Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

2857

Total

1625

Share

Factors affecting the intention of purchasing the smartwatch of Nha Trang Consumers by using extended theory of planned behavior






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The main aims of this study is to explore the intention to use smart watches from consumers perspective. The study applied the extended theory of planned behavior by integrating two additional variables including: aesthetic design and perceived price in addition to variables in the original intended behavior theory model, specifically: attitudes towards smartwatch purchases, perceived behavioral control and social norms to explain consumers' intent to buy smartwatches in Nha Trang city. This study adopts partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) technique to test the reliability and validity of the measures based on a sample of 200 consumers in Nha Trang. The results indicate that five proposed hypotheses are supported by data with an increasing degree of impact, which are perceived behavioral control (ß = 0.58), attitudes towards smartwatch purchases (ß = 0.20), aesthetic design (ß = 0.15), perceived price (ß = 0.14) and social norms (ß = 0.11). The research results are expected to make significant contributions both in academic research and practical research through useful and practical recommendations for watch product consumption.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Trong bối cảnh phát triển và sử dụng các sản phẩm công nghệ, hầu hết các nghiên cứu trước đây đã áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). TAM đưa ra giả thuyết rằng ý định của chủ thể nhằm củng cố một hành vi cụ thể để sử dụng sản phẩm công nghệ phụ thuộc vào nhận thức của họ về tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận về sản phẩm. Hay tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận là hai biến số quan trọng ảnh hưởng đến niềm tin, thái độ và ý định của người dùng đối với sản phẩm công nghệ 1 . Và được áp dụng rộng rãi để giải thích sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với thương mại điện tử 2 , thanh toán trực tuyến 3 , thiết bị công nghệ thông minh 4 , hệ thống học tập trực tuyến 5 và ĐHTM do các thương hiệu sản phẩm công nghệ đưa ra thị trường 6 , 7 thông quan biến số thái độ, ý định định hành vi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Venkatesh & Davis 8 bên cạnh biến số trong mô hình TAM gốc thì nhóm tác giả còn lập luận tầm ảnh hưởng của biến số chuẩn mực xã hội đối với khuynh hướng hành vi 8 . Do đó, việc sử dụng sản phẩm công nghệ được coi là một quá trình ảnh hưởng xã hội. Về vấn đề này, Davis và cộng sự cho rằng một yếu tố động lực nội tại quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi 9 . Yếu tố động lực nội tại này được phát hiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến sản phẩm công nghệ theo định hướng khoái lạc hơn là các tính năng thực dụng 10 , mà các biến số trong mô hình gốc, cụ thể tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận được coi là chỉ tập trung vào các yếu tố thúc đẩy bên ngoài liên quan đến các khía cạnh hữu dụng của công nghệ.. Chính vì vậy, việc sử dụng các biến số ngoài biến số gốc trong mô hình TAM để giải thích nhận thức, thái độ và ý định của người tiêu dùng đối với việc sử dụng sản phẩm thiết bị công nghệ đeo vẫn còn khá hiếm. Do vậy, để có góc nhìn khác về ý định mua ĐHTM thì bên cạnh bị tác động bởi các biến số thái độ, ý định trong mô hình TAM thì nghiên cứu này còn xem xét các biến số chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận trong mô hình lý thuyết hành vi dự đinh (TPB) và bổ sung thêm hai biến số: thiết kế thẩm Mỹ và giá sản phẩm để đi đánh giá ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang ( Figure 1 ). Bởi vì, trên thực tế rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình TPB để đi đánh giá hành vi của một cá nhân có thể được dự đoán bởi ý định của họ khi sử dụng một sản phẩm công nghệ nhất định 11 , 12 .

Giả thuyết nghiên cứu

Ý định mua ĐHTM (YD): Davis 13 cho rằng ý định sử dụng một sản phẩm công nghệ phản ánh mong muốn của một chủ thể đối với bắt đầu sử dụng một công nghệ. Ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể 14 , 15 . Ý định thường được định nghĩa là những dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố gắng như thế nào và dự định sẽ nỗ lực như thế nào để thực hiện hành vi hay chính là trạng thái sẵn sàng để thực hiện một hành vi nhất định và được xem là một tiền đề trước khi thực hiện hành vi 11 , 16 , 17 . Hay dự định có ý thức của chủ thể để thực hiện một hành vi nhất định 18 , 19 . Dehghani và cộng sự 20 cho rằng ý định tiêu dùng là một quá trình quyết định trong đó khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. Ý định hành vi là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện một hành vi cụ thể hay hành vi không mong muốn, chẳng hạn như các yếu tố tình huống hoặc môi trường ngoài kế hoạch nằm ngoài tầm kiểm soát của một người, tham gia để đánh giá khả năng thực hiện hành vi. Nói một cách đơn giản, ý định hành vi là một người tự lên kế hoạch trước để thực hiện hoặc thể hiện một hành vi nhất định. Định hướng của ý định hành vi phản ánh nguồn gốc sâu xa và ảnh hưởng của động lực nội tại của một cá nhân 9 . Trong nghiên cứu này xem xét ý định là một khía cạnh động cơ của việc mua ĐHTM và giả định rằng ý định bị ảnh hưởng tích cực bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức bên cạnh việc bổ sung thêm hai biến số gồm: thiết kế thẩm mỹ và giá cảm nhận.

Thái độ đối việc mua ĐHTM (TD) : Venkatesh và cộng sự 21 cho rằng thái độ đối với công nghệ như phản ứng tình cảm hoặc cảm xúc tổng thể của một người đối với việc sử dụng hệ thống cụ thể. Thái độ thỏa mãn một động cơ cá nhân đồng thời ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu và mua hàng của cá nhân đó. Do đó, thái độ thuận lợi đối với các thiết bị công nghệ đeo có thể dẫn đến việc mua các thiết bị này trong tương lai một cách hiệu quả. Nghiên cứu trước đây chỉ ra mối liên hệ đáng kể giữa thái độ của người tiêu dùng và ý định sử dụng các công nghệ mới như ĐHTM 6 , 7 , 22 . Theo nghĩa rộng hơn, thái độ là những cấu trúc đánh giá chung và được sử dụng để đo lường tính cách, giá trị hoặc lối sống, lợi ích hoặc sở thích 23 , 24 . Nói chung, thái độ được định nhĩa là một xu hướng tâm lý được thể hiện bằng cách đánh giá một thực thể cụ thể (ví dụ, sản phẩm ĐHTM) hoặc đối tượng ở một mức độ ưa thích hay không ưa thích, hài lòng hay không hài lòng hoặc phân cực tốt hay xấu 11 , 14 . Các thuộc tính chi phối của thái độ là tính chất đánh giá, sức mạnh của thái độ và cơ sở thông tin của thái độ. Ajzen 11 cho rằng hành vi của con người là một chức năng thông tin nổi bật hoặc niềm tin có liên quan đến hành vi. Niềm tin được coi là yếu tố quyết định chính trong việc hình thành thái độ chung đối với một đối tượng 11 , 25 . Park & Chen 26 cho rằng ý định của cá nhân đối với việc sử dụng thiết bị công nghệ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thái độ của họ. Đối với Lee & Lee 27 , ý định của một cá nhân để sử dụng công nghệ mới khác nhau có thể được dự đoán hoặc giải thích bằng cách đánh giá thái độ của họ. Hơn nữa, Lee & Lee 27 đã chỉ ra rằng thái độ của một cá nhân là một yếu tố dự báo quan trọng về việc sử dụng cả các thiết bị công nghệ. Jung và cộng sự 28 cho rằng mức độ đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của người dùng liên quan đến việc sử dụng ĐHTM thể hiện thái độ của họ đối với việc sử dụng nó. Các nghiên cứu thực nghiệm của Hsiao & Chen 29 cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thái độ và ý định. Điều này ngụ ý rằng nếu người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với sản phẩm công nghệ thì rất có thể họ sẽ chấp nhận nó. Davis 30 cho rằng thái độ đối với việc sử dụng một sản phẩm công nghệ là đánh giá tổng thể của một người về việc sử dụng sản phẩm công nghệ và bản thân công nghệ đó. Với lập luận trên nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1:

H1: Thái độ có ảnh hưởng tích cực và dương đến ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang

Kiểm soát hành vi cảm nhận (KS): Kiểm soát hành vi cảm nhận đề cập đến nhận thức của một người về khả năng thực hiện một hành vi cụ thể của họ 11 . Kiểm soát hành vi cảm nhận không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hành vi. Theo Bateson 31 và Collier & Sherrell 32 cho rằng kiểm soát hành vi cảm nhận làm tăng ý định sử dụng sản phẩm công nghệ. Ajzen 11 cho rằng kiểm soát hành vi cảm nhận về cơ bản khác với tính tự hiệu quả được cảm nhận của Bandura 33 , là hệ thống niềm tin mà người ta có khả năng thực hiện các hành động của chính họ. Tuy nhiên, Taylor & Todd 34 cho rằng kiểm soát hành vi cảm nhận bị ảnh hưởng đáng kể bởi tính hiệu quả của bản thân tức là niềm tin của cá nhân rằng họ có khả năng thực hiện (sự sẵn có/thiếu thời gian, tiền bạc, kiến thức, kỹ năng) và môi trường tạo điều kiện tức là khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ sở cần thiết. Mặc dù ĐHTM là một thiết bị công nghệ đeo tương đối dễ sử dụng nhưng người dùng vẫn cần phải có các kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan để sử dụng nó. Tóm lại, sự hiểu biết về các yếu tố liên quan khác nhau để kiểm soát hành vi cảm nhận là quan trọng trong việc đánh giá ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang. Vì vậy, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết H2:

H2: Kiểm soát hành vi cảm nhận có ảnh hưởng tích cực và dương đến ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang

Chuẩn mực chủ quan (CM): Hay chuẩn mực xã hội thường được định nghĩa là áp lực bên ngoài xã hội nhận thức được hoặc kỳ vọng của một nhóm người hoặc xã hội cụ thể để thực hiện một số hành vi nhất định 35 , 36 . Người ta thấy rằng thái độ của cá nhân đối với việc sử dụng sản phẩm công nghệ bị ảnh hưởng tích cực bởi các chuẩn mực chủ quan 37 , 38 . Yếu tố xã hội được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng hơn yếu tố di truyền đến sự phát triển sở thích của cá nhân 39 . Một số nhà nghiên cứu cho rằng chuẩn mực chủ quan như chuẩn mực mô tả và chuẩn mực đạo đức có vai trò quan trọng để nâng cao khả năng dự đoán của cấu trúc này trong mô hình TPB 16 , 40 . Theo Fishbein & Ajzen 25 , yếu tố quyết định thứ hai của ý định hành vi là chuẩn mực xã hội, đề cập đến ''nhận thức của một người cho rằng hầu hết những người quan trọng đối với anh ta nghĩ rằng anh ta nên hoặc không nên thực hiện hành vi được đề cập''. Trước đó các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chuẩn mực xã hội càng mạnh thì ý định hành vi càng mạnh 41 . Tương tự, áp lực xã hội nhận thức của người tiêu dùng sẽ có tác động tích cực đến ý định của người tiêu dùng. Davis và cộng sự 30 thừa nhận sự cần thiết phải điều tra tác động của các ảnh hưởng xã hội đến hành vi sử dụng. Về mặt lý thuyết, nhận thức của các cá nhân bị ảnh hưởng bởi những người khác đáng kể bởi vì các cá nhân đó tuân theo kỳ vọng của những người khác để đạt được phần thưởng 42 . Môi trường gia đình, người thân và bạn bè là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sở thích của cá nhân 43 . Trong nghiên cứu này, chuẩn mực chủ quan được định nghĩa là áp lực xã hội và kỳ vọng của gia đình, người thân và bạn bè đến ý định mua ĐHTM. Với lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H3:

H3: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tích cực và dương đến ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang

Thiết kế thẩm mỹ (TM): Thiết kế thẩm mỹ được đề cập đến sức hấp dẫn về mặt cảm xúc hoặc sức hấp dẫn trực quan của một chiếc ĐHTM thể hiện vẻ đẹp bên ngoài với hình dạng, màu sắc, kích cỡ, bố cục màn hình, trọng lượng,...đa dạng phù hợp cho mọi người tiêu dùng, cụ thể, ĐHTM hiện nay sở hữu thiết kế thời trang với đường nét liền mạch, bo cong mềm mại, kết hợp lớp kính sáng bóng bên ngoài, chúng mang lại cảm giác thẩm mỹ từ nhận thức thị giác có thể chuyển sang tạo sự thu hút cảm xúc của người tiêu dùng 44 . Nam và cộng sự 45 cho rằng thiết kế thẩm mỹ thể hiện mức độ cảm xúc liên quan tới phong cách hay thời trang. Chính vì vậy, thiết kế thẩm mỹ trở thành những ý tưởng của nhà sản xuất nhằm sáng tạo và đổi mới sản phẩm. Đối với một số người tiêu dùng không am hiểu nhiều về công nghệ, điều đầu tiên có thể thu hút sự chú ý của họ chính là thiết kế thẩm mỹ của sản phẩm, với các mẫu thiết kế khác nhau mang lại những phong cách khác nhau cho người sử dụng . Các nghiên cứu trước đã chứng minh thiết kế thẩm mỹ là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm 46 . Sonderegger & Sauer 47 đã điều tra khả năng thu hút thị giác đối với người tiêu dùng cùng với các biến số khác tác động đến khả năng sử dụng.những chiếc điện thoại thông minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút thị giác đối với sản phẩm điện thoại thông minh có ảnh hưởng tích cực lên khả năng cảm nhận. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước cho rằng thiết kế thẩm mỹ có ảnh hưởng tích cực đến việc chấp nhận người dùng, nhất là trong thị trường thiết bị công nghệ hôm nay, nơi các khía cạnh thời trang và thiết kế sản phẩm có ảnh hưởng đáng kể tới hình thành cảm xúc của chủ thể 48 , 49 . ĐHTM đang giai đoạn đầu của sự phát triển nên thiết kế thẩm mỹ sản phẩm là những yếu tố quan trọng để người tiêu dùng chấp thuận 50 . Theo Choi & Kim 6 , ĐHTM là sản phẩm thời trang và người tiêu dùng thích sự đặc biệt hơn. Do đó, người tiêu dùng coi trọng thiết kế thẩm mỹ của ĐHTM hơn cả hình ảnh thương hiệu hay giá của sản phẩm 51 . Tính thẩm mỹ tạo ra giá trị cho sản phẩm, làm cho sản phẩm trở nên đặc biệt và ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm 52 . Theo Sauer & Sonderegger 53 , người dùng có động lực hoàn thành công việc với những sản phẩm hấp dẫn về mặt thẩm mỹ hơn là những sản phẩm không hấp dẫn vì tính thẩm mỹ có thể kích thích người dùng cảm thấy thoải mái hoặc thích thú. Dựa trên lập luận này, tác giả đề xuất giả thuyết H4:

H4: Thiết kế thẩm mỹ có ảnh hưởng dương đến ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang

Giá cảm nhận (G): Giá cả là thứ mà người tiêu dùng phải trả để có được sản phẩm/dịch vụ mong muốn. Zeithaml 54 cho rằng giá cả là những gì được từ bỏ hoặc hy sinh để có được một sản phẩm. Mong đợi về giá là đánh giá của người tiêu dùng về những gì mà mình sẽ đánh đổi với chi phí mình phải bỏ ra. Người tiêu dùng sẽ cảm nhận về giá trên hai phương diện: chi phí bằng tiền phải bỏ ra và chi phí cơ hội do phải từ bỏ sử dụng số tiền đó để mua sản phẩm/dịch vụ khác. Đối với dòng sản phẩm ĐHTM, với những chính sách giá cả, khuyến mãi khác nhau cũng khiến cho mức độ cạnh tranh doanh số của các dòng sản phẩm ĐHTM khác nhau. Giá cả sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến sở thích cá nhân về sản phẩm/dịch vụ 55 . Chính vì vậy, người tiêu dùng muốn so sánh giá để đưa ra lựa chọn tôi ưu nhất có thể cho sản phẩm mình cần mua 56 . Tuy nhiên, trong nghiên cứu này giá cả sản phẩm được định nghĩa là giá trị của sản phẩm, khác với giá trị cảm nhận hoặc nhận thức cá nhân, và giá cả không được coi là kiểm soát hành vi cảm nhận và được minh họa như một biến số bổ sung trong mô hình TPB. Ở đây giá được định nghĩa là giá trị tiền tệ của sản phẩm ảnh hưởng đến ý định mua ĐHTM. Do vậy, nghiên cứu đề ra giả thuyết H5:

H5: Giá sản phẩm có ảnh hưởng dương đến ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

(Nguồn: Lý thuyết TPB 1 và đề xuất tác giả; mô hình và giả thuyết nghiên cứu)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thang đo

Thang đo lường và các mục hỏi tương ứng các thang đo trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và được đo lường bằng thang đo Likert 05 điểm, với 1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: trung dung; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý. Cụ thể, thang đo TD gồm 04 mục hỏi và được kế thừa từ nghiên cứu của Ajzen 11 , Afrouz & Wahl 57 . Thang đo KS gồm 03 mục hỏi được sử dụng từ nghiên cứu của Ajzen 11 . 05 mục hỏi thuộc thang đo CM, được kế thừa từ nghiên cứu của Fishbein & Ajzen 25 , Li & Wu 58 . TM gồm 03 mục hỏi được kế thừa từ nghiên cứu của Li & Wu 58 . 04 mục hỏi thuộc thang đo G được sử dụng từ nghiên cứu của Yeo và cộng sự 59 . YD gồm 04 mục hỏi và được sử dụng từ nghiên cứu của Ajzen 11 .

Cách xác định cỡ mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất). Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 thông qua khảo người tiêu dùng Nha Trang với một mẫu gồm 200 quan sát (số phát ra là 220 quan sát). Cỡ mẫu cần thiết tối thiếu sử dụng trong nghiên cứu phụ thuộc vào các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu hay số lượng mũi tên chỉ vào cấu trúc trong mô hình đường dẫn PLS. Cụ thể, số biến độc lập trong mô hình cấu trúc là 6, cần 130 quan sát để đạt một sức mạnh thống kê (với mức ý nghĩa 5%). Nghiên cứu này có 5 biến độc lập, vậy số mẫu cần ít nhất là 122 60 . Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SmartPLS 3.2.8.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Table 1 Đặc điểm mẫu thu thập

Trong số 200 người tham gia trả lời bảng câu hỏi có 106 người nam, chiếm 53% và 94 người nữ, chiếm 47%. Những người có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm phần lớn với tỷ lệ 49,5% tương đương 99 người, độ tuổi từ 25 đến 35 có 62 người (chiếm 31%), độ tuổi từ 35 đến 45 có 19 người (9,5%) và độ tuổi trên 45 có 20 người (10%). Trình độ học vấn của người được phỏng vấn chủ yếu là đại học với 111 người hay 55,5%; trung cấp, cao đẳng với 61 người, chiếm 30,5%; sau đại học với 16 người (8%); 6% hay 12 người thuộc trình độ lớp 12 trở xuống. Học sinh, sinh viên với tỷ lệ là 50,5% tương ứng 101 người, nhân viên văn phòng có 47 người (23,5%), kinh doanh có 21 người chiếm 10,5%, giáo viên công chức có 3 người chiếm 1,5%, công nhân có 9 người chiếm 4,5%, nội trợ có 4 người chiếm 2%, những nghề nghiệp khác có 15 người chiếm 7,5%. Số người có mức thu nhập hàng tháng dưới 2 triệu là 43 người chiếm 21,5%, thu nhập từ 2 đến 5 triệu có 37 người, chiếm 18,5%, từ 5 đến 10 triệu có 92 người chiếm 46% và trên 10 triệu có 28 người, chiếm 14% ( Table 1 ).

Kiểm tra thang đo: độ tin cậy và độ giá trị

Kết quả kiểm tra các thang đo cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy, độ giá trị tin cậy. Hệ số Cronbach’s alpha của các biến số đều > 0,8 (từ 0,84 đến 0,89). Độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số > 0,8 và nằm trong khoảng 0,87-0,93. Đồng thời, các hệ số tải nhân tố đều > 0,6 và phương sai trích đều > 0,5. Do đó, các thang đo trong mô hình nghiên cứu đều đạt được độ nhất quán nội tại ( Table 2 ).

Table 2 Độ tin cậy và độ giá trị tin cậy

Kết quả phân tích tương quan giữa các cấu trúc khái niệm cho thấy giá trị nhỏ nhất trong các căn bậc hai của AVE là 0,79; giá trị lớn nhất tương quan giữa các cấu trúc khái niệm là 0,44. Do giá trị nhỏ nhất căn bậc hai của AVE lại lớn hơn giá trị lớn nhất tương quan giữa các cấu trúc khái niệm (0,79 > 0,44), nên tương quan giữa các cấu trúc khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt ( Table 3 ).

Table 3 Tương quan giữa các cấu trúc khái niệm
Table 4 Ma Trận tương quan giữa các cấu trúc khái niệm

Các giá trị tương quan trong ma trận HTMT (Heterotrait-Monotrait ratio of correlations) tại Table 4 đều nhỏ hơn giá trị 0,85. Do vậy, các thang đo trong mô hình nghiên cứu đều đạt được giá trị phân biệt 29 .

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Table 5 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Kết quả kiểm định ootstrap ( Table 5 ) cho thấy các hệ số này đều khác không. VIF-Hệ số đa cộng tuyến của các biến số đều nhỏ hơn 2. Do vậy, các biến số giải thích độc lập không bị ảnh hưởng đa cộng tuyến trong việc kiểm định giả thuyết. Hay, các biến độc lập gồm: TD, KS, CM, TM và G mô hình nghiên cứu đều có tác động dương với ý nghĩa thống kê (p < 0,05) lên biến phụ thuộc YD 61 . Các chỉ số f 2 với giá trị lần lượt là 0,66; 0,10; 0,05; 0,04; 0,03 chỉ ra mức độ tác động đến ý định mua ĐHTM của biến KS rất mạnh (0,66), TD là khá mạnh (0,11), trong khi mức độ tác động của TM, G và CM khá nhỏ lần lượng là (0,05, 0,04, 0,03) 62 . Cuối cùng, chỉ số Q 2 với giá trị 0.41 lớn hơn 0 chứng tỏ sự phù hợp liên quan đến khả năng dự báo của các biến TD, KS, CM, TM và G 63 . Như vậy, các giả thuyết đề xuất đều được ủng hộ trong mô hình nghiên cứu.

Figure 2 . Kết quả mô hình nghiên cứu

( Ghi chú: Hệ số đường dẫn nằm trên mũi tên và đều có ý nghĩa với p <0,05;

Nguồn: Kết quả chạy PLS và bảng kết quả mô hình nghiên cứu)

Như vậy, việc sử dụng mô hình phương trình cấu trúc dựa trên kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu bán phần cho thấy biến ý định mua ĐHTM = 0,62, điều này có nghĩa là mô hình nghiên cứu giải thích được 62% sự biến thiên của ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang, và được giải thích bởi các biến số độc lập TD, KS, CM, TM và G. Với mức độ tác động của từng biến số giảm dần theo thứ tự KS ( ß = 0,58), TD ( ß = 0,20), TM ( ß = 0,15), G ( ß = 0,14), và CM ( ß = 0,11) ( Figure 2 ).

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này cung cấp một mô hình nghiên cứu để dự đoán việc tiêu dùng ĐHTM thông qua mô hình TPB mở rộng bằng việc tích hợp hai biến số gồm: thiết kế thẩm mỹ và giá cảm nhận bên cạnh các biến số trong mô hình TPB gốc. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến ý định mua ĐHTM từ các biến số gồm: thái độ đối với việc mua ĐHTM, kiểm soát hành vi cảm nhận, chuẩn mực chủ quan, thiết kế thẩm mỹ và giá cảm nhận, cụ thể:

Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với mua ĐHTM có tác động dương và mạnh nhất đến ý định mua ĐHTM với hệ số tác động ( ß = 0,58), kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước của Asih và cộng sự 64 , Attia & Farrag 65 . Với hệ số tác động ( ß= 0,20), biến thái độ đối với mua ĐHTM có tác động tích cực và mạnh thứ hai đến ý định mua ĐHTM kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu liên quan trước đó của Aman và cộng sự 66 , Asih và cộng sự 64 . Cuối cùng, Thiết kế thẩm mỹ với hệ số tác động ß = 0,15, biến giá cảm nhận có hệ số tác động ß =0,14, và ß = 0,11 là hệ số tác động của biến số chuẩn mực chủ quan đối với mua ĐHTM, và phù hợp với các nghiên cứu phát hiện trước đây của Dehghania và cộng sự 20 , Jung và công sự 28 , Kim & Shin 7 , Krathi & Ahmed 67 , Li &Wu 1 , Yang và cộng sự 68 .

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết luận

Nghiên cứu này tập trung giải thích ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang thông qua vận dụng lý thuyết TPB mở rộng bằng việc tích hợp hai biến số: thiết kế thẩm mỹ và giá cảm nhận. Đáp ứng kỳ vọng ban đầu, lý thuyết TPB đã thể hiện sức mạnh trong kiểm định giả thuyết và kết quả kiểm định mô hình cho thấy các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Do vậy, nghiên cứu đóng góp hàm ý quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.

Hàm ý chính sách

Thái độ đối với việc mua ĐHTM: Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ là biến số có hệ số tác động mạnh thứ hai đến ý định mua của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Krathi & Ahmed 67 . Do vậy, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ĐHTM nhà sản xuất cần quan tâm đến một số vấn đề như sau: Tăng cường khả năng thích ứng môi trường cơ bản của cơ thể như các yếu tố giao diện người dùng gợi cảm và phản hồi xúc giác theo hình dạng, kích thước và trọng lượng của ĐHTM. Hơn nữa, vì hai chiều nhận thức của người tiêu dùng đối với ĐHTM (thời trang và công nghệ) là điều cần thiết như một tiêu chí nâng cao ý định tiêu dùng, nên sự hợp tác trong ngành với các thương hiệu thời trang hoặc trang sức hàng đầu cần được quan tâm để đưa ra các sản phẩm mới này theo sở thích của người tiêu dùng.

Kiểm soát hành vi cảm nhận : Kiểm soát hành vi cảm nhận càng cao thì mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm cụ thể càng nhiều 64 , 65 . Từ kết quả phân tích đường dẫn hành vi tổng thể, có thể thấy rằng biến số này có tác động mạnh nhất trong mọi giá trị hệ số ( ß = 0,58) đến ý mua ĐHTM của người tiêu dùng, điều này đã khẳng định điều kiện hỗ trợ là một yếu tố quan trọng cho sự hình thành của kiểm soát hành vi cảm nhận cho hầu hết các người sử dụng ĐHTM. Hay điều này đồng nghĩa người tiêu dùng luôn tin tưởng vào khả năng của chính bản thân để mua ĐHTM hơn nhiều là sự tác động bởi những người xung quanh có tầm ảnh hưởng đến họ. Khả năng của người tiêu dùng bao gồm yếu tố bên trong (kiến thức, kỹ năng tài chính,…) và bên ngoài (thời gian, cơ hội,…). Do vậy, để nâng cao ý định của người tiêu dùng đối với mua ĐHTM, các nhà sản xuất và nhà kinh doanh thiết bị công nghệ đeo cần đưa ra nhiều thông tin thông qua chương trình quảng bá cũng như kết hợp các chính sách ưu đãi, khuyến khích mua ĐHTM của người tiêu dùng.

Chuẩn mực chủ quan đối với mua ĐHTM: Với hệ số tác động ( ß = 0,11) người tiêu dùng cảm thấy bị chi phối bởi những người xung quanh như gia đình, người thân và bạn bè gây ảnh hưởng đến ý định mua của bản thân, mặc dù ĐHTM là một sản phẩm công nghệ tiên tiến nhưng vì sự tương đồng của chúng với điện thoại thông minh, người tiêu dùng vẫn còn chủ yếu chịu ảnh hưởng của gia đình, người thân và bạn bè. Chính vì vậy, để tăng ý định mua ĐHTM, về phía nhà kinh doanh, xem đây là nhân tố có thể trực tiếp tác động để đem đến niềm tin và cảm xúc tích cực cho khách hàng khi họ có ý định mua ĐHTM. Về phía gia đình, bạn bè, đây là nhóm người mà nhà kinh doanh không thể trực tiếp chi phối được, nhưng vẫn có những phương pháp tác động gián tiếp giúp cho họ có những cảm xúc tích cực về sản phẩm ĐHTM bằng các cách thức đánh vào tâm lý khách hàng về tính năng và hữu ích của sản phẩm như: rất phù hợp trẻ nhỏ khi sử dụng thay vì sử dụng điện thoại di động, theo dõi sức khỏe,...

Thiết kế thẩm mỹ : Trên thị trường hiện nay, ĐHTM được bày bán khá phổ biến tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị công nghệ. Với nhiều mẫu mã, thiết kế theo nhiều phong cách đa dạng từ dịu dàng, quyến rũ cho đến năng động thời trang. Chính sự hấp dẫn thẩm mỹ của ĐHTM đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng có thể là điểm khởi đầu tốt để tăng giá trị sản phẩm và có ý nghĩa tiềm năng cho thị trường tiêu thụ ĐHTM tương lai. Tuy nhiên, để cung cấp các chiến lược hiệu quả, để góp phần nâng cao ý định mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất cần đưa ra những chiếc ĐHTM thú vị hơn với các tính năng thẩm mỹ hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng. Tiếp theo, do đây là thiết bị đeo công nghệ nên tính thẩm mỹ của bề mặt và dây đeo là rất quan trọng và có sức hấp dẫn thẩm mỹ hơn so với các thiết bị thông minh khác, mà có thể tăng ý định/động cơ chấp thuận của người tiêu dùng 28 . Hiện nay, dây đeo ĐHTM được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: cao su, vải, da, silicone hoặc thép. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, những chất liệu này bị ảnh hưởng bởi những tác động khác nhau của môi trường sẽ làm ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ cũng như chất lượng. Chính vì vậy, để đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm các nhà sản xuất nên tăng cường cải thiện chất lượng chất liệu để đáp ứng như cầu của người tiêu dùng, nâng cao khả năng mua sản phẩm. Krathi & Ahmed 67 cho rằng hình dạng và kích thước là những thuộc tính quan trọng để nâng cao mức độ ảnh hưởng của ĐHTM. Sự khác biệt của một chiếc ĐHTM sẽ thuyết phục thái độ tích cực của người dùng đối với sản phẩm. Hơn nữa, sự độc đáo chắc chắn có thể thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân và cũng nâng cao giá trị xã hội. Tương tự như điện thoại thông minh, tính thẩm mỹ trong thiết kế của một chiếc ĐHTM được dự đoán sẽ thu hút ánh nhìn của người tiêu dùng và thậm chí nâng cao sự chấp nhận.

Giá cảm nhận: Cristelle & Zafar 69 khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến việc người dùng sản phẩm công nghệ cao và cho thấy rằng giá cả là trở ngại lớn của những thứ công nghệ cao. Yếu tố giá có tác động đến ý định mua ĐHTM của người tiêu dùng Nha Trang. Hay yếu tố về giá được người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua sản phẩm ĐHTM. Chính vì vậy, để đáp ứng tốt về yếu tố này, nhà sản xuất, nhà kinh doanh cần xác định đúng phân khúc thị trường cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến để có thể đưa ra những dòng sản phẩm ĐHTM với những mức giá phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, nâng cao ý định mua đồng hồ thông minh. Bên cạnh đó, nâng cao doanh số và khả năng cạnh với các dòng sản phẩm công nghệ khác.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AVE: Average Variance Extracted

CM: Chuẩn mực xã hội

ĐHTM: Đồng hồ thông minh

G: Giá cảm nhận

GPS: Global Positioning System

HTMT: Heterotrait-Monotrait Ratio of Correlations

KS: Kiểm soát hành vi cảm nhận

PLS-SEM: Partial Least Squares Structural Equation Modeling

TAM: Technology Acceptance Model

TPB: Theory of Planned Behavior

TD: Thái độ đối với mua đồng hồ thông minh

TM: Thiết kế thẩm mỹ

VIF: Variance Inflation Factor

YD: Ý định mua đồng hồ thông minh

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÀI BÁO

Toàn bộ nội dung bài viết do một mình tác giả thực hiện.

References

  1. Lin CW, Yang CC, Sia WY, Tang KY. Examing the success factor of smartwatch: Abehavioral perspective on consumers. Polish Journal of Management Study. . 2019;20(2):368-378. Google Scholar
  2. Pavlou PA. Consumer acceptance of electronic commerce: integrating trust and risk with the technology acceptance model. International Journal of Electronic Commerce. . 2003;7(3):101-134. Google Scholar
  3. Schierz PG, Schilke O, Wirtz BW. Understanding consumer acceptance of mobile payment services: an empirical analysis. Journal of Electronic Commerce Research and Applications. . 2010;9(3):209-216. Google Scholar
  4. Rauschnabel PA, Ro YK. Augmented reality smart glasses: an investigation of technology acceptance drivers. International Journal of Technology Marketing. . 2016;11(2):123-148. Google Scholar
  5. Park SY, Nam MW, Cha SB. University students' behavioral intention to use mobile learning: evaluating the technology acceptance model. British Journal of Educational Technology. . 2012;43(4):592-605. Google Scholar
  6. Choi J, Kim S. Is the smartwatch an IT product or a fashion product? A study on factors affecting the intention to use smartwatches. Computers in Human Behavior. . 2016;63:777-786. Google Scholar
  7. Kim KJ, Shin DH. An acceptance model for smart watches: implications for the adoption of future wearable technology. Internet Research. . 2015;25(4):527-541. Google Scholar
  8. Venkatesh V, Davis FD. A theoretical extension of the technology acceptance model: four longitudinal field studies. Management Science. . 2000;46(2):186-204. Google Scholar
  9. Davis FD, Bagozzi RP, Warshaw PR. Extrinsic and Intrinsic Motivation to Use Computers in the Workplace. Journal of Applied Social Psychology. . 1992;22(14):1111-1132. Google Scholar
  10. Heijden H. User acceptance of hedonic information systems. MIS Quarterly. . 2004;28(4):695-704. Google Scholar
  11. Ajzen I. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes. 1991; 50(2): 179-211. . ;:. Google Scholar
  12. Ajzen I, Fishbein M. Understanding attitudes and predicting social behavior. Eaglewood Cliffs. New Jersey: Prentice-Hall. 1980;:. Google Scholar
  13. Davis FD. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS Quarterly. . 1989;13(3):319-340. Google Scholar
  14. Eagly AH, Chaiken S. The Psychology of Attitudes. Fort Worth, TX: Harcourt Brance Javanovich; 1993. . ;:. Google Scholar
  15. Saba A, Vassallo M. Consumer attitudes toward the use of gene technology in tomato production. Food Quality and Preference. . 2002;13:13-21. Google Scholar
  16. Armitage CJ, Conner M. Efficacy of the theory of planned behaviour: A meta-analytic review. British Journal of Social Psychology. . 2001;40:471-499. PubMed Google Scholar
  17. Conner M, Sparks P. The theory of planned behaviour and health behaviours. In M. Conner and P. Norman (Eds.). Predicting Health Behaviour, Buckingham: Open University Press. . 1996;:121-162. Google Scholar
  18. Filho A, Montero EJ, Chaves Lima RM, Lennon MM. How to Justify Purchase of an iPad: Users of the Latest Launch. Journal of Technology Management &Innovation. . 2014;9(3):106-119. Google Scholar
  19. Venkatesh V, Thong JY, Xu X. Consumer acceptance and use of information technology: Extending the unified theory of acceptance and use of technology. MIS Quarterly. . 2012;36(1):157-178. Google Scholar
  20. Dehghania M, Kimb KJ, Dangelicoa RM. Will smartwatches last? Factors contributing to intention to keep using smart wearable technology. Telematics and Informatics. . 2018;35:480-490. Google Scholar
  21. Venkatesh V, Morris MG, Davis GB, Davis F D. User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly. . 2003;7(3):425-478. Google Scholar
  22. Wu LH, Wu LC, Chang SC. Exploring consumers' intention to accept smartwatch. Computers in Human Behavior. . 2016;64:383-392. Google Scholar
  23. Honkanen P, Olsen SO, Myrland O. Preference-based segmentation: A study of meal preferences among Norwegian teenagers. Journal of Consumer Behaviour. . 2004;3(3):235-250. Google Scholar
  24. Honkanen P, Verplanken B, Olsen SO. Ethical values and motives driving organic food choice. Journal of Consumer Behaviour. . 2006;5:420-430. Google Scholar
  25. Fishbein M, Ajzen I. Belief, Attitude, Intention, and Behavior: an introduction to theory and research. Addison-Wesley Publishing Company. Inc; 1975. . ;:. Google Scholar
  26. Park Y, Chen J V. Acceptance and adoption of the innovative use of smartphone. Industrial Management and Data Systems. . 2007;107(9):1349-1365. Google Scholar
  27. Lee SY, Lee K. Factors that influence an individual's intention to adopt a wearable healthcare device: The case of a wearable fitness tracker. Technological Forecasting and Social Change. . 2018;129:154-163. Google Scholar
  28. Jung Y, Kim S, Choi, B. Consumer valuation of the wearables: the case of smartwatches. Comput. Hum. Behav. . 2016;63:899-905. Google Scholar
  29. Hsiao KL, Chen CC. What drives smartwatch purchase intention? Perspectives from hardware, software, design, and value. Telematics and Informatics. . 2018;35(1):103-113. Google Scholar
  30. Davis FD, Bagozzi RB, Warshaw PR. User acceptance of computer technology: a comparison of two theoretical Models. Manag. Sci. . 1989;35(8):1003-1982. Google Scholar
  31. Bateson JEG. Self-Service Consumer-An ExploratoryStudy. Journal of Retailing. . 1985;61(3):49-76. Google Scholar
  32. Collier JE, Daniel LS. Examining the Influence of Control and Convenience in a Self-Service Setting. Journal of the Academy of Marketing Science. . 2010;38(4):490-509. Google Scholar
  33. Bandura A. Social cognitive theory of self-regulation. Organizational Behavior and Human Decision Processes. . 1991;50:248-287. Google Scholar
  34. Taylor S, Todd PA. Understanding information technology usage: A test of competing models. Information Systems Research. . 1995;6(2):144-176. Google Scholar
  35. Ajzen I, Fishbein M. Attitudes and the attitude-behavior relation: reasoned and automatic processes. European Review of Social Psychology. . 2000;11(1):1-33. Google Scholar
  36. Kim HB, Kim TT, Shin SW. Modeling roles of subjective norms and eTrust in customers' acceptance of airline B2C eCommerce websites. Journal of Tourism Management. . 2009;30(2):266-277. Google Scholar
  37. Mishra D, Akman I, Mishra A. Theory of reasoned action application for green information technology acceptance. Computers in Human Behavior. . 2014;36:29-40. Google Scholar
  38. Rogers EM. Diffusion of Innovations. The Free Press. New York; 2010. . ;:. Google Scholar
  39. Rozin P. Thinking about and choosing food: Biological, psychological, and cultural perspectives, in Dubé, L. et al. (eds.), ontemporary challenges in food and food service marketing: Health and pleasure on the table. Montreal: EAMAR. . 1995;:173-196. Google Scholar
  40. Donald I, Cooper SR. A facet approach to extending the normative component of the theory of reasoned action. British Journal of Social Psychology. . 2001;40:599-621. PubMed Google Scholar
  41. Choo H, Chung JE, Pysarchik DT. Antecedents to new food product purchasing behavior among innovator groups in India. European Journal of Marketing. . 2004;38:608-625. Google Scholar
  42. Hsu CL, Lin JCC. Acceptance of blog usage: the roles of technology acceptance, social influence and knowledge sharing motivation. Inf. Manag. . 2008;45(1):65-74. Google Scholar
  43. Rolls B. Food beliefs and food choices in adolescence. Medical Journal of Australia. . 1998;148(1):9-13. PubMed Google Scholar
  44. Lamb JM, Kallal MJ. A conceptual framework for apparel design. Cloth.Text. Res. J. . 1992;10(2):42-47. Google Scholar
  45. Nam J, Hamlin R, Gam HJ, Kang JH, Kim J, Kumphai P et al. The fashion-conscious behaviours of mature female consumers. Int. J. Consum. Stu. . 2007;31(1):102-108. Google Scholar
  46. Kendall EL, Sproles GB. Learning Styles among secondary vocational home economics students: a factor analytic test of experiential learning theory. J. Vocat. Edu. Res. . 1986;11(3):1-15. Google Scholar
  47. Sonderegger A, Sauer J. The influence of design aesthetics in usability testing: Effects on user performance and perceived usability. Appl. Ergon. . 2010;41(3):403-410. PubMed Google Scholar
  48. Duffy TM, Jonassen DH. Constructivism and the technology of instruction: A conversation. Routledge. . 2013;:. PubMed Google Scholar
  49. Tunca S, Fueller J. Impression formation in a world full of fake products. ACR North American Advances. . 2009;:. Google Scholar
  50. Chuah SHW, Rauschnabel PA, Krey N, Nguyen B, Ramayah, T, Lade S. Wearable technologies: the role of usefulness and visibility in smartwatch adoption. Comput. Hum. Behav. . 2016;65:276-284. Google Scholar
  51. Hsiao KL. What drives smartwatch adoption intention? Comparing Apple and non-Apple watches. Library Hi Tech. . 2017;35(1):186-206. Google Scholar
  52. Mumcu Y, Kimzan HS. The effect of visual product aesthetics on consumers'price sensitivity. Procedia Econ. Financ. . 2015;26:528-534. Google Scholar
  53. Sauer J, Sonderegger A. The influence of design aesthetics and user state in usability testing. Behav Inf. Technol. . 2011;30(6):787-796. Google Scholar
  54. Zeithaml VA. Consumer perceptions of price, quality, and value: A means -end model and synthesis of Eeidence. Journal of Marketing. . 1988;52:2-22. Google Scholar
  55. Steptoe A, Pollard TM, Wardle J. Development of a measure of the motives underlying the selection of food: The food choice questionnaire. Appetite. . 1995;25:267-284. PubMed Google Scholar
  56. Hasslinger A, Hodzic S, Opazo C. Consumer behaviour in online shopping [Master thesis]. University of Kristaiansta. . 2007;:. Google Scholar
  57. Afrouz MM, Wahl T. Watch Out' for Wearables -Factors that influence the purchase intention of smartwatches in Germany. . 2019;:. Google Scholar
  58. Li G, Wu L. Understanding Chinese Consumer's Intention to Purchase Smartwatches - case of Apple Watch. 2019. . ;:. Google Scholar
  59. Yeo SF, Tan C L, Choo ZY. Purchase Intention of Smart Wearable Technologies: A study among University Students in Malaysia. Multimedia University Malaysia. . 2018;:. Google Scholar
  60. Cohen J. A power primer. American Psychologist. . 1992;112(1):155-159. PubMed Google Scholar
  61. Hair JF, Hult GTM, Ringle CM, Sarstedt M. A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). Thousand Qaks. CA: Sage. . 2014;:. Google Scholar
  62. Cohen J. Statistical power analysis for the behavioral sciences (2nd ed.). Hillsdale, NJ: Erlbaum. 1988;:. Google Scholar
  63. Hair JF, Hult GTM, Ringle C, Sarstedt M. A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). Thousand Oaks, CA: Sage Publications. . 2016;:. Google Scholar
  64. Asih D, Setini M, Soelton M, Muna N, Putra IGC, Darma DC et al. Predicting green product consumption using theory of planned behavior and reasoned action. Management Science Letters. . 2020;10:3367-3374. Google Scholar
  65. Attia S, Farrag M. The effect of Egyptian consumer values & lifestyles on green purchase behavior. Journal of Marketing Development & Competitiveness.. . 2017;11(4):. Google Scholar
  66. Aman AHL, Amran H, Zuhal H. The influence of environmental knowledge and concern on green purchase intention the role of Attitude as a Mediating Variable. British Journal of Arts and Social Sciences. 2012; 7 (2): 145-167. . ;:. Google Scholar
  67. Krathi AK, Ahmed KAA. Determinants of smartwatch adoption among IT professionals - an extended UTAUT2 model for smartwatch enterprise. Int. J. Enterprise Network Management. . 2018;9:294-316. Google Scholar
  68. Yang H, Yu J, Zo H, Choi M. User acceptance of wearable devices: an extended perspective of perceived value. Telematics and Informatics. . 2016;33(2):256-269. Google Scholar
  69. Cristelle M, Zafar U. Ahmed, Building a comprehensive model to investigate factors behind switching intention of high-technology products. Journal of Product & Brand Management. . 2017;26(2):102-119. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 1 (2021)
Page No.: 1187-1199
Published: Jan 5, 2021
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v5i1.689

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, N. (2021). Factors affecting the intention of purchasing the smartwatch of Nha Trang Consumers by using extended theory of planned behavior. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 5(1), 1187-1199. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v5i1.689

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 2857 times
Download PDF   = 1625 times
View Article   = 0 times
Total   = 1625 times