Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

2616

Total

966

Share

Factors affecting night economy development in Ho Chi Minh City






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The night economy has been a spearheading economic sector in economic development after the COVID-19 pandemic in many countries, including Vietnam. It has created jobs and supported a part of the population in increasing their income, significantly contributing to the budget revenue of some major cities. The article aims to examine the factors affecting the night economy in Ho Chi Minh City (HCMC). The research surveyed 273 people in the period December 2022–February 2023, who are night business households and nighttime consumers of Generation Z. The survey was conducted via the Zalo online platform, at nighttime business locations such as pedestrian streets, recreational parks, markets, street food complexes, etc. The data was then analised using SMARTPLS software and partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The research results show that there are six factors affecting the development of the night economy in Ho Chi Minh City, including: (1) state policy; (2) business environment; (3) infrastructure; (4) size and quality of labor resources; (5) socio-cultural characteristics; and (6) consumer trends. The article also proposes several solutions for individuals, organizations, and executives managing night activities in Ho Chi Minh City. The City needs to have open mechanisms that enable companies or individuals to participate in and contribute to the development of the night economy, attracting not only people in the city but also those in the country and other neighboring countries in the region.

GIỚI THIỆU

Kinh tế đêm hiện nay đang phát triển thành một ngành với định hướng mũi nhọn phát triển của Tp.HCM, việc phát triển này một mặt tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân tại thành phố cũng như đóng vai tròn quan trọng trong việc phát triển các ngành nghề truyền thống và phi truyền thống. Nhìn chung, hoạt động kinh tế ban đêm đã tạo ra một vòng quay không ngừng nghỉ cho phép nền kinh tế vận hành với tốc độ nhanh nhất. Lợi ích của nền kinh tế đêm đã cho thấy thu hút của nó đối với khách du lịch và mang lại cho mỗi cộng đồng và khu vực những điểm nhấn và màu sắc riêng 1 .

Ngoài ra, nền kinh tế ban đêm giúp duy trì trật tự xã hội đồng thời giúp người lao động Việt Nam tiếp cận với các cơ hội việc làm mới, bởi vì các dịch vụ phong phú và đa dạng do kinh tế ban đêm mang lại. Nhu cầu nguồn nhân lực của kinh tế đêm luôn rất lớn, bao gồm các nguồn lực cho các công việc như nhân viên vận tải, lái xe, kỹ sư, bảo vệ, quản lý, vệ sinh… Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nhân viên phục vụ bàn, đầu bếp, phục vụ nhà hàng, kỹ thuật viên, chuyên gia hỗ trợ CNTT, nghệ sĩ, người biểu diễn, người làm sự kiện và các ngành nghề khác cũng rất nhiều 1 . Nền kinh tế về đêm luôn phát triển bên cạnh văn hóa và giải trí. Do đó, nền kinh tế ban đêm cũng tạo ra một động lực đáng kể cho sự phát triển các ngành nghề khác như các sự kiện âm nhạc, các hình thức truyền thông, lễ hội đường phố và giải trí khác. Lĩnh vực giải trí sẽ được khuyến khích nhiều hơn cho văn hóa xã hội của Việt Nam nhằm phát triển và đóng góp nhiều hơn khi môi trường kinh doanh được thông thoáng và các nhu cầu thực tế của người dân được nắm bắt kịp thời 1 .

Trên thực tế, một số thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v., đã triển khai các loại hình kinh tế đêm rất phổ biến. Đà Nẵng, TP.HCM có mô hình chợ đêm, phố ẩm thực đêm, chuỗi cửa hàng tiện ích 24h, phố đi bộ, hay các tuyến phố giải trí tiêu biểu như Tạ Hiện (Hà Nội), Bùi Viện (TP.HCM), Bà Nà Hills (Đà Nẵng)... 1 . Mặc dù vậy, hoạt động kinh tế vào ban đêm của Việt Nam thường ở mức thấp, đơn điệu, kém tổ chức và có kế hoạch, đồng thời không có nhiều hoạt động giải trí được quản lý chuyên nghiệp, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao 2 .

Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những thành phố năng động nhất thế giới, là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn nhất cả nước, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước 3 . Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh kinh tế của thành phố trong những năm qua được cải thiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tính đến năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 23,97% quy mô kinh tế cả nước, trong đó ngành dịch vụ chiếm 60,42% GRDP của thành phố 4 .

Nghiên cứu này nhằm xác định và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế đêm đến tăng trưởng kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết cấu nghiên cứu gồm: phần 1 giới thiệu, phần 2 tổng quan các nghiên cứu có liên quan, phần 3 cơ sở lý thuyết, phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận, phần 5 kết luận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Kinh tế đêm và phát triển kinh tế đêm

Nhiều định nghĩa về thuật ngữ “nền kinh tế đêm” hay “kinh tế đêm” (night-time economy), tuy nhiên thuật ngữ này ban đầu được sử dụng với ý nghĩa là các hoạt động đa ngành về đêm, trong đó giải trí và rượu chỉ là một phần của kinh tế đêm 5 . Tuy nhiên, thuật ngữ kinh tế đêm có thể hiểu theo hai phạm vi rộng và nghĩa hẹp sau đây. Hiểu theo nghĩa rộng thì kinh tế đêm được định nghĩa là tất cả các hoạt động VN-XH và sản xuất được diễn ra tại khung giờ ban đêm. Còn theo nghĩa hẹp thì kinh tế đêm được hiểu là tất cả các hoạt động VH-XH và sản xuất mang tính chất giải trí như nhà hàng, quán bar, Karaoke, các trung tâm văn hóa, nghệ thuật và mua sắm được diễn ra với khung giờ từ 6 giờ tối hôm trước tới 6 giờ tối hôm sau.

Như vậy, từ các khái niệm phát triển kinh tế thì phát triển kinh tế đêm nghĩa là tạo công ăn việc làm cho người dân xuất phát từ việc phát triển các loại hình sản xuất, dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh buôn bán vào ban đêm nhằm gắn kết giữa người với người, với cộng đồng người Việt với nhau cũng như với khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Các nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu về phát triển kinh tế đêm đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, có thể kể đến như nghiên cứu của Chatterton & Hollands 6 , các tác giả cho thấy, kinh tế đêm sôi động tại Anh thường tập trung gần khu trường đại học và cao đẳng. Sinh viên tại Anh tập trung nhiều vào các loại hình giải trí. Giới sinh viên của Anh và Mỹ hình thành văn hóa ăn chơi và uống rượu trong các dịp giao lưu, làm quen, thể hiện tính bằng hữu giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa các nhóm sinh viên, họ cũng có vai trò hạt nhân trong hình thành văn hóa đô thị đêm. Chew 7 nghiên cứu về văn hóa cuộc sống về đêm và nền kinh tế ban đêm của Trung Quốc. Nghiên cứu đã cho thấy thực trạng và tầm quan trọng của nền kinh tế ban đêm đối với nhà nước, xã hội và nền kinh tế ở Trung Quốc thông qua - chi phí xã hội của nền kinh tế ban đêm, ý nghĩa xã hội của tiêu dùng cuộc sống về đêm, lao động ban đêm và các vấn đề giới tính ban đêm - và minh họa lý do tại sao về mặt lý thuyết có liên quan đến sự phát triển trong tương lai của lĩnh vực này. Tuy nhiên, nghiên cứu không thảo luận yếu tố văn hóa về đêm đối với nền kinh tế ban đêm.

Nghiên cứu của Shaw 8 trong trường hợp các khu vực quan trọng của thành phố, thời gian ban đêm có thể được sử dụng để tối đa hóa khả năng tiếp cận đối với các cơ sở đô thị từ một khu vực xung quanh rộng lớn. Những người từ khu vực đó, nhiều người trong số họ đang làm việc vào ban ngày, có thể cần nhiều giờ hơn để tiếp cận các cơ sở. Thông thường, thành phố có cơ hội 'nhân đôi' nền kinh tế của mình bắt đầu từ giải trí nhưng sau đó có sự phát triển lan tỏa ra các khu vực kinh tế khác.

Yeo và Heng 9 , cho thấy cảnh đêm đô thị đương đại ở Singapore, chẳng hạn như khu vực bờ sông của Vịnh Marina, quận đêm của Clarke Quay và đại lộ mua sắm của đường Orchard - được lên kế hoạch và phát triển để thu hút mọi người đến trung tâm thành phố vào ban ngày và ban đêm, do đó làm tăng khả năng kinh tế và sự sống động xã hội. Shaw 10 , bàn luận về khái niệm nền kinh tế đêm: “Những gì chúng ta trải nghiệm dưới dạng bấu không khí - như sự ồn ào, cảm giác và cảm xúc của trung tâm thành phố vào ban đêm không thể được mô tả là ‘một nền kinh tế’. Thành phố thời gian ban đêm không phải là nền kinh tế thời gian ban đêm: đó là một bầu không khí rung động”. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy nhiều công việc đang diễn ra liên tục trong sáng tạo và duy trì bầu không khí ở trung tâm thành phố thời gian ban đêm. Quán bar, câu lạc bộ và nhà hàng do đó chỉ là một nhóm hoạt động và biểu hiện của kinh tế đêm. Nghiên cứu của McArthur và cộng sự 11 về các khía cạnh không gian xã hội và giao thông đô thị cho nền kinh tế ban đêm của London. Nghiên cứu cũng đề cập đến các tác động môi trường của ngành du lịch đối với các vấn đề biến đổi khí hậu. Tác giả cho thấy rằng sự phát triển của giao thông là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế ban đêm, cải thiện khả năng tiếp cận và mở rộng kinh tế, xem 'London về đêm”, “ London 24 giờ” chủ yếu là một phương tiện để phát triển kinh tế, tập trung vào tiêu dùng và cải thiện khả năng tiếp cận nghệ thuật và giải trí của các cá nhân. Điều này cần có các quy hoạch giao thông gắn với thực tiễn qua các chiều không gian và thời gian, khi khách hàng ban đêm phải đối mặt với rào cản như tần suất dịch vụ xe buýt chậm trên khắp London.

Nghiên cứu của Jiang & Hong 12 về mối quan hệ giữa giá trị nhận thức và sự gắn bó điểm đến của khách hàng thế hệ Z về du lịch ban đêm ở Trung Quốc. Thông khảo sát trực tuyến 286 người đã tham gia vào các hoạt động du lịch ban đêm trong vòng một năm qua, sử dụng mô hình cấu trúc để kiểm tra các biến độc lập gồm (1) Giá trị chức năng, (2) Giá trị kinh tế, (3)Giá trị cảm xúc, (4) Giá trị xã hội, (5) Giá trị tri thức, (6) Giá trị xanh và (7) Giá trị an toàn ảnh hưởng đến sự gắn bó của khách du lịch với các điểm đến du lịch ban đêm tác động đến biến phụ thuộc là sự gắn bó điểm đến của khách hàng thế hệ Z về du lịch ban đêm ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy giá trị cảm xúc, giá trị biểu sinh, giá trị xanh và an toàn nhận thức đều ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó đích đến. Nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc dự đoán sự gắn bó điểm đến trong bối cảnh du lịch ban đêm. Han và cộng sự 13 nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế ban đêm và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số, mạng lưới đường bộ và lượng khí thải carbon ở Trung Quốc và Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc phát triển kinh tế đêm (thông qua chỉ số GDP cao) được tìm thấy trong các khu vực có sự phát triển (hành chính) tương đối toàn diện hoặc phát triển cao. Tuy nhiên, khi các khu vực này không cân bằng hoặc không phát triển, tính đại diện của kinh tế đêm (GDP) trở nên yếu và các yếu tố khác có thể có ảnh hưởng quan trọng. Sự khác biệt trong mối quan hệ giữa kinh tế đêm và GDP ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng có thể được phản ánh trong một số yếu tố khác. Trong nhiều trường hợp, hồi quy sau khi chuẩn hóa với khu vực quản trị có giá trị R 2 cao hơn. Nhưng nó bị ảnh hưởng nhiều bởi một số khu vực phát triển cao như Bắc Kinh ở Trung Quốc hay Chandigarh ở Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cũng cho KTĐ và lượng khí thải carbon có mối quan hệ, cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa các tỉnh và quận ở Trung Quốc, nguyên nhân có thể là do việc sản xuất và truyền tải điện khác nhau ở Trung Quốc và Ấn Độ. Từ những kết quả này, có thể thấy KTĐ có sự tương đồng với sự phát triển của từng khu vực.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về kinh tế đêm hiện chưa nhiều, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dũng 14 giới thiệu nhiều góc nhìn khác nhau về kinh tế đêm thông qua việc khái quát lại lịch sử hình thành, quá trình phát triển và các đặc điểm của đô thị về đêm. Kinh tế đêm là một hiện tượng đa chiều và điều tất yếu là chúng tồn tại song song với nền kinh tế chính thức, trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chúng có đặc điểm và quy mô riêng, từ sự bình yên, ổn định và khả năng dễ thích nghi cho đến khả năng phá hủy nền kinh tế và tăng trưởng trong dài hạn. Mức độ phát triển của kinh tế đêm là tương đối lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng ở một số quốc gia – đây là khu vực tập trung nhiều sự bất ổn liên quan đến cấu trúc, quy định và thể chế. Tuy vậy, những tổng quan của tác giả giống như những mảnh ghép rời rạc khác nhau mang tính chất giới thiệu chung chứ chưa đi sâu vào phân tích chi tiết từng khía cạnh của kinh tế đêm. Lưu Thanh Tâm 15 cho rằng tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về tác động của kinh tế đêm đến hoạt động kinh tế chung nếu xét về qui mô. Tác giả cũng nhận định các sản phẩm thuộc kinh tế đêm từ khung giờ từ 6h tối đến 3h sáng hiện nay chưa được chú trọng, mà tại Việt Nam các hoạt động diễn ra trong giờ hành chính là chủ yếu từ 7h sáng đến 5h chiều. Nguyễn Đức Bảo và Trần Đức Hiệp 16 đã tiến hành so sánh sự khác nhau về chính sách phát triển kinh tế đêm ở các quốc gia khác nhau theo các nhóm yếu tố sau: mô hình tổ chức bộ máy quản lý; đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách phát triển dịch vụ giao thông công cộng, chính sách tăng cường nguồn nhân lực, quản lý, cấp phép. Nhóm tác giả đã nhận định việc xây dựng các chính sách quản lý kinh tế đêm là có sự linh hoạt, không có một khuôn mẫu chung tại các quốc gia khác nhau.

Nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng phát triển kinh tế đêm là tất yếu và đều nhận định đây sẽ là một trong những ngành chủ lực trong đóng góp cho ngân sách tại địa phương. Việc hoạch định phát triển kinh tế đêm cần có những chính sách, cơ chế đồng bộ, phát triển và cải tạo cảnh quan cũng như giao thông công cộng, an toàn và an ninh cho những người tham gia các hoạt động kinh tế đêm. Từ việc lược khảo các nghiên cứu trên, cụ thể là các nghiên cứu của các tác giả Chew 7 , Shaw 8 , Yeo và Heng 9 , Han và cộng sự 13 , Jiang & Hong 12 nghiên cứu lựa chọn sáu yếu tố tác động đến kinh tế đêm như sau: (1) Chính sách của nhà nước; (2) Môi trường kinh doanh; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Quy mô và chất lượng nguồn lực lao động; (5) Đặc điểm văn hóa – xã hội; (6) Xu hướng tiêu dùng. Mô hình nghiên cứu được trình bày như Figure 1 .

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: tác giả đề xuất)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu nghiên cứu

Theo Raykov & Marcoulides 17 , kích thước mẫu phải gấp 10 lần số biến. Trong nghiên cứu này gồm có 28 biến quan sát và 7 nhân tố dự kiến, vì vậy số mẫu cần có ít nhất phải là 10*(28 + 7) = 350. Với phương pháp lấy thuận tiện, nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, số mẫu càng lớn thì càng có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, vì vậy tác giả đã phát ra 460 phiếu khảo sát. Khảo sát được tiến hành qua hai bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ 40 phiếu; và (2) Nghiên cứu chính thức để thu thập dữ liệu sơ cấp, 420 phiếu. Cuộc khảo sát chính thức được thực hiện trong tháng 12/2022-02/2023 đối với các hộ kinh doanh và người tiêu dùng ban đêm thuộc thế hệ Z. Tổng cộng có 420 đường liên kết đến bảng khảo sát trực tuyến được gửi đi khảo sát qua Zalo. Kết quả thu về được 302 (đạt 72%). Sau khi lọc dữ liệu, còn 273 quan sát hợp lệ.

Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu vận dụng mô hình PLS-SEM. Quy trình phân tích SEM gồm 2 bước 18

(i) bước một là phân tích mô hình ước lượng:

Chất lượng biến quan sát (chỉ báo): Với chỉ số chấp nhận là Outer Loading ≥ 0.7 18

Độ tin cậy thang đo : Độ tin cậy thang đo được đánh giá theo tiêu chuẩn: Cronbach's Alpha ≥ 0.7 19 , Composite Reliability CR ≥ 0.7 20 . rho_A ≥ 0.7 21

Tính hội tụ Convergence: Tính hội tụ của thang đo được đánh giá qua các chỉ tiêu Average Variance Extracted AVE ≥ 0.5 22 .

Tính phân biệt Discriminant: Tính phân biệt của các thang đo được đánh giá qua tiêu chuẩn căn bậc hai AVE > Tương quan giữa các biến tiềm ẩn 23 , HTMT ≤ 0.85 24

Sau khi đánh giá xong mô hình đo lường, tác giả sẽ chuyển sang bước 2 là đánh giá mô hình cấu trúc PLS-SEM. Các nội dung được thực hiện trong bước 3 gồm:

Đánh giá đa cộng tuyến: Theo Hair và cộng sự 18 , nếu VIF từ 5 trở đi, mô hình có khả năng rất cao xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Ngưỡng đánh giá VIF do tác giả đề xuất như sau:VIF ≥ 5: Khả năng xuất hiện đa cộng tuyến là rất cao.; 3 ≤ VIF ≤ 5: Có thể gặp hiện tượng đa cộng tuyến; VIF < 3: Có thể không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Đánh giá các mối quan hệ tác động: Để đánh giá các mối quan hệ tác động, tác giả sẽ sử dụng kết quả của phân tích Bootstrap. Các mối tác động được đánh giá là có ý nghĩa thống kê khi giá trị P-Values của mối tác động < 0.05.

Mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc (R bình phương): Giá trị R bình phương hiệu chỉnh nằm trong khoảng từ 0 đến 1, càng tiến gần về 1 cho thấy các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc càng nhiều. Các giá trị R bình phương hiệu chỉnh lớn hơn 0.75, 0.50 và 0.25 được coi là tốt, vừa phải và yếu 18 .

Giá trị effect size (f bình phương): Hệ số f bình phương cho biết mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc là mạnh hay yếu. Cohen 25 đã đề xuất bảng chỉ số f Square để đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập như sau: f Square < 0.02: mức tác động là cực kỳ nhỏ hoặc không có tác động; 0.02 ≤ f Square < 0.15: mức tác động nhỏ; 0.15 ≤ f Square < 0.35: mức tác động trung bình; f Square ≥ 0.35: mức tác động lớn.

Khả năng dự đoán (giá trị Q bình phương) : Giá trị Q bình phương lớn hơn 0 cho thấy rằng mô hình phù hợp cho việc sử dụng để dự đoán cho một cấu trúc nội sinh nhất định. Ngược lại, các giá trị từ 0 trở xuống cho biết thiếu sự phù hợp dự đoán.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích mô hình ước lượng

Kết quả phân tích mô hình ước lượng như sau:

(1) Chất lượng biến quan sát (chỉ báo): Hê số tải ngoài của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.7 (xem Table 1 ) đáp ứng yêu cầu ≥ 0.7 18

Table 1 Hệ số tải ngoài

(2) Độ tin cậy thang đo được đánh giá theo tiêu chuẩn Cronbach's Alpha ≥ 0.7 19 , Composite Reliability CR ≥ 0.7 20 . rho_A ≥ 0.7 21 . Kết quả phân tích trong Table 2 cho thấy các chỉ số đều đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá .

Table 2 Độ tin cậy thang đo Reliability

(2) Tính hội tụ Convergence 22 : Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Table 3 . trên cho thấy các giá trị AVE đều lớn hơn 0.5, nên các thang đo đều đạt giá trị hội tụ.

(3) Tính phân biệt Discriminant 24 : Kết quả phân tích (xem Table 3 ) cho thấy căn bậc hai AVE (đường chéo) > tương quan giữa các biến tiềm ẩn (các số còn lại cùng hàng hay cùng cột).

Table 3 Tính phân biệt theo EVA

Các giá trị HTMT từ kết quả phân tích đều nhỏ hơn 0.85 (xem Table 4 )

Table 4 Tính phân biệt theo HTMT

Độ tin cậy của phép Bootstrap đoạn phân vị 2.5% tới 97.5% ( Table 5 ) không chứa giá trị 1, nghĩa là tính phân biệt được đảm bảo.

Table 5 Đoạn phân vị

Từ kết quả phân tích trên, tác giả có cơ sở để kết luận mô hình đạt được tính phân biệt. Như vậy, tất cả các thang đo trong nghiên cứu này đều đạt yêu cầu về chất lượng chỉ báo, độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng tiếp theo để đưa vào phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính riêng phần PLS-SEM.

Phân tích mô hình cấu trúc

Kết quả phân tích các nội dung được thực hiện trong bước phân tích mô hình cấu trúc như sau:

Đánh giá đa cộng tuyến: Kết quả phân tích đa cộng tuyến như trong Table 6 cho giá trị VIF của các biến quan sát đều nhỏ hơn 3. Tác giả có cơ sở để kết luận kết quả phân tích không vi phạm giả thuyết về đa cộng tuyến.

Table 6 Kết quả phân tích đa cộng tuyến

Đánh g iá các mối quan hệ tác động : Để đánh giá các mối quan hệ này tác giả sẽ sử dụng kết quả của phân tích Bootstrap. Sau khi loại các mối quan hệ tác động không có ý nghĩa thống kê. Các giá trị tác động giữa các biến còn lại như trong Table 7 .

Table 7 Hệ số đường dẫn

Kết quả phân tích cho thấy các hệ số tác động đều có ý ghĩa thống kê với độ tin cậy 99% (p-value<0.01; T Statistics > 2.57). Mô hình phân tích PLS-SEM được thể hiện qua Figure 2 .

Figure 2 . Mô hình phân tích PLS-SEM (Nguồn: Kết quả từ phần mềm xử lý số liệu SmartPLS)

Mức độ giải thích của biến độc lập cho phụ thuộc (R bình phương): Giá trị R bình phương hiệu chỉnh lớn hơn 0.75, 0.50 và 0.25 được coi là tốt, vừa phải và yếu. Tuy nhiên giá trị R bình phương hiệu chỉnh từ 0.90 trở lên là dấu hiệu điển hình của hiện tượng đa cộng tuyến nên cần phải kiểm tra thật kỹ 18 . Kết quả phân tích (xem Table 8 ) cho thấy, các giá trị R bình phương hiệu chỉnh của thang đo lớn hơn 0.5 nhưng nhỏ hơn 0.75 được đánh giá là trung bình.

Table 8 Giá trị R bình và R bình phương hiệu chỉnh

Giá trị effect size (f bình phương): Các giá trị f bình phương của các biến đều lớn hơn 0.02 (xem Table 9 ) cho thấy các biến độc lập trong mô hình có ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc với các mức độ khác nhau. CSHT, DDVH, QMLD, XHTD có mức tác động nhỏ đến KTD. MTKD có mức tác động trung bình đến KTD. CSNN có mức tác động lớn đến KTD.

Table 9 Giá trị f bình phương

Khả năng dự đoán : Kết quả phân tích khả năng dự đoán trong Table 10 cho thấy giá trị Q bình phương đều lớn hơn 0. (Yêu cầu Q bình phương lớn hơn 0 18 ), từ đó tác giả có cơ sở kết luận, mô hình phù hợp cho việc sử dụng để dự đoán cho một cấu trúc nội sinh nhất định.

Table 10 Giá trị Q bình phương

THẢO LUẬN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Kết quả nghiên cứu tại Table 7Figure 2 cho thấy có sáu yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế đêm tại Tp.HCM, kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Chew 7 về vấn đề môi trường kinh tế về đêm, cũng như nguồn lao động về đêm của lĩnh vực này. Sự phát triển về môi trường kinh tế đêm cũng có tác động to lớn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, tạo môi trường cũng như các hành lang pháp lý để phát triển cũng như lan tỏa những tác động tích cực cũng như đóng góp vào giá trị sản xuất chung của thành phố (Shaw 8 , Yeo và Heng 9 , Han và cộng sự 13 ). Sự phát triển kinh tế đêm cũng góp phần phát triển văn hóa truyền thống, đem lại nhiều giá trị xã hội cũng như giá trị cảm xúc (Jiang & Hong 12 ). Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay về phát triển kinh tế đêm, sau một số thành công bước đầu từ việc xây dựng, thiết lập các tour du lịch và khoanh vùng các con đường tại một số trung tâm thành phố tại Hà Nội và Tp.HCM để tạo không gian đi bộ .. cũng như kéo dài thời gian hoạt động về đêm của các hàng quán, cửa hiệu hướng tới mục tiêu “thành phố không ngủ” .

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế đêm tại Tp.HCM, bằng việc ứng dụng phần mềm SMARTPLS và mô hình PLS-SEM với mẫu nghiên cứu là các hộ kinh doanh ban đêm và người tiêu dùng ban đêm thuộc thế hệ Z, thông qua việc khảo sát qua Zalo tại phố đi bộ Bùi Viện…từ tháng 12/2022-02/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế đêm tại Tp.HCM được xếp theo thứ tự giảm dần gồm: (1) Chính sách của nhà nước; (2) Môi trường kinh doanh; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Quy mô và chất lượng nguồn lực lao động; (5) Đặc điểm văn hóa – xã hội; (6) Xu hướng tiêu dùng.

Trong bối cảnh hậu Covid19 hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0 cũng như các áp lực về công việc, đôi khi làm cho người tiêu dùng không cần bước chân ra khỏi nhà hoặc ở nơi làm việc mà vẫn được cung ứng đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ thông qua các dịch vụ mua bán trực tuyến. Cho nên, việc kéo họ rời khỏi nhà hoặc nơi làm việc để đến các khu vui chơi giải trí, nhất là các khu vui chơi về đêm để thúc đẩy kinh tế đêm của thành đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của (i) các cơ quan chức năng, sở văn hóa thông tin cũng như tạo các chương trình, sự kiện văn hóa, văn nghệ cần được chỉn chu và có sự đầu tư phù hợp với giới trẻ (gen Z, Y..). Nhận định khách quan mà nói, hiện nay các sự kiện vui chơi văn hóa có qui mô lớn diễn ra ngày càng nhiều, tuy nhiên chất lượng của các sự kiện này đứng dưới góc nhìn người tiêu dùng, có thể kéo người tiêu dùng đến các sự kiện để vui chơi và mua sắm xuyên đêm thậm chí là rất ít. Cần có nhiều không gian kết nối giữa các sự kiện để thu hút người tiêu dùng ở các lứa tuổi tham gia và các sự kiện ban đêm của thành phố. Ngoài ra, (ii) việc phát triển và tạo dựng các khu vui chơi văn hóa trong điều kiện các nguồn lực tự nhiên không thuận lợi tại các thành phố lớn như tại Tp.HCM thì nguồn lực về con người càng trở lên quan trọng hàng đầu. Điều này nói lên vấn đề chất lượng nguồn lực trong việc xây dựng các chiến lược, các định hướng phát triển nền kinh tế đêm, do vậy việc sử dụng các nguồn lực lao động, vốn để đưa nền kinh tế đêm tại Tp.HCM là điều và các nhà điều hành cũng như xây dựng chính sách tại Tp.HCM cần lưu tâm, có thể nói vấn đề này phát triển như thế nào phần lớn đều do thể chế và con người là yếu tố chính. Cho nên, vấn đề cốt lõi là các cơ quan, đơn vị cá nhân cũng như nhà nước cần xác định và đưa kinh tế đêm phát triển và cũng là động lực để phát triển thành phố, các sự kiện các sản phẩm được đưa vào hoạt động để phát triển kinh tế đêm cần theo thị hiếu người tiêu dùng và cần được đầu tư chỉn chu và thật kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, cần có các cơ chế mở để các công ty hoặc cá nhân có thể tham gia phát triển, đóng góp đầu tư để phát triển kinh tế đêm tại Tp.HCM bền vững, thu hút không những người dân tại thành phố, mà còn trong cả nước cũng như các quốc gia lân cận khác trong khu vực.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SEM: Structural equation modeling, mô hình cấu trúc tuyến tính

PLS-SEM: Partial Least Squares Structural Equation Modeling, mô hình cấu trúc Bình phương nhỏ nhất từng phần

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Bài viết không có xung đột lợi ích

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Bài Báo “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đêm tại thành phố Hồ Chí Minh”.

Tác giả Bùi Xuân Nam chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung thu thập số liệu và thực hiện thống kê phân tích và viết kết quả nghiên cứu, kết luận.

References

  1. Hùng LM. Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức đặt ra. Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [Internet]. 2021 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  2. Liên BT. Bài 3: Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam - cẩn trọng những góc tối. baochinhphu.vn [Internet]. 5 Tháng Mười 2020 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  3. Việt Nam T báo T. TP. Hồ Chí Minh: Thời vận để tăng trưởng vượt bậc. Thời báo Tài chính Việt Nam [Internet]. 2021 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  4. Loan L. Điểm sáng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Đài tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh [Internet]. 20 Tháng Giêng 2020 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  5. Bianchini F. Night cultures, night economies. Planning Practice & Research. 1995;10(2):121-6. . ;:. Google Scholar
  6. Chatterton P, Hollands R. Urban nightscapes: Youth cultures, pleasure spaces and corporate power. Routledge; 2003. . ;:. Google Scholar
  7. Chew MM. Research on Chinese Nightlife Cultures and Night-Time Economies: Guest Editor's Introduction. Chinese Sociology & Anthropology. 2009;42(2):3-21. . ;:. Google Scholar
  8. Shaw R. Neoliberal subjectivities and the development of the night-time economy in British cities. Geography compass. 2010;4(7):893-903. . ;:. Google Scholar
  9. Yeo SJ, Heng CK. An (extra) ordinary night out: Urban informality, social sustainability and the night-time economy. Urban Studies. 2014;51(4):712-26. . ;:. Google Scholar
  10. Shaw R. Beyond night-time economy: Affective atmospheres of the urban night. Geoforum. 2014;51:87-95. . ;:. Google Scholar
  11. McArthur J, Robin E, Smeds E. Socio-spatial and temporal dimensions of transport equity for London's night time economy. Transportation Research Part A: Policy and Practice. 2019;121:433-43. . ;:. Google Scholar
  12. Jiang Y, Hong F. Examining the relationship between customer-perceived value of night-time tourism and destination attachment among Generation Z tourists in China. Tourism Recreation Research. 2021;1-14. . ;:. Google Scholar
  13. Han G, Zhou T, Sun Y, Zhu S. The relationship between night-time light and socioeconomic factors in China and India. Plos one. 2022;17(1):e0262503. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Dũng NĐ. Kinh Tế Đêm & Phi Chính Thức [Internet]. NXB Thế giới; 2020 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  15. Tâm LT. Phát triển kinh tế ban đêm tại các thành phố của Việt Nam. Tạp chí Công Thương [Internet]. 25 Tháng Hai 2020 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  16. Bảo NĐ, Hiệp TĐ. Kinh nghiệm phát triển kinh tế ban đêm tại một số quốc gia. TapChiTaiChinh [Internet]. 2021 [cited 9 Tháng Tư 2022]. . ;:. Google Scholar
  17. Raykov T, Marcoulides GA. A First Course in Structural Equation Modeling. 2006. . ;:. Google Scholar
  18. Hair JF, Hult GTM, Ringle CM, Sarstedt M. PLS-SEM Book: A Primer on PLS-SEM (2nd Ed.) [Internet]. Thousand Oaks: Sage.: Thousand Oaks: Sage.; 2017 [cited 5 Tháng Tám 2021]. . ;:. Google Scholar
  19. DeVellis RF. Scale Development: Theory and Applications [Internet]. SAGE Publications; 2016. 281 tr. . ;:. Google Scholar
  20. Bagozzi RP, Yi Y. On the evaluation of structural equation models. Journal of the academy of marketing science. 1988;16(1):74-94. . ;:. Google Scholar
  21. Wong KKK. Mastering partial least squares structural equation modeling (PLS-Sem) with Smartpls in 38 Hours [Internet]. IUniverse; 2019. . ;:. Google Scholar
  22. Hock C, Ringle CM, Sarstedt M. Management of multi-purpose stadiums: Importance and performance measurement of service interfaces. International journal of services technology and management. 2010;14(2-3):188-207. . ;:. Google Scholar
  23. Fornell C, Larcker DF. Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error. Journal of marketing research. 1981;18(1):39-50. . ;:. Google Scholar
  24. Kline RB. Principles and practice of structural equation modeling [Internet]. Guilford publications; 2015. . ;:. Google Scholar
  25. Cohen J. Statistical power analysis for the behavioral sciences [Internet]. Academic press; 2013. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 2 (2023)
Page No.: 4295-4306
Published: May 31, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i2.1203

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Bùi, N. (2023). Factors affecting night economy development in Ho Chi Minh City. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 7(2), 4295-4306. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i2.1203

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 2616 times
PDF   = 966 times
XML   = 0 times
Total   = 966 times