Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

156

Total

23

Share

Relationship between organization commitment and quality of accounting information in information system: The moderating role of software type






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The aims of the paper are to investigate the impact of organizational commitment on the quality of accounting information in Vietnamese enterprises through the quality of information system. Information system is a very important system in enterprises, playing a role in collecting, processing and providing information to administrators to perform administrative functions and support the decision-making process, in which accounting information is considered one of the most important information of the business. Therefore, studying about the quality of accounting information has always been a necessary and meaningful topic both in academia and practice. This study was conducted with samples of 220 subjects, working in different positions in the enterprise, including accountants and employees in other parts of the business. Research data was collected through questionnaire survey (from April 2022 to July 2022), then used for descriptive statistical analysis and hypothesis testing. The research results show that there is an impact of the organizational commitment factor on information system (IS) quality and the IS quality has an impact on the accounting information (AI) quality. In addition, the research results also show that there is a moderating effect of software type on the relationship between information system quality and accounting information quality.

Giới thiệu

Trong bối cảnh của những thay đổi bất định liên quan rất nhiều yếu tố khác nhau cả về kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội và sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và hệ thống thông tin doanh nghiệp, điều đó đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều lợi thế nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức, khó khăn trong đó có những thách thức khó khăn liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào, quản trị, tổ chức doanh nghiệp thế nào để phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp trong một môi trường không chắc chắn như hiện nay là một trong những tác động đáng kể đến sự phát triển của hệ thống thông tin (HTTT) và nhu cầu thông tin kế toán cũng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

HTTT có chức năng quan trọng trong cung cấp thông tin trong đó có thông tin kế toán (TTKT) và thực hiện thu thập dữ liệu để đạt được thông tin cần thiết cho người dung ra quyết định bên trong hoặc bên ngoài tổ chức 1 . Quá trình sử dụng TTKT là rất quan trọng trong các hoạt động quản lý và ra quyết định của doanh nghiệp, thông tin kế toán thật sự hữu ích trong việc ra các quyết định kinh tế của nhà quản trị. TTKT không chỉ cần thiết bởi ban lãnh đạo mà còn cả các cổ đông, những người cần dữ liệu tài chính và phi tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của ban lãnh đạo công ty 2 . Chất lượng HTTT là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, chất lượng công việc và sự hài lòng của người sử dụng là nền tảng cho chất lượng TTKT tốt và hữu ích. HTTT là yếu tố rất cần thiết, hữu ích cho sự hoạt động hữu hiệu và hiệu quả của doanh nghiệp, là nền tảng vững chắc cho quản lý chất lượng TTKT, chất lượng HTTT là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao công tác quản lý toàn doanh nghiệp, giúp ích cho quá trình thực hiện quyết định của nhà quản trị và đảm bảo cho doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và hoạt động. Để một HTTT thực sự mang lại nhiều giá trị cần có vai trò của một số yếu tố tổ chức trong quá trình thực hiện và vận hành HTTT, một trong những thành phần nền tảng của HTTT là yếu tố con người, con người được hiểu là người sử dụng và vận hành HTTT. Do đó, vai trò của con người mà cụ thể là vấn đề về cam kết của nhân viên trong tổ chức có thể có ý nghĩa đối với sự thành công của HTTT. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin mà cụ thể là phần mềm kế toán và hệ thống ERP đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các TTKT phù hợp, kịp thời và hữu ích hơn, trong bối cảnh sử dụng công nghệ thông tin đang rất phát triển trong công tác kế toán hiện nay, để tạo ra TTKT cần có sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm và công nghệ thông tin là nhân tố có thể nâng cao chất lượng HTTT và chất lượng của thông tin 3 . Theo tác giả, có thể có nhiều nghiên cứu đã thực hiện liên quan chất lượng TTKT, nhưng điểm mới trong nghiên cứu này đó là việc đánh giá tác động điều tiết của loại phần mềm lên mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT sẽ như thế nào? Như vậy, đây là cơ sở để tác giả tìm hiểu xem liệu rằng có sự điều tiết của phần mềm kế toán hoặc ERP trong mối quan hệ giữa các nhân tố cam kết tổ chức đến chất lượng TTKT trong các doanh nghiệp Việt Nam để nhằm giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn cần thiết hiện nay đối với TTKT trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin.

Do đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về vai trò của yếu tố cam kết tổ chức đến chất lượng TTKT thông qua chất lượng của HTTT trong các doanh nghiệp Việt Nam và vai trò điều tiết của loại phần mềm lên mối quan giữa các nhân tố tổ chức đến chất lượng TTKT thông qua chất lượng của HTTT.

Cơ sở lý thuyết

Chất lượng hệ thống thông tin

Nhiều quan điểm về chất lượng hệ thống thông tin (HTTT) đã được thực hiện trong các nghiên cứu và được phân tích theo quan điểm chất lượng của mô hình HTTT thành công của DeLone & McLean. Theo DeLone & McLean (2016) chất lượng hệ thống gắn với sự thành công và các thang đo chất lượng HTTT phù hợp với mô hình phát triển gồm: tính dễ dàng sử dụng, tính dễ nghiên cứu và tìm hiểu, khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, những tính năng của HTTT, tính linh hoạt, sự tinh tế của HTTT, sự tích hợp, sự tùy chỉnh và tính bảo mật của HTTT. Trong mô hình HTTT thành công 4 . DeLone & McLean (2016) 4 đề xuất rằng sự thành công của HTTT được xem xét thông qua sáu yếu tố đó là: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, sử dụng hệ thống, sự hài lòng của người sử dụng và những tác động đạt được.Theo Peter & cộng sự (2008), đo lường chất lượng HTTT có thể được thực hiện với phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng và rủi ro 5 . Theo DeLone & McLean (2016) 4 . chất lượng hệ thống là một yếu tố của sự thành công HTTT và họ dùng thang đo chất lượng HTTT phù hợp với các mô hình đã phát triển gồm: dễ sử dụng, chức năng của hệ thống, tính tin cậy, tính linh hoạt, chất lượng dữ liệu, tính chuyển động, tính tích hợp và tầm quan trọng. Mô hình của DeLone & McLean là một trong những mô hình của HTTT thành công và đã được rất nhiều tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây về HTTT thành công dựa trên mô hình của Delone & Mclean. Chất lượng HTTT liên quan đến việc đo lường thông tin đầu ra của hệ thống và đó là các đặc tính mong muốn của hệ thống. Trong nghiên cứu liên quan đến đo lường sự thành công của HTTT về mô hình, các khía cạnh và mối quan hệ giữa các yếu tố, cho thấy rằng chất lượng hệ thống phải thể hiện các đặc tính mong muốn của hệ thống như: dễ sử dụng, tính linh hoạt, độ tin cậy, dễ tìm hiểu, sự tinh tế và thời gian đáp ứng của hệ thống (Peter & cộng sự, 2008) 5 . Bên cạnh đó, tác giả Sabherwal & cộng sự (2006) cho rằng HTTT thành công được xây dựng từ bốn khía cạnh bao gồm: chất lượng hệ thống, nhận thức tính hữu ích, sự thõa mãn người sử dụng và sử dụng hệ thống 6 . Ngoài ra, sự hữu hiệu của HTTT là đo lường sự thành công để đáp ứng các mục tiêu được thiết lập, hoặc sự thỏa mãn người sử dụng 7 .

Chất lượng thông tin kế toán

Theo Loudon & Laudon (2012), chất lượng TTKT được tạo ra bởi chất lượng của một HTTT, thông tin chất lượng sẽ được người dùng sử dụng để lập kế hoạch, kiểm soát và điều hành công ty chất lượng TTKT và sự cạnh tranh sẽ làm giảm thiểu sự kém hiệu quả trong đầu tư 8 . Các nhà quản lý của các công ty có chất lượng TTKT cao hơn sẽ đưa ra các quyết định đầu tư vốn hiệu quả hơn và hội đồng quản trị sẽ giám sát việc ra quyết định của các nhà quản lý hiệu quả hơn 9 . Ngoài ra, trong hệ thống tích hợp, thông tin chất lượng sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ về tổ chức để xem những thay đổi xảy ra cả bên trong và bên ngoài tổ chức, qua đó các nhà quản lý sẽ phản ứng nhanh chóng và chính xác với những thay đổi đó 10 . Người dùng cần thông tin chất lượng cao vì sẽ làm tăng giá trị của quyết định được đưa ra bởi công ty 11 . Theo Stair & Reynold (2020) 7 , chất lượng thông tin là thông tin chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ, và được cung cấp với định dạng phù hợp. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam cũng đặt ra các yêu cầu cơ bản đối với chất lượng TTKT bao gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh được. Theo quan điểm của Romney & Steinbart (2021), các đặc tính chất lượng của thông tin hữu ích bao gồm: phù hợp, đáng tin cậy, đầy đủ, kịp thời, có thể hiểu được, có thể kiểm chứng được 12 .

Cam kết tổ chức

Cam kết tổ chức đề cập đến sức mạnh của sự ràng buộc mà nhân viên cảm thấy và đồng nhất với tổ chức mà họ làm việc 13 . Imamoglu & cộng sự (2019) cho rằng cam kết tổ chức là trạng thái tâm lý gắn kết nhân viên với tổ chức 14 . Cam kết tổ chức theo định nghĩa của Porter & cộng sự (1974) có ba thành phần chính là niềm tin mạnh mẽ và sự chấp nhận các mục tiêu của tổ chức, sự sẵn sàng để nỗ lực đáng kể cho tổ chức, và sự mong muốn duy trì mối quan hệ thành viên của tổ chức 15 . Theo đó, cam kết không chỉ là một yếu tố dự báo giữ chân nhân viên mà có thể là dự báo cho các nỗ lực và thành quả của nhân viên 16 , cụ thể hơn, cam kết tổ chức có mối quan hệ mạnh mẽ với thành quả công việc của nhân viên 17 .

Theo Robbins (2009), cam kết tổ chức là một giai đoạn trong đó nhân viên công nhận một nhóm các mục tiêu nhất định và hy vọng duy trì trạng thái là thành viên của tổ chức đó 18 . Cam kết tổ chức là mức độ mà nhân viên xác định với tổ chức, mục tiêu của tổ chức và mong muốn duy trì là thành viên trong tổ chức 19 . Có thể hiểu rằng cam kết tổ chức là định hướng của nhân viên về lòng trung thành và sự tham gia đối với tổ chức đó 20 , ngoài ra theo Luthans (2008) cam kết tổ chức là mong muốn mạnh mẽ để duy trì thành viên của tổ chức, sẵn sàng nỗ lực thay mặt cho tổ chức, và niềm tin, sự chấp nhận với các giá trị cốt lõi và mục tiêu 21 . Do đó, cam kết tổ chức là sự trung thành và sự tham gia của nhân viên để đạt được mục tiêu, và để tồn tại trong tổ chức, các thành viên trong tổ chức thể hiện sự quan tâm đến tổ chức, sự thành công và sự phát triển hơn nữa.

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin

Cam kết tổ chức là một trạng thái, trong đó nhân viên xác định với tổ chức về mục tiêu của mình, và muốn duy trì là thành viên trong tổ chức. Do đó, cam kết tổ chức như là thái độ và niềm tin của người lao động được tham gia và trung thành với tổ chức của họ trong việc đạt được các mục tiêu. Luthans (2008) 21 giải thích về khía cạnh của cam kết tổ chức, trong đó có cam kết về tình cảm, cam kết tiếp tục, cam kết quy phạm, và cho rằng có mối quan hệ dương giữa các cam kết tổ chức và kết quả mong muốn như hiệu suất doanh nghiệp cao và tình trạng nghỉ việc thấp. Theo Koskosas & cộng sự (2011), cam kết tổ chức có liên quan tích cực vào việc ban hành các hành vi an ninh thông tin như các chính sách bảo mật và các công nghệ mới có hiệu lực đến các mục tiêu kinh doanh của đơn vị 22 .

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTTT là sự hỗ trợ và cam kết của tổ chức, không chỉ có sự hỗ trợ của nhà quản trị mà là tất cả các nhân viên được yêu cầu phải điều chỉnh với hệ thống để đảm bảo sự chuyển đổi suôn sẻ trong tổ chức. Mục đích của việc thực hiện HTTT có thể đạt được hiệu quả hơn khi con người trong tổ chức thực hiện sự cam kết 23 . Theo Lucey, khi nhân viên khẳng định cam kết, họ sẽ có động lực và nhà quản lý cố gắng để thúc đẩy động lực đó thông qua phong cách lãnh đạo của nhà quản lý. Cam kết tổ chức và HTTT có mối quan hệ không thể tách rời, sức mạnh của cam kết tổ chức có thể được nhìn thấy từ sự ủng hộ và chấp nhận những mục tiêu và giá trị của tổ chức. Cam kết tổ chức mạnh được thể hiển rõ thông qua niềm tin mạnh mẽ, chấp nhận những mục tiêu và giá trị của tổ chức, sẵn sàng để làm việc và mong muốn vượt trội để vẫn tiếp tục là một thành viên của tổ chức đó 24 .

Cam kết của tổ chức có mối quan hệ tích cực đối với hiệu quả công việc 25 , 26 . Trong một nghiên cứu Shahab & Nisa (2014) cho rằng có tác động tích cực và đáng kể của sự hài lòng trong công việc đối với cam kết của tổ chức của nhân viên và tác động của cam kết của tổ chức đối với hiệu quả công việc thông qua HTTT 27 , do đó nghiên cứu này giả định rằng:

H1: Cam kết tổ chức có tác động đến chất lượng hệ thống thông tin.

Mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống thông tin và chất lượng thông tin kế toán

HTTT trong tổ chức có mục tiêu xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin hữu ích trong việc hỗ trợ các nghiệp vụ kinh tế 1 , HTTT cung cấp thông tin dưới dạng các báo cáo và có thể được sử dụng bởi các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 10 . Wongsim & Gao (2011) cho rằng các khía cạnh chất lượng TTKT có mối quan hệ tích cực với quy trình áp dụng HTTT 28 . Trong nghiên cứu của Onaolapo (2012) giải thích rằng lợi ích của HTTT có thể được đánh giá bằng các tác động của nó đối với việc cải thiện quy trình ra quyết định, chất lượng TTKT, đánh giá hiệu suất, kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện cho các giao dịch kinh tế 29 . Mục tiêu của HTTT là tạo ra các báo cáo tài chính được cung cấp cho cả người dùng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp 30 , quan điểm này được hỗ trợ bởi kết quả của nghiên cứu cho thấy HTTT giúp tăng cường tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính 31 . Theo Nicolaou (2000), sự hữu hiệu của HTTT được đo lường thông qua sự hài lòng của những người ra quyết định về chất lượng thông tin được tạo ra nhờ chất lượng HTTT 32 . Dựa trên những lập luận trên tác giả giả định rằng:

H2: Chất lượng hệ thống thông tin có tác động đến chất lượng thông tin kế toán.

Vai trò điều tiết của loại phần mềm lên quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT

Sự phát triển của công nghệ thông tin có tác động rất lớn đến kế toán. Theo Al-Rahmi & cộng sự (2019), vai trò của TTKT có thể được điều tiết bằng phần mềm kế toán để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các quy trình lập báo cáo tài chính nhằm mục đích đưa ra quyết định dựa trên thông tin được cung cấp 33 . Công nghệ được sử dụng trong HTTT nói chung có thể là công nghệ máy tính, công nghệ truyền thông và bất kỳ công nghệ nào được sử dụng có thể cung cấp thông tin và giá trị gia tăng cho tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng và chính xác về TTKT thì không thể không nói đến vai trò của phần mềm kế toán. Việc sử dụng công nghệ thông tin rất phổ biến để có được chất lượng thông tin kịp thời và chính xác. Tiến bộ và ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp HTT cơ hội đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là tiết kiệm chi phí khi thu thập dữ liệu, đặt dữ liệu, xử lý dữ liệu và tạo ra thông tin hữu ích, dễ dàng truy cập và phổ biến rộng rãi. Theo Doktoralina & Apollo (2019) công nghệ thông tin đề cập đến phạm vi công nghệ sẵn có tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo, thay đổi, lưu trữ, truyền thông và cung cấp thông tin 34 . Công nghệ thông tin được sử dụng để xử lý dữ liệu và thông tin hữu ích cho việc ra quyết định làm cho công việc thoải mái hơn, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả và cải thiện hiệu suất công việc thông qua việc cung cấp thông tin 35 , 36 . Như vậy có thể thấy rằng công nghệ thông tin có thể tác động đến TTKT trong mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT. Do đó, nghiên cứu giả định rằng:

H3: Loại phần mềm (ERP/PMKT) có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT

Như vậy từ các giả thuyết được phát triển, mô hình nghiên cứu được xây dựng như Figure 1 .

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Phương pháp nghiên cứu

Xây dựng thang đo

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi chi tiết là công cụ thu thập dữ liệu chính trong nghiên cứu. Công việc khảo sát trực tiếp được tiến hành đối với các nhân viên kế toán và nhân viên ở các bộ phận khác trong doanh nghiệp với nhiều hình thức như gửi trực tiếp bảng câu hỏi hoặc gửi qua email từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2022. Nội dung trong bảng câu hỏi chi tiết gồm có thông tin về người được khảo sát, thông tin chi tiết về công ty và thông tin về các thang đo liên quan đến đo lường các khái niệm cam kết tổ chức (OCO) bao gồm 7 biến quan sát (OCO1 đến OCO7), được kế thừa theo thang đo của Porter & cộng sự 15 , thang đo biến chất lượng HTTT (ISQ) theo DeLone & McLean 4 gồm 9 biến quan sát (ISQ1 đến ISQ9), thang đo biến chất lượng TTKT (AIQ) sử dụng thang đo của Romney & Steinbart 12 gồm 6 biến quan sát (AIQ1 đến AIQ6) (xem Table 1 ). Các biến quan sát này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (1: Rất không đồng ý; 5: Rất đồng ý). Đối với biến loại phần mềm bao gồm phần mềm kế toán và phần mềm ERP.

Đơn vị phân tích là cá nhân, tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, cụ thể là chọn mẫu thuận tiện và theo phương pháp phát triển mầm. Tác giả chọn mẫu theo phương pháp này bởi vì:

  • Tác giả không thể xác định khung mẫu trong nghiên cứu này.

  • Tiết kiệm được thời gian và chi phí.

  • Thường áp dụng cho các nghiên cứu định lượng.

  • Tác giả dễ dàng tiếp cận các đối tượng khảo sát là nhân viên kế toán và nhân viên ở các bộ phận khác từ người quen, bạn bè và đồng nghiệp.

Thông qua các mối quan hệ từ bạn bè, người quen và đồng nghiệp, tác giả tiếp cận đối tượng khảo sát và nhờ họ tham gia khảo sát, đồng thời nhờ họ giới thiệu bạn bè của họ cùng tham gia vào khảo sát. Với cách tiếp cận này, tác giả đã thu thập được cỡ mẫu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu và sử dụng trong phân tích mô hình cấu trúc PLS-SEM là 220.

Table 1 Xây dựng thang đo các biến nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu

Mẫu thống kê gồm 220 cá nhân tham gia khảo sát từ 160 doanh nghiệp gồm 87 (39,5%) nam và 133 (60,5%) nữ. Số người được hỏi có độ tuổi từ nhỏ hơn 30 chiếm đa số là 124 người (56,3%). Đối với trình độ chuyên môn, chiếm tỷ lệ cao nhất là đại học (82%), tiếp theo là cao đẳng (13,6%) và sau đại học là 4,4%, các nhân viên này làm việc tại nhiều doanh nghiệp bao gồm 64 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (40%) 52 doanh nghiệp cổ phần (32,5%) 30 doanh nghiệp tư nhân (18,75%), còn lại 14 doanh nghiệp gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh (8,75%). Về quy mô doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu cũng có sự khác nhau, tập trung chủ yếu là doanh nghiệp lớn với tỷ lệ 46%, doanh nghiệp vừa có tỷ lệ 31,2%, doanh nghiệp nhỏ có tỷ lệ 22,8%.

Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Mô hình đo lường

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng kỹ thuật bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS) trên phần mềm SmartPLS trong phân tích dữ liệu. Theo Hair & cộng sự (2016), quy trình phân tích hai giai đoạn trong PLS bao gồm thử nghiệm mô hình đo lường và thử nghiệm mô hình cấu trúc 37 . Nghiên cứu đã đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của các cấu trúc trong mô hình đo lường bằng cách kiểm tra độ tin cậy về tính nhất quán bên trong, tính hợp lệ hội tụ và tính hợp lệ phân biệt.

Table 2 trình bày hai tiêu chí đánh giá về tính nhất quán nội tại của thang đo bao gồm độ tin cậy tổng hợp (CR) và Cronbach's alpha. Theo Hair & cộng sự (2016) 37 , tất cả các biến đều có hệ số Cronbach's alpha trên 0,6. Độ tin cậy tổng hợp (CR) của tất cả các biến cũng cao hơn 0,7, cho thấy tính nhất quán nội tại cao 38 . Đồng thời, tất cả các hệ số tải nhân tố đều vượt quá giá trị khuyến nghị là 0,6. Giá trị phân biệt đã được kiểm tra bằng tiêu chí HTMT, tiêu chí Fornell-Larcker và hệ số tải chéo 37 . Table 4 cho thấy căn bậc hai của AVE của mỗi biến cao hơn mức tương quan cao nhất của nó với bất kỳ biến nào khác (Fornell & Larcker, 1981). Table 5 cho thấy tất cả các chỉ số HTMT của các biến đều nhỏ hơn 1. Ngoài ra, hệ số tải của các biến tương ứng cao hơn hệ số tải chéo khác ( Table 3 ). Các chỉ số này ngụ ý rằng thang đo của các khái niệm đã đạt đến giá trị phân biệt 39 .

Table 2 Kết quả đánh giá thang đo
Table 3 Hệ số tải các biến
Table 4 Giá trị phân biệt (Fornell-Larcker)
Table 5 Giá trị phân biệt (HTMT)

Kiểm định mô hình cấu trúc

Kết quả phân tích PLS chứng minh rằng mô hình cấu trúc có thể giải thích được tác động của chất lượng HTTT đến chất lượng thông tin kế toán trong doanh nghiệp bằng hệ số xác định (R 2 ) gần 20%. Đồng thời, cam kết tổ chức có khả năng giải thích trung bình về sự biến thiên của chất lượng HTTT, với hệ số xác định là 18,4%. Kết quả mô hình đường dẫn được hiển thị trong Figure 2 .

Các đường dẫn cấu trúc được hiển thị trong Figure 2 . Trong mô hình cấu trúc, kỹ thuật bootstrap được sử dụng với mẫu lặp lại 5.000 lần để ước tính độ lớn và ý nghĩa của hệ số đường dẫn (β) ở mức độ tin cậy 95%. Cam kết tổ chức (β = 0,42, p < 0,001) ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng HTTT, chất lượng HTTT (β = 0,463, p < 0,001) có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng TTKT. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận (xem Table 6 ).

Table 6 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Figure 2 . Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc

Vai trò điều tiết của loại phần mềm kế toán và hệ thống ERP

Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích đa nhóm để kiểm định vai trò điều tiết của loại phần mềm đối với mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT. Với mẫu gồm 81 phần mềm ERP và 139 phần mềm kế toán, kết quả phân tích cho thấy loại phần mềm có ảnh hưởng điều tiết đến mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT (p-value < 0,05) (xem Table 7Table 8 ).

Table 7 Parametric Test
Table 8 Welch-Satterthwait Test

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, cam kết tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng HTTT và chất lượng HTTT cũng có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng TTTKT. Với các bước trong quy trình nghiên cứu được thực hiện rõ ràng và phù hợp cho thấy rằng, các thang đo có độ tin cậy cao, các khái niệm nghiên cứu có giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, hệ số xác định R 2 đạt gần 20% là phù hợp và có thể chấp nhận được. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tính hợp lý và phù hợp với một số nghiên cứu trước, thể hiện rằng khi nhân viên có sự cam kết cao với tổ chức, thì họ sẽ hết lòng và gắn bó với công việc của mình, khi nhân viên gắn bó và nỗ lực cao trong công việc sẽ góp phần làm gia tăng tính hữu hiệu của HTTT, làm cho HTTT chất lượng hơn, và khi HTTT chất lượng sẽ có tác động mạnh đến chất lượng TTKT, bởi vì chất lượng TTKT chỉ có thể đạt được khi có một HTTT doanh nghiệp chất lượng và hiệu quả. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu và tài liệu lý thuyết về HTTT.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng loại phần mềm có ảnh hưởng điều tiết đến mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT. Điều này minh chứng rằng cho sự ảnh hưởng của việc vận dụng một phần mềm phù hợp, hiệu quả với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và sử dụng HTTT để hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày và quá trình thực hiện quyết định của nhà quản lý. Một phần mềm hỗ trợ tốt sẽ giúp doanh nghiệp trong quản lý các hoạt thu thập, xử lý dữ liệu và quan trọng hơn cả là tạo ra nhiều thông tin kế toán hữu ích, chất lượng cho công tác quản trị và quản lý doanh nghiệp.

Kết luận và ý nghĩa nghiên cứu

Kết luận

Từ các nghiên cứu trước đây về chất lượng HTTT và mối quan hệ với chất lượng TTKT, vận dụng kết hợp lý thuyết về HTTT, mối quan hệ giữa HTTT và hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, cùng với các yếu tố trong tổ chức bao gồm cam kết tổ chức và cơ cấu tổ chức, tác giả đã xây dựng mô hình mối quan hệ giữa cam kết tổ chức, cơ cấu tổ chức, chất lượng HTTT và chất lượng TTKT. Kết quả cho thấy rằng, các thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt độ tin cậy cao. Ngoài ra, các mối quan hệ trong mô hình đều có ý nghĩa, cụ thể: cam kết tổ chức tác động trực tiếp đến chất lượng HTTT, chất lượng HTTT thì tác động trực tiếp đến chất lượng TTKT và loại phần mềm có vai trò điều tiết lên mối quan hệ giữa chất lượng HTTT và chất lượng TTKT.

Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu cũng có một số hàm ý đối với doanh nghiệp trong việc quan tâm và nâng cao chất lượng HTTT cũng như quan tâm đến các yếu tố tổ chức trong quá trình vận hành và triển khai HTTT, giúp cho nhà quản trị có những định hướng đúng đắn cho sự phát triển của HTTT trong một môi trường kinh doanh đầy biến động và thách thức. Tầm quan trọng của HTTT mang lại trong việc gia tăng giá trị cho tổ chức và nâng cao chất lượng TTKT là một nhiệm vụ quan trọng trong môi trường cạnh tranh đã được xác định rõ, các tổ chức cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:

  • Đẩy mạnh cam kết tổ chức trong nhân viên sự cam kết tổ chức thể hiện rằng nhân viên đang hết lòng, hết sức vì công ty, họ sẵn sàng cống hiến và trung thành với định hướng cũng như chiến lược hoạt động trong công ty. Ngoài ra sự cam kết còn cho thấy nỗ lực quyết tâm làm việc của nhân viên vì họ tự hào rằng họ là một phần không thể thiếu của công ty này. Do đó cam kết tổ chức của nhân viên càng lớn thì có tác động mạnh đến công việc và hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua sự thể hiện của họ trong công việc, từ đó thành quả hoạt động công việc sẽ tốt hơn. Như vậy, để có thể có sự cam kết tổ chức mạnh trong nhân viên thì doanh nghiệp cần hỗ trợ đầy đủ cho nhân viên trong quá trình làm việc công ty cần có những cam kết chính sách chiến lược về đào tạo nhân sự mà đặc biệt là nhân viên kế toán, hiện nay đối với nhân viên kế toán bên cạnh kiến thức về kế toán họ cần có kiến thức và kỹ năng về sử dụng công nghệ, kỹ năng ngoại ngữ, phân tích TTKT để hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh đó cần hỗ trợ đầy đủ cho nhân viên các điều kiện cần thiết trong quá trình làm việc như hỗ trợ về môi trường làm việc, giao tiếp với nhân viên và các điều kiện vật chất, tinh thần khác để nhân viên cảm thấy doanh nghiệp là một nơi họ có thể gắn bó lâu dài và sẵn sàng cống hiến cho công việc. Khi nhân viên có định hướng mục tiêu, cống hiến hết mình thì chất lượng công việc sẽ nâng cao và chắc chắn HTTT với thành phần chính là con người làm việc trong đó sẽ nâng cao chất lượng công việc, qua đó góp phần gia tăng chất lượng của TTKT.

  • Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong việc thu thập xử lý lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, tạo sự thuận tiện trong việc truy cập và sử dụng hệ thống. Các quy trình này phải được ghi lại và lưu trữ trong hệ thống bằng các công cụ tài liệu hệ thống như sơ đồ dòng dữ liệu và lưu đồ cho từng quy trình, nhưng phải được sự chấp thuận của nhà quản trị.

  • Thường xuyên xác định, cập nhật và phân tích nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin, chủ yếu là nhu cầu thông tin nội bộ, nhằm nâng cao khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin

  • Nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin, thường xuyên theo dõi, quản lý hệ thống máy tính, thông tin liên lạc để kịp thời phát hiện các sự cố, rủi ro và có biện pháp khắc phục phù hợp. Tăng cường các giải pháp an ninh mạng nhất là trong trường hợp truyền thông tin trên mạng máy tính. Khi HTTT trên máy vi tính hoạt động ổn định, hiệu quả thì chất lượng TTKT sẽ được nâng cao.

Hạn chế và nghiên cứu tương lai

Mặc dù đã đạt được mục đích ban đầu là xem xét, đánh giá tác động của các yếu tố về tổ chức đến chất lượng TTKT thông qua mối quan hệ với chất lượng HTTT, tuy nhiên nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, việc tiến hành khảo sát tại khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh nên tính khái quát của nghiên cứu chưa cao và có thể bị hạn chế nhất định. Do đó các nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành khảo sát thêm ở các khu vực khác nhau để có thể thấy được bức tranh toàn cảnh hơn về ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng TTKT.

Thứ hai, kết quả phân tích cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc chưa cao, mô hình cấu trúc về cơ bản có phù hợp với dữ liệu thị trường nhưng chưa thật sự như kỳ vọng điều đó có thể là do có nhiều yếu tố khác tác động đến chất lượng TTKT. Do đó các nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện với một cỡ mẫu lớn hơn, nghiên cứu bổ sung và đánh giá thêm các thang đo khác mới hơn liên quan các nhân tố về cam kết tổ chức, chất lượng HTTT và chất lượng TTKT trong bối cảnh và môi trường nghiên cứu luôn biến đổi, ngoài ra nghiên cứu tương lai cần xem xét thêm các yếu tố khác có thể tác động đến chất lượng TTKT.

Thứ ba, nghiên cứu này chưa xem xét nhiều đến bối cảnh của công cuộc chuyển đổi số và sự thay đổi lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp nhất là khi có đại dịch Covid xảy ra, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp nên xem xét và đánh giá thận trọng lại chất lượng HTTT và các yếu tố liên quan trong các bối cảnh nghiên cứu này.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ERP (Enterprise Resource Planning): Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

HTTT: Hệ thống thông tin

TTKT: Thông tin kế toán

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Trong nghiên cứu này tác giả Trương Thị Thu Hương chịu trách nhiệm chính về nội dung, thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu và trình bày các kết quả nghiên cứu.

References

  1. Turner L, Weickgenannt AB, Copeland MK. Accounting information systems: controls and processes. John Wiley & Sons; 2022. . ;:. Google Scholar
  2. Ahmad MA, Al-Shbiel SO. The effect of accounting information system on organizational performance in Jordanian industrial SMEs: the mediating role of knowledge management. Int J Bus Soc Sci. 2019;10(3):99-104. . ;:. Google Scholar
  3. Susanto A. The influence of information technology on the quality of accounting information system. Proceedings of the 2nd High Performance Computing and Cluster Technologies Conference; 2018 June; 2018. p. 109-15. . ;:. Google Scholar
  4. Delone WH, Mclean ER. Information systems success measurement. FNT in Information Systems. 2016;2(1):1-116. . ;:. Google Scholar
  5. Petter S, DeLone W, McLean ER. Information systems success: the quest for the independent variables. J Manag Inf Syst. 2013;29(4):7-62. . ;:. Google Scholar
  6. Sabherwal R, Jeyaraj A, Chowa C. Information system success: individual and organizational determinants. Manag Sci. 2006;52(12):1849-64. . ;:. Google Scholar
  7. Stair RM, Reynolds GW. Principles of information systems. Course Technology. 9th Editions. McGraw-Hill; 2020. . ;:. Google Scholar
  8. Loudon KC, Laudon JP. Management information systems: managing the digital firm. 12th ed. NJ: Prentice Hall; 2012. . ;:. Google Scholar
  9. Cho SM, Kang SA. The effect of accounting information quality and competition on investment inefficiency: evidence from Korea. Asia Pac J Acc Econ. 2019;26(4):489-510. . ;:. Google Scholar
  10. Susanto A. Accounting information systems: development of risk control structure. Prime edition. first mold. Bandung: Lingga Jaya; 2013. . ;:. Google Scholar
  11. O'Brien JA, Marakas G. Developing business/IT solutions. Manag Inf Syst. 2011:488489, 74-89. . ;:. Google Scholar
  12. Romney MB, Steinbart PJ, Summers SL, Wood DA. Accounting information system. 15th ed. Pearson; 2021. . ;:. Google Scholar
  13. Oyinlade AO. Relations of job structure to affective organizational commitment. J Hum Resour Manag Lab Stud. 2018;6(1):13-32. . ;:. Google Scholar
  14. Imamoglu SZ, Ince H, Turkcan H, Atakay B. The effect of organizational justice and organizational commitment on knowledge sharing and firm performance. Procedia Comput Sci. 2019;158:899-906. . ;:. Google Scholar
  15. Porter LW, Steers RM, Mowday RT, Boulian PV. Organizational commitment, job satisfaction, and turnover among psychiatric technicians. J Appl Psychol. 1974;59(5):603-9. . ;:. Google Scholar
  16. Ahmad A. The relationship among job characteristics organizational commitment and employee turnover intentions: A reciprocation perspective. J Work Appl Manag. 2018;10(1):74-92. . ;:. Google Scholar
  17. Eliyana A, Ma'arif S, Muzakki. Job satisfaction and organizational commitment effect in the transformational leadership towards employee performance. Eur Res Manag Bus Econ. 2019;25(3):144-50. . ;:. Google Scholar
  18. Robbins SP. organisational behaviour in Southern Africa. South Africa: Pearson; 2009. . ;:. Google Scholar
  19. Robbins SP, Judge TA. Essentials of organizational behavior 10th; 2010. . ;:. Google Scholar
  20. Robbins SP, Coulter M. Management. 10th ed; 2009. . ;:. Google Scholar
  21. Luthans FL. Comportamiento organizacional. McGraw-Hill; 2008. . ;:. Google Scholar
  22. Koskosas I, Kakoulidis K, Siomos C. Information security: corporate culture and organizational commitment. Int J Humanit Soc Sci. 2011;1(3):192-5. . ;:. Google Scholar
  23. Lucey T. Management information systems. Cengage learning EMEA; 2005. . ;:. Google Scholar
  24. Kusluvan S. Managing employee attitudes and behaviors in the tourism and hospitality industry. Nova Publishers; 2003. . ;:. Google Scholar
  25. Ahmad H, Ahmad K, Shah I. A. Relationship between job satisfaction, job performance attitude towards work and organizational commitment. Eur J Soc Sci. 2010;18(2):257-67. . ;:. Google Scholar
  26. Hettiarachchi HAH, Jayaeathua SMDY. The effect of employer work related attitudes on employee job performance: A study of tertiary and vocational education sector in Sri Lanka. J Bus Manag. 2014;16(4):74-83. . ;:. Google Scholar
  27. Shahab MA, Nisa I. The influence of leadership and work attitudes toward job satisfaction and performance of employee. Int J Manag Stud Res. 2014;2(5):69-77. . ;:. Google Scholar
  28. Wongsim M, Gao J. Exploring information quality in accounting information systems adoption. Commun IBIMA. 2011:1-12. . ;:. Google Scholar
  29. Onaolapo AA, Odetayo TA. Effect of accounting information system on organisational effectiveness: a case study of selected construction companies in Ibadan, Nigeria. Am J Bus Manag. 2012;2(1):183-9. . ;:. Google Scholar
  30. Pavlopoulos A, Magnis C, Iatridis GE. Integrated reporting: an accounting disclosure tool for high quality financial reporting. Res Int Bus Fin. 2019;49:13-40. . ;:. Google Scholar
  31. Salehi M, Abdipour A. A study of the barriers of implementation of accounting information system: case of listed companies in Tehran Stock Exchange. J Econ Behav Stud. 2011;2(2):76-85. . ;:. Google Scholar
  32. Nicolaou AI. A contingency model of perceived effectiveness in accounting information systems. Int J Acc Inf Syst. 2000;1(2):91-105. . ;:. Google Scholar
  33. Al-Rahmi WM, Yahaya N, Aldraiweesh AA, Alamri MM, Aljarboa NA, Alturki U et al. Integrating technology acceptance model with innovation diffusion theory: an empirical investigation on students' intention to use e-learning systems. IEEE Access. 2019;7:26797-809. . ;:. Google Scholar
  34. Doktoralina CM, Apollo A. The contribution of strategic management accounting in supply chain outcomes and logistic firm profitability. Uncertain Supply Chain Manag. 2019;7(2):145-56. . ;:. Google Scholar
  35. Avgerou C, Walsham G, editors. Information technology in context: studies from the perspective of developing countries. Routledge; 2017. . ;:. Google Scholar
  36. Vasarhelyi MA, Kogan A, Tuttle BM. Big data in accounting: an overview. Acc Horiz. 2015;29(2):381-96. . ;:. Google Scholar
  37. Hair Jr JF, Sarstedt M, Matthews LM, Ringle CM. Identifying and treating unobserved heterogeneity with FIMIX-PLS: part I - method. Eur Bus Rev. 2016;28(1):63-76. . ;:. Google Scholar
  38. Fornell C, Larcker DF. Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error. J Mark Res. 1981;18(1):39-50. . ;:. Google Scholar
  39. Henseler J, Hubona G, Ray PA. Using PLS path modeling in new technology research: updated guidelines. Ind Manag Data Syst. 2016;116(1):2-20. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 3 (2023)
Page No.: 4534-4545
Published: Sep 30, 2023
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i3.1218

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Truong, H. (2023). Relationship between organization commitment and quality of accounting information in information system: The moderating role of software type. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 7(3), 4534-4545. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v7i3.1218

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 156 times
PDF   = 23 times
XML   = 0 times
Total   = 23 times