrinsic) – Động lực bên ngoài

MI Motivation (Intrinsic) – Động lực bên trong

NCKH Nghiên cứu khoa học

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

TUYÊN BỐ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do nhóm tác giả thực hiện. Trong đó, tác giả Nguyễn Vũ Phương tổng quan hoạt động phát triển khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, phương pháp nghiên cứu và phân tích các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu phỏng vấn, thảo luận kết quả; tác giả Nguyễn Anh Tuấn chuẩn bị nội dung liên quan phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu khảo sát và văn bản, phân tích dữ liệu văn bản; tác giả Trần Thị Kim Đào, Hoàng Thi Quế Hương và Hoàng Ngọc Hiếu chuân bị nội dung liên quan thu thập số liệu, giải mã số liệu, phân tích dữ liệu khảo sát.

PHỤ LỤC

Figure 1 . Bảng hỏi Động lực nghiên cứu của giảng viên

References

  1. Abramo G., D'Angelo C.A.. How do you define and measure research productivity?. Scientometrics. 2014;101(2):1129-1144. Google Scholar
  2. Abramo G., Cicero T., D'Angelo C.A.. Revisiting size effects in higher education research productivity. Higher Education. 2012;63(6):701-717. Google Scholar
  3. AUN-QA. Guide to AUN-QA assessment at institutional level (Version 2.0). Bangkok, Thailand: ASEAN University Network. 2016;:. Google Scholar
  4. Edgar F., Geare A.. Factors influencing university research performance. Studies in Higher Education. 2013;38(5):774-792. Google Scholar
  5. Tiến H.T.. Vietnamese academics' research capacity in tertiary contexts [Doctoral thesis]. Victoria Univerisity of Wellington. 2016;:. Google Scholar
  6. Anh L.T.K., Hayden M.. The road ahead for the higher education sector in Vietnam. Journal of International and Comparative Education. 2017;6(2):77-89. Google Scholar
  7. Bland C.J., Center B.A., Finstad D.A., Risbey K.R., Staples J.G.. A theoretical, practical, predictive model of faculty and department research productivity. Academic Medicine. 2005;30(3):225-237. PubMed Google Scholar
  8. Oanh D.T., Dung L.M.. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên Đại học Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội. 2014;59(6A):. Google Scholar
  9. Peng J.E., Gao X.. Understanding TEFL academics' research motivation and its relations with research productivity. Psychological Reports: Employment Psychology & Marketing. 2019;:1-13. Google Scholar
  10. Ryan R.M., Deci E.L.. Intrinsic and extrinsic motivations: Classic definitions and new directions. Contemporary Educational Psychology. 2000;25(1):54-67. PubMed Google Scholar
  11. Ryan R.M., Deci E.L.. Self-determination theory and the facilitation of intrinsic motivation, social development, and well being. American Psychologist. 2000;55(1):68-78. Google Scholar
  12. Chen Y., Gupta A., Hoshower L.. Factors that motivate business faculty to conduct research: An expectacy theory analysis. Journal of Education for Business. 2006;81(4):179-189. Google Scholar
  13. Chen Y., Nixon M.R., Gupta A., Hoshower L.. Research Productivity of Accounting Faculty: An Exploratory Study. American Journal of Business Education. 2010;3(2):101-115. Google Scholar
  14. Dundar H., Lewis D.R.. Determinants of research productivity in higher education. Research in Higher Education. 1998;39(6):607-631. Google Scholar
  15. Print M., Hattie J.. Measuring quality in universities: An approach to weighting research productivity. Higher Education. 1997;33:453-469. Google Scholar
  16. Toutkoushian R.K., Porter S.R., Danielson C., Hollis P.R.. Using publications counts to measure an institution's research productivity. Research in Higher Education. 2003;44(2):121-148. Google Scholar
  17. Perry R., Clifton R., Menec V., Struthers C., Menges R.. Faculty in transition: A longitudinal analysis of perceived control and type of institution in the research productivity of newly hired faculty. Research in Higher Education. 2000;41:165-194. Google Scholar
  18. Turner L., Mairesse J.. Individual Productivity Differences in Public Research: How important are non-individual determinants?. An Econometric Study of French Physicists' publications and citations (1986-1997). 2005;:. Google Scholar
  19. Aydin O.T.. Research Performance of Higher Education Institutions: A Review on the Measurements and Affecting Factors of Research Performance. Journal of Higher Education and Science. 2017;7(2):312-320. Google Scholar
  20. Wills D., Ridley G., Mitev H.. Research productivity of accounting academics in changing and challenging times. Journal of Accounting and Organizational Change. 2013;9(1):4-25. Google Scholar
  21. Hardre P.L., Beesley A.D., Miller R.L., Pace T.M.. Faculty motivation to do research: Across disciplines in research-extensive universities. The Journal of the Professoriate. 2011;5(1):35-69. Google Scholar
  22. Coxe S., West S.G., Aiken L.S.. The Analysis of Count Data: A Gentle Introduction to Poisson Regression and Its Alternatives. Journal of Personality Assessment. 2009;91(2):121-136. PubMed Google Scholar
  23. Koletsi D., Pandis N.. Poisson regression. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 2017;152(2):284-285. PubMed Google Scholar
  24. Trivedi P.K.. Models for Count Data. In: Culyer AJ, editor. Encyclopedia of Health Economics. San Diego: Elsevier. 2014;:306-311. Google Scholar
  25. Field A.. Discovering statistics using SPSS (3rd ed.). London, England: Sage. 3rd ed.. London, UK: Sage. 2009;:. Google Scholar
  26. Hair J.F., Black W.C., Babin B.J., Anderson R.E.. Multivariate data analysis. 7th ed. Essex, England: Pearson. 2014;:. Google Scholar
  27. Bentley P., Kyvik S.. Individual Differences in Faculty Research Time Allocations Across 13 Countries. Research in Higher Education. 2013;54(3):329-348. Google Scholar
  28. Quý N.H.. Factors Influencing the Research Productivity of Academics at the Research-Oriented University in Vietnam. Griffith University: Griffith University. 2015;:. Google Scholar
  29. Levitan A.S., Ray R.. Personal and Institutional Characteristics Affecting Research Productivity of Academic Accountants. Journal of Education for Business. 1992;67(6):335-341. Google Scholar
  30. Man J., Weinkauf J., Tsang M., Sin J.. Why do Some Countries Publish More Than Others?. An International Comparison of Research Funding, English Proficiency and Publication Output in Highly Ranked General Medical Journals. European Journal of Epidemiology. 2004;19(8):811-817. PubMed Google Scholar
  31. Nhung T.T.K.. Phần thưởng bên ngoài và động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học. Tạp chí Khoa học Kinh tế. 2018;6(3):81-89. Google Scholar
  32. Levin S., Stephan P.. Research Productivity Over the Life Cycle: Evidence for Academic Scientists. The American Economic Review. 1991;81(1):114-132. Google Scholar
  33. Webber K.. The Role of Institutional Research in a High Profile Study of Undergraduate Research. Research in Higher Education. 2012;53(7):695-716. Google Scholar
  34. Knowles M.S., Holton E.F., Swanson R.A.. The adult learner: The definitive classic in adult education and human resource development 6th ed. California: Elsevier. 2005;:. Google Scholar
  35. Tien F.F.. What kind of faculty are motivated to perform research by the desire for promotion?. Higher Education. 2008;55:17-32. Google Scholar
  36. Smeby J.C., Try S.. Departmental Contexts and Faculty Research Activity in Norway. Research in Higher Education. 2005;46(6):593-619. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 3 (2020)
Page No.: 821-832
Published: Jul 27, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i3.652

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phuong, N. V., Tuan, N. A., Hieu, H. N., Huong, H. T., & Dao, T. T. (2020). The relation between academics’ research motivation and research productivity. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(3), 821-832. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i3.652

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1953 times
Download PDF   = 911 times
View Article   = 0 times
Total   = 911 times