Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1220

Total

492

Share

The role of education in Vietnam students ' e-entrepreneurial intention






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The Covid-19 pandemic has completely changed socio-economic life. The fact that people have to limit community contact has created conditions for online business methods to develop. Therefore, many scientists and policymakers are interested in studying the intention to start an online business. This study was conducted to determine university education's role in students' e-entrepreneurial intention in Ho Chi Minh City. The survey is built on the Google Form platform and deployed on social media. Convenience sampling method was applied to collect data. After obtaining 406 valid answers from students studying in different disciplines, the data were analyzed using PLS-SEM. The research results show that attitudes and outcome expectations significantly influence the formation of e-entrepreneurial intentions of Vietnamese students. At the same time, attitudes and outcome expectations are also positively affected by entrepreneurship education. This result is also a successful demonstration of the theoretical integration in behavioral intention research. From this result, some management implications are also proposed to help universities develop e-entrepreneurship among students.

Lý do chọn đề tài

Khởi nghiệp là một hiện tượng được thế giới quan tâm 1 . Vai trò ngày càng quan trọng của khởi nghiệp đã và đang được nhận thức mạnh mẽ. Theo đó, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, khởi nghiệp điện tử cũng đang dần trở thành một dạng thức khởi nghiệp được ưu tiên lựa chọn. Khởi nghiệp điện tử giúp giải quyết nhiều bài toán chi phí so với khởi nghiệp hoặc kinh doanh truyền thống, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Trong nghiên cứu về khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp là yếu tố giải thích quá trình khởi nghiệp toàn diện nhất 2 . Vai trò chỉ báo của ý định khởi nghiệp đối với hành vi khởi nghiệp cũng được đề cập và chứng minh thành công trong nhiều nghiên cứu 3 . Các minh chứng trên đã chứng minh tầm quan trọng của nghiên cứu về ý định trong giải thích hành vi nói chung và hành vi khởi nghiệp nói riêng. Kết luận, nhằm có được cơ sở để xây dựng một hệ thống quản trị khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp điện tử nói riêng, phải thấu hiểu và giải thích được ý định khởi nghiệp.

Nghiên cứu này tập trung vào giải thích mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp điện tử của sinh viên Việt Nam. Theo Curto và cộng sự (2021), sinh viên có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, thậm chí là văn hóa và giáo dục 4 . Tuan và Pham (2022) cũng phát biểu rằng sinh viên là nguồn nhân lực hùng hậu và đủ trình độ cho hầu hết các lĩnh vực 5 . Do đó trong bối cảnh khởi nghiệp, giải thích hành vi và ý định của sinh viên là cực kì cần thiết. Đây là cơ sở cho việc sớm đưa ra những kế hoạch quản trị nguồn doanh nhân mới tiềm năng này. Vậy, nghiên cứu các ý định ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp điện tử của sinh viên sẽ giúp tối ưu hóa hệ thống nhân lực khởi nghiệp.

Tổng quan lý thuyết

Ý định khởi nghiệp điện tử

Dù được chú tâm từ lâu, nhưng đến nay, các khái niệm về “ý định khởi nghiệp điện tử” chưa thực sự phát triển. Những nghiên cứu chuyên biệt về khởi nghiệp điện tử cũng như ý định khởi nghiệp điện tử, hầu hết đều hạn chế trong việc đưa ra định nghĩa đối với “ý định khởi nghiệp”. Trong đó, đa số các nghiên cứu đề cập và sử dụng khái niệm của Zhao và cộng sự (2010): “ý định khởi nghiệp điện tử là ý định bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới dựa trên nền tảng Internet, là ý định nhằm sở hữu một doanh nghiệp trực tuyến” 6 .

Thuyết nhận thức xã hội

Thuyết nhận thức xã hội được Albert Bandura phát triển vào năm 1986 7 . Nội dung lý thuyết này lập luận rằng yếu tố cá nhân, hành vi và môi trường có ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó, yếu tố môi trường như nhau sẽ tạo ra ảnh hưởng khác nhau đối với cá nhân vì họ sở hữu đặc điểm khác nhau 8 . Hai đặc điểm chủ chốt trong mô hình của lý thuyết này là “niềm tin vào năng lực bản thân” và “kỳ vọng kết quả”. Kỳ vọng kết quả là sự tưởng tượng và đánh giá chủ quan của một cá nhân vào kết quả hành vi 9 , là niềm tin về một nội dung, một sự vật, một hiện tượng có thể xảy ra khi kết thúc hành vi 10 .

Đối với nhiều nghiên cứu, đơn cử như 11 , kỳ vọng kết quả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp. Đặc biệt, các kỳ vọng tích cực về lợi ích tài chính, sự độc lập, hoặc sự an toàn… là điều thúc đẩy mạnh mẽ khiến cá nhân trở thành doanh nhân. Đây là yếu tố mang lại những điều thỏa mãn các kỳ vọng của cá nhân, trong đó có mục tiêu hàng đầu chính là lợi nhuận 12 . Cuối cùng, nghiên cứu 13 ủng hộ và chứng minh thành công tác động tích cực của kỳ vọng kết quả đến ý định khởi nghiệp. Các lập luận trên là cơ sở đề xuất giả thuyết:

H1: Kỳ vọng kết quả có tác động tích cực đến Ý định khởi nghiệp điện tử.

Thuyết hành vi kế hoạch

Một trong những lý thuyết được cho là thành công nhất trong giải thích ý định hành vi chính là “Thuyết hành vi kế hoạch” được Ajzen đề xuất vào năm 1991 14 , 15 . Nội dung của thuyết này lập luận rằng “chuẩn chủ quan”, “nhận thức kiểm soát hành vi” và “thái độ” là ba yếu tố tác động và giải thích ý định. Trong đó, thái độ là đặc điểm nhận thức chủ quan của cá nhân về bản thân, về con người, các sự vật, hiện tượng… là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về một hành vi cũng như các hệ quả có thể xảy ra bởi hành vi 16 . Thái độ được xem là yếu tố giải thích mạnh mẽ đối với ý định nói chung cũng như ý định khởi nghiệp nói riêng 17 . Các tác giả cũng đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa thái độ và ý định khởi nghiệp 18 . Lập luận trên là cơ sở đề xuất giả thuyết:

H2: Thái độ có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp điện tử

Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và kỳ vọng kết quả

Giáo dục khởi nghiệp tạo ra môi trường giả định hoặc thực tế, cho phép sinh viên trải nghiệm các hoạt động cụ thể có liên quan đến hành vi khởi nghiệp. Thông qua quá trình này, các kĩ năng được thực hành và từng hoạt động sẽ mang lại các kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Trong nhiều nghiên cứu, giáo dục khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhận thức hiệu quả về các kết quả của hành vi khởi nghiệp. Cụ thể, Mullen và cộng sự 19 cho rằng giáo dục khởi nghiệp tạo ra, cung cấp và hướng dẫn thực hiện các phán đoán về các kế hoạch, dự án hoặc chiến lược kinh doanh. Mặt khác, Pfeifer và cộng sự (2016) đã chứng minh thành công vai trò tích cực của giáo dục khởi nghiệp như một yếu tố bối cảnh thúc đẩy kỳ vọng kết quả 13 . Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết:

H3: Giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến kỳ vọng kết quả

Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và thái độ

Packham và cộng sự (2010) đã xem xét sự ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến thái độ đối với khởi nghiệp của sinh viên trong nhiều bối cảnh 20 . Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên sau khi trải qua giáo dục khởi nghiệp đều sở hữu thái độ tích cực. Một khía cạnh khác, giáo dục khởi nghiệp tạo ra các hoạt động thực tế như trải nghiệm trực tiếp tại doanh nghiệp, sự kèm cặp từ các doanh nhân thành công 21 . Mối quan hệ tích cực giữa giáo dục khởi nghiệp và thái độ cũng được Lindberg và cộng sự (2017) ủng hộ trong nghiên cứu của mình 22 . Từ các lập luận trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết:

H4: Giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực tới thái độ

Sau khi lược khảo lý thuyết và đề xuất các giả thuyết, nghiên cứu có cơ sở đề xuất mô hình mối quan hệ giữa các yếu tố (Xem Figure 1 ).

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Sau quá trình lược khảo lý thuyết, nhóm nghiên cứu thực hiện kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu trước đó. Chi tiết, nghiên cứu sử dụng thang đo kế thừa từ Wardana và cộng sự 23 với 3 biến quan sát cho khái niệm “giáo dục khởi nghiệp” và 4 biến quan sát cho “thái độ đối với khởi nghiệp”. Tiếp theo, 4 biến quan sát được kế thừa kết hợp từ hai nghiên cứu của Dehghanpour Farashah 24 và Blaese và cộng sự 25 nhằm đo lường khái niệm “kỳ vọng kết quả”. Cuối cùng, 5 biến quan sát cho “ý định khởi nghiệp điện tử” được sử dụng từ công trình của Jeong và Choi 26 .

Dựa vào thang đo chính thức đã được xây dựng sau quá trình nghiên cứu định tính, bảng hỏi khảo sát được xây dựng nhằm thu thập mẫu khảo sát. Nhằm đạt được tính nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cũng như độ chính xác khi thống kê nội dung trả lời, nền tảng Google Form được sử dụng và bảng hỏi sẽ tiếp cận đáp viên thông qua các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media). Lý giải cho phương thức tiếp cận này, đối tượng khảo sát của đề tài là đối tượng sinh viên, hoặc Gen Z nói chung, là đối tượng có độ tiệm cận với Internet cực kỳ cao 27 . Do đó, phương thức này là hợp lý nhằm tổng hợp được dữ liệu một cách hiệu quả. Mặt khác, thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn làm địa điểm khảo sát vì đây là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, cũng là nơi tập trung rất nhiều cơ sở giáo dục đại học. Theo thống kê của bộ Giáo dục và đào tạo, thành phố Hồ Chí Minh là nơi đặt trụ sở của 47 trường đại học, đại học và học viện của Việt Nam. Nếu tính cả phân hiệu, cơ sở 2 và các trường đại học nước ngoài thì con số này lên tới 65. Chính vì vậy, khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh có thể đại diện cho việc giải thích về hình thành ý định khởi nghiệp điện tử của sinh viên Việt Nam.

Dữ liệu thu thập được phân tích bằng kỹ thuật PLS-SEM với phần mềm SmartPLS 3. Kỹ thuật này được sử dụng nhằm phân tích cỡ mẫu nhỏ, không cần chứng minh tập dữ liệu phân tích đạt được phân phối chuẩn 28 . Quá trình phân tích được chia làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn 1, các chỉ số đánh giá độ tin cậy thang đo cũng như tính khách quan của dữ liệu được kiểm định. Khi các chỉ số đạt yêu cầu, giai đoạn 2 được tiến hành nhằm kiểm định các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu. Nội dung các điều kiện thể hiện trong Table 1 .

Table 1 Chỉ số kiểm định dữ liệu

Kết quả nghiên cứu

Mô tả mẫu

Nghiên cứu thực hiện phân tích dữ liệu dựa trên đối tượng sinh viên. Như đã trình bày ở mục 3, các đáp viên phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu là các cá nhân đang là sinh viên hiện đang theo học và được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Với mẫu đạt quy mô N = 406, dữ liệu đạt đủ độ khách quan cho việc phân tích. Trước tiên, các yếu tố nhân khẩu học được trình bày trong Table 2 .

Table 2 Mô tả mẫu

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Dựa theo các tiêu chí đã trình bày trong Table 1 , theo Hair và cộng sự (2014), thang đo đạt độ tin cậy yêu cầu với CR min = 0,889, CA min = 0,832 (lớn hơn 0,7) 29 . Chỉ số tiếp theo, độ hội tụ phù hợp với nghiên cứu của Henseler & cộng sự (2015) với chỉ số hương sai trung bình trích xuất (AVE) lớn hơn 0,5 và Hệ số tải ngoài (Outer loading) lớn hơn 0,7 29 , 33 . Nội dung kiểm định thể hiện trong Table 3 .

Table 3 Kết quả độ tin cậy và phương sai trung bình trích xuất

Fornell và Larcker (1981) đề xuất phương thức kiểm định độ phân biệt của các yếu tố trong mô hình 34 . Cụ thể, ta so sánh căn bậc hai của AVE của các yếu tố với nhau, ta có hệ số tương quan này đều lớn hơn các giá trị khác trong cùng dòng thể hiện tính tương quan phù hợp với tiêu chí đo lường 33 (Xem Table 4 ).

Table 4 Kết quả đo lường giá trị phân biệt

Kiểm định mô hình nghiên cứu.

Đánh giá mô hình cấu trúc được Hair và cộng sự ưu tiên kiểm định thông qua hệ số xác định (R 2 ) 29 . R 2 được xếp hạng mạnh, trung bình, yếu lần lượt với các giá trị 0,75, 0,50 và 0,25 32 . Xem Table 5 .

Table 5 Bảng đánh giá hệ số xác định R 2 , năng lực dự báo Q 2

Phương pháp Bootstrapping (N=5000) được sử dụng để chứng minh ý nghĩa thống kê của các giả thuyết nghiên cứu cũng như các tác động trực tiếp. Nghiên cứu thực hiện kiểm định mô hình SEM, kết quả thể hiện ở Table 6Figure 2 .

Table 6 Kết quả phân tích SEM

Figure 2 . Kết quả phân tích

Thảo luận kết quả nghiên cứu.

Trong mô hình, các mối quan hệ trực tiếp được ủng hộ mới mức ý nghĩa thống kê đạt 95%. Cụ thể, kỳ vọng kết quả là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp điện tử (β=0,263). Các nghiên cứu liên quan cũng đã chứng minh được sự ảnh hưởng quan trọng của kỳ vọng kết quả đối với việc hình thành ý định khởi nghiệp 26 . Khi cá nhân có được những hình dung về kết quả tích cực khi thực hiện hành vi, sự so sánh và đánh giá về rủi ro hay lợi ích nhận được cũng có xu hướng trở nên tích cực hơn. Tiếp theo, mối quan hệ giữa thái độ và ý định khởi nghiệp điện tử cũng được ủng hộ (β= 0,199). Kết quả này tương đồng với Ferreira và cộng sự 35 .

Vậy, các kết quả trên là cơ sở để trường đại học tăng cường các nội dung thúc đẩy phát triển kỹ năng của sinh viên đối với hành vi khởi nghiệp nói chung cũng như khởi nghiệp điện tử nói riêng. Từ đó phát triển và nâng cao kỳ vọng kết quả và thái độ của sinh viên đối với hành vi khởi nghiệp điện tử. Đây là tiền đề cho việc hình thành và nâng cao ý định tích cực trong khởi nghiệp điện tử. Tiếp theo, niềm tin vào năng lực bản thân cũng là đối tượng phải được chú trọng đặc biệt. Có thể sinh viên sẽ không khởi nghiệp điện tử hoặc tham gia vào thị trường khởi nghiệp, tuy nhiên thông qua việc trang bị nhiều kiến thức cần thiết, sinh viên cũng có thể sở hữu được tiềm lực tốt hơn cho sau này. Điều này cũng gián tiếp tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với danh tiếng của trường khi có được những sinh viên thành công trong sự nghiệp.

Kết luận và hàm ý quản trị

Với bối cảnh nghiên cứu, vai trò của trường đại học nói chung cũng như giáo dục khởi nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. Kết quả này cho thấy các trường đại học cần chú trọng vào chất lượng và nội dung đào tạo nhằm mang lại hiệu quả trong việc trang bị các kiến thức và kĩ năng phù hợp. Bên cạnh đó, ngoài việc truyền tải các kiến thức sẵn có, những hoạt động kích thích tư duy sáng tạo cũng cần được xem xét nhằm đẩy mạnh ý định khởi nghiệp điện tử cũng như tỷ lệ thành công trong khởi nghiệp.

Trong kết quả nghiên cứu, kỳ vọng kết quả tác động trực tiếp đến sự hình thành ý định khởi nghiệp điện tử. Do đó, trường đại học cần hiểu rõ các kỳ vọng của họ là gì, và đưa ra biện pháp nhằm giúp sinh viên nhận thức được độ khả thi của các kỳ vọng đó. Các quy trình và mô hình tính toán, ước lượng cần được xây dựng và truyền tải đến sinh viên nhằm quản lý kỳ vọng của họ tốt hơn. Bên cạnh đó, nhằm phát triển kỳ vọng một cách toàn diện, các hội thảo, chuyên đề và kết hợp với sự kèm cặp của người hướng dẫn trong suốt quá trình đào tạo sẽ có thể cân bằng trở lại giữa kỳ vọng hữu hình và vô hình.

Bên cạnh kỳ vọng kết quả, thái độ cũng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy và chi phối ý định khởi nghiệp điện tử. Vậy, cải thiện thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp điện tử là điều cần thiết nhằm phát triển ý định cũng như thúc đẩy hành vi khởi nghiệp điện tử. Vậy, nhà trường phải kết hợp với nhiều bên liên quan thúc đẩy nhận thức của sinh viên về cơ hội sẵn có cho việc khởi nghiệp. Bên cạnh đó, sự hài lòng đối với các thành tựu khi khởi nghiệp điện tử thành công cũng là một yếu tố cần được cân nhắc vì đây được xem là một yếu tố cảm xúc khó đo lường. Kết luận được, những nội dung truyền tải đến sinh viên trong suốt quá trình đào tạo cần phải được hệ thống hóa và cụ thể hóa, tránh mơ hồ và quá vĩ mô dẫn đến không phù hợp.

Hạn chế và nghiên cứu cho tương lai

Mặc dù đã có những đóng góp quan trọng cả về thực tiễn và lý thuyết, nghiên cứu vẫn gặp phải những hạn chế nhất định. Đầu tiên, phạm vi triển khai khảo sát còn gói gọn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến tính đại diện bị giảm. Thứ hai, mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp điện tử chưa được kiểm định. Do đó, các nghiên cứu về sau cũng nên cân nhắc mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp điện tử.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CA: Cronbach’s Alpha

CR: Độ tin cậy tổng hợp

AVE: Phương sai trung bình trích xuất

VIF: Hệ số phóng đại phương sai

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả 1 (Lâm Quốc Bảo) chịu trách nhiệm: lược khảo lý thuyết, thu thập dữ liệu khảo sát.

Tác giả 2 (Phạm Minh) chịu trách nhiệm: xử lí dữ liệu, chỉnh sửa, biên tập nội dung bản thảo.

References

  1. Cassia L, De Massis A, Meoli M, Minola T. Entrepreneurship research centers around the world: Research orientation, knowledge transfer and performance. The Journal of Technology Transfer. 2014 Jun;39(3):376-92. . ;:. Google Scholar
  2. Krueger NF, Carsrud AL. Entrepreneurial intentions: Applying the theory of planned behaviour. Entrepreneurship & regional development. 1993 Jan 1;5(4):315-30. . ;:. Google Scholar
  3. Hockerts K. Determinants of social entrepreneurial intentions. Entrepreneurship Theory and Practice. 2017 Jan;41(1):105-30. . ;:. Google Scholar
  4. Curto R, Barreca A, Coscia C, Ferrando DG, Fregonara E, Rolando D. The active role of students, teachers, and stakeholders in managing economic and cultural value, urban and built heritage. Interdisciplinary Journal of Problem-Based Learning. 2021 Aug 17;15(1). . ;:. Google Scholar
  5. Tuan AB, Pham M. The role of mindfulness and perceived social support in promoting students' social entrepreneurial intention. Entrepreneurial Business and Economics Review. 2022;10(1):145-60. . ;:. Google Scholar
  6. Zhao H, Seibert SE, Lumpkin GT. The relationship of personality to entrepreneurial intentions and performance: A meta-analytic review. Journal of management. 2010 Mar;36(2):381-404. . ;:. Google Scholar
  7. Bandura A. Social foundations of thought and action. Englewood Cliffs, NJ. 1986;1986(23-28). . ;:. Google Scholar
  8. Wood R, Bandura A. Social cognitive theory of organizational management. Academy of management Review. 1989 Jul 1;14(3):361-84. . ;:. Google Scholar
  9. Lent RW, Brown SD. Social cognitive career theory and subjective well-being in the context of work. Journal of Career Assessment. 2008 Feb;16(1):6-21. . ;:. Google Scholar
  10. Lent RW, Brown SD. Social cognitive model of career self-management: toward a unifying view of adaptive career behavior across the life span. Journal of counseling psychology. 2013 Oct;60(4):557. . ;:. PubMed Google Scholar
  11. Segal G, Borgia D, Schoenfeld J. Using Social Cognitive Career Theory to Predict Self-Employment Goals. New England Journal of Entrepreneurship. 2002;5(2):8. . ;:. Google Scholar
  12. Christopoulos D, Vogl S. The motivation of social entrepreneurs: The roles, agendas and relations of altruistic economic actors. Journal of Social Entrepreneurship. 2015 Jan 2;6(1):1-30. . ;:. Google Scholar
  13. Pfeifer S, Šarlija N, Zekić Sušac M. Shaping the entrepreneurial mindset: Entrepreneurial intentions of business students in Croatia. Journal of Small Business Management. 2016 Jan 1;54(1):102-17. . ;:. Google Scholar
  14. Ajzen I. The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes. 1991 Dec 1;50(2):179-211. . ;:. Google Scholar
  15. Batool H, Rasheed H, Malik MI, Hussain S. Application of partial least square in predicting e-entrepreneurial intention among business students: evidence from Pakistan. Journal of Innovation and Entrepreneurship. 2015 Dec;4(1):1-6. . ;:. Google Scholar
  16. Abdelfattah F, Al Halbusi H, Al-Brwani RM. Influence of self-perceived creativity and social media use in predicting E-entrepreneurial intention. International Journal of Innovation Studies. 2022 Sep 1;6(3):119-27. . ;:. Google Scholar
  17. Liu X, Lin C, Zhao G, Zhao D. Research on the effects of entrepreneurial education and entrepreneurial self-efficacy on college students' entrepreneurial intention. Frontiers in psychology. 2019 Apr 24;10:869. . ;:. PubMed Google Scholar
  18. Jena RK. Measuring the impact of business management Student's attitude towards entrepreneurship education on entrepreneurial intention: A case study. Computers in Human Behavior. 2020 Jun 1;107:106275. . ;:. Google Scholar
  19. McMullen JS, Shepherd DA. Entrepreneurial action and the role of uncertainty in the theory of the entrepreneur. Academy of Management review. 2006 Jan 1;31(1):132-52. . ;:. Google Scholar
  20. Packham G, Jones P, Miller C, Pickernell D, Thomas B. Attitudes towards entrepreneurship education: a comparative analysis. Education+ training. 2010 Nov 23;52(8/9):568-86. . ;:. Google Scholar
  21. Linan F. Skill and value perceptions: how do they affect entrepreneurial intentions?. International entrepreneurship and management journal. 2008 Sep;4(3):257-72. . ;:. Google Scholar
  22. Lindberg E, Bohman H, Hultén P. Methods to enhance students' entrepreneurial mindset: a Swedish example. European Journal of Training and Development. 2017;41(5):450-66. . ;:. Google Scholar
  23. Wardana LW, Narmaditya BS, Wibowo A, Mahendra AM, Wibowo NA, Harwida G, Rohman AN. The impact of entrepreneurship education and students' entrepreneurial mindset: the mediating role of attitude and self-efficacy. Heliyon. 2020 Sep 1;6(9):e04922. . ;:. PubMed Google Scholar
  24. Dehghanpour Farashah A. The effects of demographic, cognitive and institutional factors on development of entrepreneurial intention: Toward a socio-cognitive model of entrepreneurial career. Journal of International Entrepreneurship. 2015 Dec;13(4):452-76. . ;:. Google Scholar
  25. Blaese R, Noemi S, Brigitte L. Should I Stay, or Should I Go? Job satisfaction as a moderating factor between outcome expectations and entrepreneurial intention among academics. International Entrepreneurship and Management Journal. 2021 Sep;17(3):1357-86. . ;:. Google Scholar
  26. Jeong J, Choi M. The expected job satisfaction affecting entrepreneurial intention as career choice in the cultural and artistic industry. Sustainability. 2017 Sep 22;9(10):1689. . ;:. Google Scholar
  27. Priporas CV, Stylos N, Kamenidou IE. City image, city brand personality and generation Z residents' life satisfaction under economic crisis: Predictors of city-related social media engagement. Journal of Business Research. 2020 Oct 1;119:453-63. . ;:. Google Scholar
  28. Dijkstra TK, Henseler J. Consistent and asymptotically normal PLS estimators for linear structural equations. Computational statistics & data analysis. 2015 Jan 1;81:10-23. . ;:. Google Scholar
  29. Götz O, Liehr-Gobbers K, Krafft M. Evaluation of structural equation models using the partial least squares (PLS) approach. InHandbook of partial least squares 2010 (pp. 691-711). Springer, Berlin, Heidelberg. . ;:. Google Scholar
  30. Sarstedt M, Ringle CM, Hair JF. Partial least squares structural equation modeling. InHandbook of market research 2021 Dec 3 (pp. 587-632). Cham: Springer International Publishing. . ;:. Google Scholar
  31. Hair Jr JF, Sarstedt M, Hopkins L, Kuppelwieser VG. Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). European Business Review. 2014;26(2):106-21. . ;:. Google Scholar
  32. Hair JF, Ringle CM, Sarstedt M. PLS-SEM: Indeed a silver bullet. Journal of Marketing theory and Practice. 2011 Apr 1;19(2):139-52. . ;:. Google Scholar
  33. Henseler J, Ringle CM, Sarstedt M. A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling. Journal of the academy of marketing science. 2015 Jan;43(1):115-35. . ;:. Google Scholar
  34. Fornell C, Larcker DF. Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error. Journal of marketing research. 1981 Feb;18(1):39-50. . ;:. Google Scholar
  35. Ferreira AD, Loiola E, Gondim SM, Pereira CR. Effects of entrepreneurial competence and planning guidance on the relation between university students' attitude and entrepreneurial intention. The Journal of Entrepreneurship. 2022 Mar;31(1):7-29. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 1 (2023)
Page No.: 4154-4161
Published: Apr 15, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i1.1156

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Lam, B., & Pham, M. (2023). The role of education in Vietnam students ’ e-entrepreneurial intention. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 7(1), 4154-4161. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i1.1156

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1220 times
PDF   = 492 times
XML   = 0 times
Total   = 492 times