Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

13

Total

6

Share

The power of sensory marketing on tourists' intention to return to spiritual tourism in the Mekong Delta






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This study examines the impact of sensory marketing on tourists' intention to revisit spiritual tourism destinations in the Mekong Delta, Vietnam. It focuses on analyzing the influences of sensory marketing, destination identity, service quality, and tourist satisfaction towards sustainable spiritual tourism development. Qualitative research methodology suggested theoretical research model and adjusted scale as well as quantitative research methodology utilizing a high-order PLS-SEM model. Based on the convenience sampling methodology having 325 observations over the sampling, the research evaluates the multi-dimensional aspects of sensory marketing, including visual, olfactory, auditory, gustatory, and tactile factors. The study provides insights into the role of sensory marketing as the strongest impact among other impacts of destination identity, service quality, as well as satisfaction all enriching tourists' experiences at spiritual sites and its effect on their revisit intentions. These findings offer a scientific foundation to different interested objectives such as scholars, tourism companies, official managers of those spiritual destination points together with local authorities recommended innovative marketing strategies majorly based on sensory marketing for the tourism industry, particularly spiritual tourism, in the Mekong Delta in order to enriching the experience of tourists and the level of impacts of this factor towards the revisit intention of tourists. Those are also evidence of the recommendation to renew effective marketing strategies for spiritual tourism industry over the area of Mekong Delta, Vietnam.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam, đã chứng kiến sự phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Năm 2019, ĐBSCL đã thu hút trên 47 triệu lượt khách, với doanh thu gần 30 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, con số này đã giảm mạnh trong hai năm tiếp theo sau tác động của đại dịch Covid-19. Năm 2020, cả vùng chỉ đón có 28 triệu lượt khách, doanh thu đạt gần 22 nghìn tỷ, năm 2021 giảm xuống chỉ đón có 23 triệu lượt khách và doanh thu ngành du lịch bị thiệt hại rất lớn giảm còn gần 9,5 ngàn tỷ đồng 1 . Bên cạnh những sản phẩm truyền thống của ĐBSCL như du lịch sông nước, du lịch miệt vườn, du lịch di tích lịch sử, du lịch biển đảo, thì du lịch tâm linh tại ĐBSCL nổi lên như một phân khúc quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của du khách mà còn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa và di sản tôn giáo của vùng và khu vực phía Nam. Vùng ĐBSCL có những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở như Mộ và đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (An Giang), Chùa Som Rong (Sóc Trăng), Chùa Dơi (Sóc Trăng), Chùa Sà Lôn (Sóc Trăng), Nhà Thờ Tắc Sậy (Bạc Liêu), Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ)…). Có thể nói ngành du lịch tâm linh có vai trò đóng góp quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn mang lại những giá trị tinh thần rất lớn cho người dân.

Có rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng du lịch tâm linh có tác động tích cực đến sự hài lòng 2 và ý định quay trở lại của du khách 3 , 4 , 5 . Những du khách trung thành này thường là những người đã từng đến và trải nghiệm địa điểm đó, và có cảm giác gắn bó với nó 6 . Du khách có thể tham gia các lễ hội, nghi lễ, và hoạt động tâm linh để tìm kiếm sự bình an và cảm nhận sự cao cả, siêu việt trong cuộc sống quan 7 .

Đặc biệt, các hoạt động marketing giác quan đã chứng minh rằng việc kích thích các giác quan thị giác, vị giác, xúc giác, thính giác, và khứu giác có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của du khách và do đó, dẫn đến quyết định của họ về việc quay trở lại thăm quan 8 .

Từ quan điểm học thuật, nghiên cứu này nhằm khám phá sức mạnh của marketing giác quan trong việc thu hút và giữ chân du khách đối với du lịch tâm linh ở ĐBSCL. Bằng cách phân tích tác động của marketing giác quan đến ý định quay trở lại của du khách, nghiên cứu này mong muốn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch tâm linh, đồng thời nâng cao giá trị văn hóa và tinh thần mà loại hình du lịch này mang lại.

Công trình này giúp lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về ý định quay trở lại của khách du lịch tâm linh và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của sự gắn bó điểm đến, chất lượng dịch vụ, trải nghiệm thực tế và sự hài lòng đến ý định quay lại ở các điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam. Nghiên cứu không chỉ khám phá các địa điểm cụ thể mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát triển mới thang đo cho biến trải nghiệm thực tế và mở ra hướng nghiên cứu mới với đề xuất các biến mới cho thang đo này trong lĩnh vực du lịch tâm linh.

Trong bối cảnh học thuật, công trình này tập trung vào việc khám phá sức ảnh hưởng của marketing giác quan trong việc thu hút và duy trì sự quan tâm và quay trở lại của du khách trong lĩnh vực du lịch tâm linh ở ĐBSCL. Công trình nghiên cứu được thực hiện với kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch tâm linh và tăng cường giá trị văn hóa và tinh thần mà hình thức du lịch này cung cấp.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu này bao gồm các thang đo marketing cảm quan, bản sắc điểm đến, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định quay trở lại. Thang đo marketing cảm quan được cấu thành từ các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác, đây là thang đo formative, phản ánh trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Sự hài lòng và ý định quay trở lại là các thang đo reflective, phản ánh cảm nhận và phản ứng của khách hàng dựa trên các yếu tố như bản sắc điểm đến và chất lượng dịch vụ, được tham khảo từ nghiên cứu trước 3 , 40 , 41 , 46 , 52 , 53 , 54 và đề xuất mới của tác giả, minh họa trong Figure 1 .

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu đề xuất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Bao gồm phỏng vấn sâu 10 chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan và thảo luận với 20 du khách đã trải nghiệm du lịch tâm linh. Mục tiêu là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách và điều chỉnh, bổ sung thang đo, bảng hỏi cho phù hợp.

Phương pháp định lượng: (1) khảo sát sơ bộ với 50 du khách để kiểm tra độ hiểu và điều chỉnh bảng hỏi; (2) khảo sát chính thức với 400 du khách bằng cả hai phương thức trực tiếp và online từ tháng 5 năm 2022 – tháng 11 năm 2023. Sau khi sàng lọc đưa vào phân tích qua 325 phiếu hợp lệ.

Dữ liệu được phân tích thông qua Cronbach Alpha, EFA, và mô hình Higher Order Moder (PLS-SEM bậc cao) bằng phần mềm Smart PLS 4.0.

Dữ liệu nghiên cứu

Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, nhóm đối tượng nghiên cứu bao gồm du khách đã trải nghiệm tham quan tại các địa điểm du lịch tâm linh ở khu vực ĐBSCL. Để thu thập thông tin một cách toàn diện, nghiên cứu đã áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Các bảng câu hỏi đã được phát tại các điểm du lịch tâm linh chính như Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang, Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ, và các chùa Som Rong cùng Chùa Dơi tại Sóc Trăng. Đồng thời thu thập phiếu khảo sát bằng phương pháp trực tuyến, thông qua google form. Sau quá trình gạn lọc phiếu khảo sát, nghiên cứu chọn lọc được 325 quan sát có đầy đủ thông tin và đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích định lượng.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Trong nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) để khám phá ảnh hưởng của marketing cảm quan, danh tính địa điểm, chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng đối với ý định quay lại của du khách. Marketing cảm quan được định lượng qua một mô hình đa chiều bao gồm các yếu tố như Thị giác, Thính giác, Xúc giác, Vị giác, Khứu giác.

Phân tích diễn ra qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên kiểm tra và xác nhận tiêu chuẩn đo lường cho mô hình bậc thấp của Marketing cảm quan. Giai đoạn thứ hai, sau khi các chỉ số đã được xác định, áp dụng thuật toán PLS-SEM để đánh giá các mô hình cấu trúc ở cấp độ cao hơn, cho phép đánh giá toàn diện mô hình đường dẫn chính thức và làm rõ mối quan hệ giữa các biến

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả đặc điểm của du khách

Table 1 Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người phỏng vấn

Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần khảo sát với 74,46% trong khi nam giới chỉ chiếm 25,54%. Độ tuổi chính của người tham gia rơi vào nhóm 23 đến 30 tuổi, chiếm 60,92%. Phần lớn du khách được khảo sát là nhân viên văn phòng và viên chức, lần lượt chiếm 41,85% và 32,92%. Du khách được khảo sát đi du lịch tâm linh 1 lần/năm chiếm 59,38%, 2-3 lần/năm chiếm khoảng 26,77%; còn lại từ 4 lần/năm trở lên. Phần lớn du khách là người theo đạo Phật chiếm 45,85%, đạo Thiên chúa 21,23%, và còn lại là thuộc các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Tin lành, và các tôn giáo khác cũng được ghi nhận ( Table 1 ).

Kết quả nghiên cứu

Các biến tiềm ẩn trong mô hình đều có hệ số tải trên 0,7, đảm bảo độ tin cậy cao trong đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến này lớn hơn 0,7 và Hệ số Độ tin cậy Tổng hợp (CR) lớn hơn 0,8, trong khi hệ số Tổng phương sai trích (AVE) cho mỗi biến cao hơn 0,5, chứng tỏ tính chính xác và hội tụ. Ngoài ra, hệ số VIF của tất cả các biến tiềm ẩn đều nhỏ hơn 5, chứng tỏ không có đa cộng tuyến trong mô hình ( Table 2 ).

Table 2 Kết quả các hệ số tải, hệ số Cronbach’s alpha, độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (AVE) của các biến tiềm ẩn bậc một

Chỉ số HTMT của các cặp biến tiềm ẩn đều dưới 0,85 ( Table 3 ), phù hợp với tiêu chuẩn 55 . Như vậy có thể khẳng định các biến tiềm ẩn bậc trong mô hình có tính riêng biệt. Bởi vậy, các biến này thỏa mãn điều kiện để phân tích mô hình PLS-SEM.

Table 3 Heterotrait-monotrait ratio (HTMT) - Matrix

Kết quả ước lượng của mô hình

Kết quả ước lượng của mô hình

Kết quả ước lượng của mô hình

Thảo luận

Nghiên cứu này cung cấp thông tin quý giá cho các nhà quản lý trong ngành du lịch, nhất là du lịch tâm linh ở ĐBSCL, về cách thức tối ưu hóa các yếu tố quyết định trong quản lý. Nó chỉ ra rằng Marketing cảm quan đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường Ý định quay trở lại của khách hàng, với mức độ ảnh hưởng lớn nhất so với các yếu tố khác như chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và bản sắc điểm đến. Cụ thể, Marketing cảm quan ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ý định quay trở lại của du khách (hệ số 0,512), tiếp theo là chất lượng dịch vụ (hệ số 0,433), sự hài lòng (hệ số 0,373), và bản sắc điểm đến (hệ số 0,178), tất cả đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Những phát hiện này phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực này 38 , 39 , 41 .

Phân tích từ nghiên cứu này cũng chỉ ra mối quan hệ trực tiếp và tích cực giữa Bản sắc điểm đến và Sự hài lòng của khách hàng. Cả ba nhân tố Bản sắc điểm đến, Chất lượng dịch vụ và Sự hài lòng đều gây ảnh hưởng tích cực đối với Ý định quay trở lại của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở vùng ĐBSCL. Trong đó, Bản sắc điểm đến có tác động nhẹ, trong khi Chất lượng dịch vụ và Sự hài lòng ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Những phát hiện này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây 28 , 43 , 46 , 47 , 49 .

Nghiên cứu này phát hiện ra rằng Marketing cảm quan gây ảnh hưởng gián tiếp và tích cực tới Ý định quay trở lại của du khách tại các điểm du lịch tâm linh tại ĐBSCL, thông qua hai yếu tố trung gian là Sự hài lòng và Chất lượng dịch vụ. Điều này phản ánh sự liên kết mạnh mẽ giữa trải nghiệm du lịch, sự hài lòng và chất lượng dịch vụ với ý định quay lại của du khách 40 . Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đó, cho thấy tầm quan trọng của Marketing cảm quan trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực và động lực quay trở lại cho du khách 7 .

KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu về du lịch tâm linh đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của các học giả. Trong các công trình nghiên cứu trước đây, những nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của marketing giác quan và các nhân tố chất lượng dịch vụ, bản sắc điểm đến ý định quay trở lại của du khách, đặc biệt đối với vùng ĐBSCL chưa được nghiên cứu đầy đủ tại Việt Nam. Qua quá trình xem xét tài liệu sâu rộng, nghiên cứu này đề xuất và thử nghiệm khung phân tích sự tác động của marketing cảm quan, chất lượng dịch vụ, bản sắc điểm đến và sự hài lòng của du khách đến ý định quay trở lại các điểm du lịch tâm linh ở ĐBSCL. Bài viết này góp phần cung cấp thêm tài liệu hiện có và minh chứng thực nghiệm trong bối cảnh ở cấp vùng ở Việt Nam. Giúp chỉ ra được góc nhìn sâu sắc về vai trò ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố này đến ý định quay trở lại của du khách. Từ đó khuyến khích những nhà quản lý du lịch, chính quyền địa phương, những nhà quản lý các khu di tích khu du lịch tâm linh, doanh nghiệp địa phương không chỉ dựa vào chất lượng dịch vụ thông thường mà còn tăng cường các khía cạnh về marketing cảm quan để cải thiện sự hài lòng của du khách và gia tăng ý định tái viếng thăm.

Nghiên cứu khuyến nghị ngành du lịch tâm linh ở ĐBSCL nên đổi mới hoạt động tiếp thị bằng cách phát triển marketing cảm quan, kích thích năm giác quan để tạo trải nghiệm độc đáo cho du khách. Điều này có thể thực hiện bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện thông tin hướng dẫn, và cải tạo cảnh quan môi trường và gia tăng các hoạt động trải nghiệm tại các điểm du lịch tâm linh. Mục tiêu là tạo ấn tượng tích cực, thúc đẩy du khách có ý định quay trở lại và giới thiếu đến những người khác. Đồng thời, việc bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc và không gian thiêng liêng là cần thiết.

Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào một số điểm du lịch tâm linh cụ thể của vùng ĐBSCL, do đó, có thể chưa phản ánh một cách toàn diện hình thái du lịch tâm linh trong vùng.

Nghiên cứu cũng gợi ý phát triển chiến lược tiếp thị sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch tâm linh, cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu tương lai khám phá sâu hơn về marketing cảm quan. Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm tác động của một số yếu tố khác đến ý định quay trở lại điểm du lịch tâm linh chẳng hạn: trải nghiệm thực tế tại điểm du lịch, đặc điểm của du khách, sự truyền miệng điện tử, yếu tố công nghệ kỹ thuật số trong tiếp thị cảm quan. Những hướng nghiên cứu này không chỉ mở rộng kiến thức trong lĩnh vực tiếp thị và du lịch mà còn góp phần vào việc phát triển bền vững của ngành du lịch tâm linh của vùng./.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

Sensory marketing: Marketing cảm quan

DLTL: Du lịch tâm linh

PLS-SEM: Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần

EFA: Exploratory Factor Analysis

AVE: Average Variance Extracted

HTMT: Heterotrait-monotrait ratio (Đặc điểm dị biệt - đặc điểm đơn nhất)

CR: Độ tin cậy tổng hợp

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Nguyễn Minh Hương chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung liên quan đến bài báo: Thu thập tài liệu, lên ý tưởng nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng phương pháp nghiên cứu, thu thập phiếu khảo sát, chạy mô hình định lượng, phân tích kết quả mô hình, thảo luận kết quả và kết luận, liên hệ tạp chí, chỉnh sửa và giải trình trong quá trình phản biện bài báo.

References

  1. Liên kết, hợp tác phục hồi và phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Báo Đầu tư [Internet]. 2022. . ;:. Google Scholar
  2. Nyaupane GP, Timothy DJ, Poudel S. Understanding tourists in religious destinations:A social distance perspective. 2019;2:6-7. . ;:. Google Scholar
  3. Lam TT, Ngoan DT, Anh LTT. Impact of Innovation in Sensory Marketing on Local Brand Image, Satisfaction and Return Intention of Tourist to Ha Giang Destination. VNU J Econ BUSINESS; Vol 2 No 4 [Internet]. 2022 Aug 25. . ;:. Google Scholar
  4. Thụy TT. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và văn hóa đến thu hút khách du lịch tâm linh: Nghiên cứu tại điểm du lịch Chùa Bái Đính, Ninh Binh. Kinh tế và Dự báo2. 2018;38-40. . ;:. Google Scholar
  5. Wanfei Wang JSC, Huang K. Religious Tourist Motivation in Buddhist Mountain: The Case from China. Asia Pacific J Tour Res [Internet]. 2016;21(1):57-72. . ;:. Google Scholar
  6. Zhang KZK, Zhao SJ, Cheung CMK, Lee MKO. Examining the influence of online reviews on consumers' decision-making: A heuristic-systematic model. Decis Support Syst. 2014 Nov 1;67:78-89. . ;:. Google Scholar
  7. Yeoman I. Tomorrow's Tourist: Scenarios & Trends. 1st ed. Routledge; 2008. 371 p. . ;:. Google Scholar
  8. Ha NTV. The Development of the Digital Economy in Vietnam. VNU J Econ BUSINESS; Vol 36 No 5E [Internet]. 2020 Dec 29. . ;:. Google Scholar
  9. Fishbein M, Ajzen I. Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research [Internet]. Reading, MA: Addison-Wesley; 1975. . ;:. Google Scholar
  10. Ajzen I. The theory of planned behavior. Organ Behav Hum Decis Process. 1991 Dec 1;50(2):179-211. . ;:. Google Scholar
  11. Schmitt B. Experiential Marketing. J Mark Manag [Internet]. 1999 Apr 1;15(1-3):53-67. . ;:. Google Scholar
  12. Kim W-H, Lee S-H, Kim K-S. Effects of sensory marketing on customer satisfaction and revisit intention in the hotel industry: the moderating roles of customers' prior experience and gender. Anatolia [Internet]. 2020 Oct 1;31(4):523-35. . ;:. Google Scholar
  13. Bertil H. Sensory Marketing: Theoretical and Empirical Grounds. In: 1st ed. Routledge New York; 2015. . ;:. Google Scholar
  14. Krishna A. An integrative review of sensory marketing: Engaging the senses to affect perception, judgment and behavior. J Consum Psychol [Internet]. 2012 Jul 1;22(3):332-51. . ;:. Google Scholar
  15. Moreira AC, Fortes N, Santiago R. Influence of sensory stimuli on brand experience, brand equity and purchase intention. J Bus Econ Manag. 2017;18(1):68-83. . ;:. Google Scholar
  16. Akhoondnejad A. Tourist loyalty to a local cultural event: The case of Turkmen handicrafts festival. Tour Manag. 2016 Feb 1;52:468-77. . ;:. Google Scholar
  17. Suntikul W, Dorji U. Local Perspectives on the Impact of Tourism on Religious Festivals in Bhutan. Asia Pacific J Tour Res [Internet]. 2016 Jul 2;21(7):741-62. . ;:. Google Scholar
  18. Abdullah Eben Saleh M. The Impact of Islamic and Customary Laws on Urban form Development in Southwestern Saudi Arabia. Habitat Int. 1998 Dec 1;22(4):537-56. . ;:. Google Scholar
  19. Cohen E. The Sociology of Tourism: Approaches, Issues, and Findings. Ann Tour Res. 2003 Nov 28;10:373-92. . ;:. Google Scholar
  20. Prat Forga JM, Valiente GC. Activities organized for tourists as an element of cohesion in mountain residential destinations: The case of the cerdanya. Doc d'Analisi Geogr. 2019;65(2):345-69. . ;:. Google Scholar
  21. Hermans D, Graburn N. The Anthropology of Tourism. Man. 1985 Mar 1;20:189. . ;:. Google Scholar
  22. Rinschede G. Forms of religious tourism. Ann Tour Res. 1992 Jan 1;19(1):51-67. . ;:. Google Scholar
  23. Baker DA, Crompton JL. Quality, satisfaction and behavioral intentions. Ann Tour Res. 2000 Jul 1;27(3):785-804. . ;:. Google Scholar
  24. Sampson KA, Goodrich CG. Making place: identity construction and community formation through "sense of place" in westland, New Zealand. Soc Nat Resour [Internet]. 22(10). . ;:. Google Scholar
  25. Oliver RL, Rust RT, Varki S. Customer delight: Foundations, findings, and managerial insight. J Retail. 1997 Sep 1;73(3):311-36. . ;:. Google Scholar
  26. Kotler P. Marketing management analysis, planning, implementation, and control. 8th ed. Marketing management; 1973. . ;:. Google Scholar
  27. Ghorbanzadeh M, Kim K, Erman Ozguven E, Horner MW. Spatial accessibility assessment of COVID-19 patients to healthcare facilities: A case study of Florida. Travel Behav Soc. 2021 Jul 1;24:95-101. . ;:. Google Scholar
  28. Chen CF, Chen FS. Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists. Tour Manag. 2010 Feb 1;31(1):29-35. . ;:. Google Scholar
  29. Yuliviona R, Alias Z, Abdullah M, Azliyanti E. The Relationship Of Halal Tourism, Islamic Attributes, Experiential Value, Satisfaction And Muslim Revisit Intention In Framework. Int J Tour Hosp Rev. 2019 Aug 23;6:50-7. . ;:. Google Scholar
  30. Sun X, Geng-Qing Chi C, Xu H. Developing Destination Loyalty: The Case Of Hainan Island. Ann Tour Res. 2013 Oct 1;43:547-77. . ;:. Google Scholar
  31. Prayag G. Image, Satisfaction and Loyalty-The Case of Cape Town. Anatolia [Internet]. 2008 Dec 1;19(2):205-24. . ;:. Google Scholar
  32. Tavitiyaman P, Qu H. Destination Image and Behavior Intention of Travelers to Thailand: the Moderating Effect of Perceived Risk. J Travel Tour Mark [Internet]. 2013 Apr 1;30(3):169-85. . ;:. Google Scholar
  33. Chi CGQ, Qu H. Examining the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach. Tour Manag. 2008 Aug 1;29(4):624-36. . ;:. Google Scholar
  34. Cole ST, Scott D. Examining the Mediating Role of Experience Quality in a Model of Tourist Experiences. J Travel Tour Mark [Internet]. 2004 Apr 6;16(1):79-90. . ;:. Google Scholar
  35. Chen CF, Tsai DC. How destination image and evaluative factors affect behavioral intentions? Tour Manag. 2007 Aug 1;28(4):1115-22. . ;:. Google Scholar
  36. Nadanyiova M, Kliestikova J, Kolencik J. Sensory Marketing from the Perspective of a Support Tool for Building Brand Value. Econ Cult [Internet]. 2018;15(1):96-104. . ;:. Google Scholar
  37. Quân NH. Tác động của các giác quan đến quyết định mua hàng: nghiên cứu đối với sản phẩm F&B tại các điểm cung cấp dịch vụ. Tạp chí Khoa học Thương mại [Internet]. 2021;155(1):63-75. . ;:. Google Scholar
  38. Iqbal Q, Hassan SH. Role of Workplace Spirituality: Personality Traits and Counterproductive Workplace Behaviors in Banking Sector. Int J Manag Account Econ [Internet]. 2016;3(12):806-21. . ;:. Google Scholar
  39. Aljumah AI, Nuseir MT, El Refae GA. The effect of sensory marketing factors on customer loyalty during Covid 19: Exploring the mediating role of customer satisfaction. Int J Data Netw Sci. 2022;6(4):1359-68. . ;:. Google Scholar
  40. Hoang SD, Tučková Z. The impact of sensory marketing on street food for the return of international visitors: Case study in Vietnam. Sci Pap Univ Pardubice, Ser D Fac Econ Adm. 2021;29(2):1-14. . ;:. Google Scholar
  41. Ha NT, Anh PC. Sensory Marketing and Tourism Behavior: Empirical Study in Hanoi City. Vol. 2, Vnu Journal of Economics and Business. 2022. p. 61. . ;:. Google Scholar
  42. Çelik P, Yüzbaşioğlu N, Topsakal Y. The impact of tourists' perceptions on revisit intention. In: International Tourism Congress. 2017. p. 29-30. . ;:. Google Scholar
  43. Nguyen Viet B, Dang HP, Nguyen HH. Revisit intention and satisfaction: The role of destination image, perceived risk, and cultural contact. Cogent Bus Manag [Internet]. 2020;7(1). . ;:. Google Scholar
  44. Khánh TPĐ, Thùy LNL. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại của du khách tại điểm đến du lịch Tiền Giang. Tạp chí Công Thương điện tử [Internet]. 2020. . ;:. Google Scholar
  45. Tường NP, Thích NV. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm du lịch Bình Quới của du khách nội địa. Tạp chí Khoa học Đại học Huế [Internet]. 2021;130(5C):5-20. . ;:. Google Scholar
  46. Nguyen-Viet B, Nguyen-Van S. Factors Affecting Satisfaction and Revisit-intention of Pilgrimage Tourists: Bà Chúa Xứ Shrine in Vietnam. Int J Relig Tour Pilgr. 2021;9(4):101-12. . ;:. Google Scholar
  47. Manyangara ME, Makanyeza C, Muranda Z. The effect of service quality on revisit intention: The mediating role of destination image. Cogent Bus Manag [Internet]. 2023;10(3). . ;:. Google Scholar
  48. Thanh NTK, Tuấn NT. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch- nghiên cứu điển hình trường hợp khách quốc tế tại các điểm du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội [Internet]. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. 2022. . ;:. Google Scholar
  49. Thương VT. Yếu tố tác động đến ý định quay lại địa điểm du lịch của khách nội địa:Khảo sát tại Tp.Đà Nẵng [Internet]. 2021. . ;:. Google Scholar
  50. Nguyen-Viet B. Tác động của rủi ro cảm nhận đến sự hài lòng và ý định quay trở lại điểm đến Lâm Đồng của khách du lịch. 2021 Dec 9. . ;:. Google Scholar
  51. Hai PT, Thương MT, Quy NLD. Tourists' Satisfaction, Loyalty And Intention To Return: Survey At Phong Nha - Ke Bang National Park, Vietnam. J Southwest Jiaotong Univ. 2020;55(2):1-12. . ;:. Google Scholar
  52. Lộc NĐ, Tấn ĐT, Đệ PX, Tâm TT. Đo lường chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái bằng thang đo Ecoserv:Trường hợp khu du lịch sinh thái Vinh Sang, Vĩnh Long. . ;:. Google Scholar
  53. Patwardhan V, Ribeiro MA, Payini V, Woosnam KM, Mallya J, Gopalakrishnan P. Visitors' Place Attachment and Destination Loyalty: Examining the Roles of Emotional Solidarity and Perceived Safety. J Travel Res [Internet]. 2019 Feb 5;59(1):3-21. . ;:. Google Scholar
  54. Lee H, Lee Y, Yoo D. The determinants of perceived service quality and its relationship with satisfaction. J Serv Mark [Internet]. 2000 Jan 1;14(3):217-31. . ;:. Google Scholar
  55. Henseler J, Ringle CM, Sarstedt M. A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling. J Acad Mark Sci [Internet]. 2015;43(1):115-35. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 5296-5311
Published: Sep 30, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1359

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, H. (2024). The power of sensory marketing on tourists’ intention to return to spiritual tourism in the Mekong Delta. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 8(3), 5296-5311. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1359

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 13 times
PDF   = 6 times
XML   = 0 times
Total   = 6 times