Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

26

Total

11

Share

Conditions for e-commerce development through super-apps in Vietnam and policy implications






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Under current circumstances, super-apps play essential roles in boosting e-commerce development in developing nations. Vietnam is considered one of the potential e-commerce markets but also has many difficulties and challenges. In Vietnam, however, few studies have analyzed and evaluated specific conditions for super-apps applications in e-commerce development. This paper aims to build and propose the evaluation framework of conditions for e-commerce development on super-apps in Vietnam. By using the qualitative analysis method and data compilations, the results showed that there are four groups of conditions: (1) Legal and policy conditions; (2) Economic conditions; (3) Infrastructure and technology conditions; and (4) Socio-cultural conditions. Results showed that, Vietnam has basically developed legal and policy conditions, along with economic conditions, socio-cultural conditions and infrastructure-technology conditions. However, there are still some limitations still need to be solved in the process of e-commerce development through super-apps. From the conditions evaluated, the paper indicated Vietnam’s advantages and disadvantages in the e-commerce development process on super-apps, then gave some policy implications for authorities, organizations, firms, …

GIỚI THIỆU

Thời đại chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đã và đang mở ra nhiều cơ hội đến nhiều khía cạnh, trong đó có hoạt động thương mại và dịch vụ. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) dần trở thành phương thức kinh doanh phổ biến, có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Trong TMĐT, việc áp dụng các siêu ứng dụng không chỉ là cầu nối giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến, mà còn là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của thị trường trong bối cảnh mới.

Với sự bùng nổ của TMĐT, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này cũng đã được đưa ra. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với nhiều cơ hội, tiềm năng to lớn nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức 1 . Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, TMĐT Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến cùng số lượng doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tích cực triển khai hoạt động chuyển đổi số. Siêu ứng dụng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm, cung cấp nhiều tính năng tích hợp tiện ích giúp phát triển TMĐT 2 , 3 , 4 , 5 . Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu phân tích và đánh giá các điều kiện cụ thể để áp dụng siêu ứng dụng vào phát triển TMĐT, đặc biệt là ở bối cảnh các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xây dựng khung lý thuyết và phân tích các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Thương mại điện tử

Hiện nay, nhiều quốc gia và tổ chức đã công nhận và sử dụng khái niệm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về TMĐT. Theo WTO, TMĐT gồm “sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet” 6 . Ở Việt Nam, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ định nghĩa: “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” 7 .

Siêu ứng dụng

Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về “siêu ứng dụng”. Tuy nhiên, có thể hiểu “siêu ứng dụng” (super app) là một ứng dụng duy nhất, có thể truy cập bằng thiết bị di động hoặc trình duyệt web, qua đó cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng đến đời sống cá nhân hoặc các hoạt động kinh doanh thương mại hàng ngày, trên nền tảng giao dịch tài chính chung, tận dụng dữ liệu trong ứng dụng nhằm điều chỉnh dịch vụ và được áp dụng rộng rãi 8 . Siêu ứng dụng thường cung cấp một hệ sinh thái các ứng dụng và dịch vụ trong một ứng dụng duy nhất, cho phép người sử dụng có thể truy cập và tận dụng nhiều tính năng từ các lĩnh vực khác nhau mà không cần phải cài đặt và chuyển đổi giữa nhiều ứng dụng riêng biệt. Nói một cách ngắn gọn, thuật ngữ “siêu ứng dụng” đề cập đến các ứng dụng di động và website cung cấp nhiều dịch vụ và chức năng, cho phép người dùng thực hiện các tác vụ khác nhau trên cùng một nền tảng. Một trong các ví dụ điển hình chính là siêu ứng dụng WeChat tại Trung Quốc, với khả năng tích hợp các tính năng giao tiếp, thanh toán, mua sắm trực tuyến, đặt xe, giải trí, tin tức,... thông qua một giao diện duy nhất.

Dựa vào khái niệm nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của siêu ứng dụng. Thứ nhất, phần lớn các siêu ứng dụng được vận hành dưới dạng “mạng xã hội” hoặc “cộng đồng”, được thể hiện qua những tính năng giao tiếp trực tuyến, gọi điện, nhắn tin cũng như chia sẻ, đăng tải nội dung. Các ví dụ điển hình có thể kể đến là WeChat tại Trung Quốc và Zalo tại Việt Nam. Thứ hai, các siêu ứng dụng cũng phục vụ mục đích doanh thu và lợi nhuận của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, thông qua các tiện ích về tài chính, vận chuyển, giao hàng hay TMĐT. Đồng thời, các siêu ứng dụng cũng được coi là hệ sinh thái mở rộng, với khả năng tích hợp nhiều chức năng, dịch vụ trên cùng một nền tảng, đảm bảo giao diện thân thiện và thuận tiện cho người sử dụng.

Tổng quan nghiên cứu

Trong những năm gần đây, chủ đề về TMĐT nói chung và TMĐT trên các nền tảng siêu ứng dụng nói riêng đang dần được tiếp cận và khai thác nhiều hơn, đặc biệt là ở bối cảnh của các quốc gia đang phát triển. Hiện tại trên thế giới đã có một số bài nghiên cứu về điều kiện phát triển của thương mại điện tử thông qua siêu ứng dụng.

Một số nghiên cứu tập trung vào các vấn đề về chính sách, cho thấy sự cần thiết phải cải thiện hệ thống pháp lý, cơ chế chính thức tại các quốc gia và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và đoàn kết giữa các chính phủ, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển TMĐT 9 . Thể chế, cơ chế, chính sách là nguồn lực của sự phát triển. Chính vì vậy, Chính phủ có thể xây dựng, thay đổi, hoàn thiện thể chế và các khuôn khổ pháp lý thông qua các chính sách công 10 . Các chính sách kém hiệu quả có thể làm tăng thêm rủi ro liên quan đến TMĐT 11 và cản trở hoạt động kinh tế 12 , 13 . Những chính sách phù hợp cùng thể chế minh bạch sẽ hỗ trợ các hoạt động TMĐT giảm thiểu rủi ro và phát triển thuận lợi trong kinh doanh quốc tế 14 .

Về khía cạnh kinh tế, Roa & cộng sự đã chỉ ra tác động tích cực của dữ liệu thay thế từ siêu ứng dụng đối với mô hình đánh giá rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong dự đoán hành vi tài chính của nhóm người có thu nhập thấp và trẻ tuổi 2 . Phương tiện thanh toán điện tử đóng một vai trò quan trọng, bởi sự liên quan chặt chẽ đến siêu ứng dụng và khả năng cung cấp thông tin về hành vi mua sắm và tài chính của người dùng, mở ra nhiều cơ hội cho việc cải thiện mô hình đánh giá rủi ro tín dụng và tối ưu hóa quá trình thanh toán. Điều này mở ra cơ hội lớn cho công ty công nghệ làm thay đổi nhiều ngành nghề truyền thống, mặc dù đồng thời cũng đặt ra thách thức về quy định. Sự phát triển của hoạt động TMĐT có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa đến các thị trường mới nổi thông qua việc giảm bớt vai trò của các bên trung gian 11 . Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều cơ hội và thách thức tạo ra bởi siêu ứng dụng, đặc biệt đối với các thị trường đang phát triển 5 … Tại Việt Nam, các nghiên cứu về TMĐT bắt đầu xuất hiện, chủ yếu là phân tích ở cấp độ quốc gia. Một số nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp để thúc đẩy thương mại điện tử thông qua siêu ứng dụng, giúp nền kinh tế Việt Nam nắm bắt được toàn bộ tiềm năng của cuộc cách mạng kỹ thuật số 1 , 15 .

Đối với các điều kiện hạ tầng - kỹ thuật, Hasselwander đã chỉ ra vai trò của siêu ứng dụng trong việc thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số 3 . Một số quốc gia đã ban hành các quy định nhằm hỗ trợ việc phát triển cơ sở hạ tầng trực tuyến. Chẳng hạn, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của EU 16 hay Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã mang đến những cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp được tương tác trực tuyến với khách hàng 17 . Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tập đoàn đa quốc gia tiến hành hoạt động kinh doanh của mình thông qua các kênh trực tuyến 18 , 19 .

Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến sự trỗi dậy của toàn cầu hóa, đẩy nhanh tốc độ số hóa và áp dụng các công nghệ mới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội 20 . Steinberg & cộng sự đã nghiên cứu về tác động của siêu ứng dụng trong quyền lực truyền thông thông qua sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực 21 . Tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng các siêu ứng dụng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam chưa xây dựng được khung lý thuyết, mô hình để đánh giá điều kiện phát triển thương mại điện tử thông qua siêu ứng dụng. Việc thiếu nghiên cứu này cũng dẫn đến việc thiếu tiêu chí cụ thể và thang đo để đánh giá mức độ thành công hay thất bại của việc tích hợp siêu ứng dụng trong ngữ cảnh thương mại điện tử, gây khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Điều này gây ra những hạn chế và thách thức không nhỏ đối với những hàm ý chính sách trong việc phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Đó chính là động lực để nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.

Mô hình về phát triển thương mại điện tử thông qua các siêu ứng dụng

Dựa vào việc tổng hợp một số nghiên cứu đi trước liên quan đến TMĐT và siêu ứng dụng, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân tích sự phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam, bao gồm 4 nhóm điều kiện: Điều kiện pháp lý, cơ chế, chính sách; Điều kiện kinh tế; Điều kiện hạ tầng và kỹ thuật; Điều kiện văn hóa, xã hội.

Mô hình về phát triển thương mại điện tử thông qua các siêu ứng dụng

Dựa vào việc tổng hợp một số nghiên cứu đi trước liên quan đến TMĐT và siêu ứng dụng, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân tích sự phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam, bao gồm 4 nhóm điều kiện: Điều kiện pháp lý, cơ chế, chính sách; Điều kiện kinh tế; Điều kiện hạ tầng và kỹ thuật; Điều kiện văn hóa, xã hội.

Mô hình về phát triển thương mại điện tử thông qua các siêu ứng dụng

Dựa vào việc tổng hợp một số nghiên cứu đi trước liên quan đến TMĐT và siêu ứng dụng, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân tích sự phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam, bao gồm 4 nhóm điều kiện: Điều kiện pháp lý, cơ chế, chính sách; Điều kiện kinh tế; Điều kiện hạ tầng và kỹ thuật; Điều kiện văn hóa, xã hội.

Mô hình về phát triển thương mại điện tử thông qua các siêu ứng dụng

Dựa vào việc tổng hợp một số nghiên cứu đi trước liên quan đến TMĐT và siêu ứng dụng, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân tích sự phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam, bao gồm 4 nhóm điều kiện: Điều kiện pháp lý, cơ chế, chính sách; Điều kiện kinh tế; Điều kiện hạ tầng và kỹ thuật; Điều kiện văn hóa, xã hội.

Mô hình về phát triển thương mại điện tử thông qua các siêu ứng dụng

Dựa vào việc tổng hợp một số nghiên cứu đi trước liên quan đến TMĐT và siêu ứng dụng, nhóm tác giả đề xuất mô hình phân tích sự phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam, bao gồm 4 nhóm điều kiện: Điều kiện pháp lý, cơ chế, chính sách; Điều kiện kinh tế; Điều kiện hạ tầng và kỹ thuật; Điều kiện văn hóa, xã hội.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào việc tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu đã nêu, nhóm tác giả đề xuất mô hình để đánh giá những điều kiện phát triển của TMĐT trên nền tảng siêu ứng dụng tại Việt Nam. Cụ thể, mô hình đề xuất 4 nhóm điều kiện chính, bao gồm: Điều kiện pháp lý, cơ chế chính sách; Điều kiện kinh tế; Điều kiện hạ tầng - kỹ thuật; Điều kiện văn hóa - xã hội. Mỗi nhóm điều kiện đều có các tiêu chí/tham chiếu để đánh giá cụ thể ứng với tình hình tại Việt Nam. Figure 1 tổng hợp mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả.

Figure 1 . Mô hình phân tích các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam (Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, kết hợp cùng tổng hợp và phân tích số liệu từ các nguồn khác nhau để đánh giá điều kiện phát triển của TMĐT thông qua các siêu ứng dụng tại Việt Nam. Qua những kết quả thu được, nhóm tác giả đưa ra đánh giá về những thuận lợi và thách thức trong quá trình phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng, từ đó đưa ra những kết luận và hàm ý chính sách tại những cấp độ khác nhau.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tổng quan về các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng

Tổng quan về các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng

Tổng quan về các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng

Tổng quan về các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng

Tổng quan về các điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn

Dựa vào các điều kiện đã phân tích, nhóm tác giả đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến quá trình phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam. Nhìn chung, hiện nay Việt Nam đã và đang từng bước đáp ứng các điều kiện cần thiết nhằm phát triển TMĐT nói chung và trên siêu ứng dụng nói riêng. Về điều kiện cơ chế, chính sách và pháp luật, trong thời gian qua Việt Nam đã liên tục xây dựng, ban hành và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động TMĐT trên nền tảng số, trong đó có các quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trực tuyến, bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như quy định về trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng trong việc quản lý thông tin, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh quá trình hội nhập vào xu hướng TMĐT toàn cầu, với việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có các quy định, cam kết về TMĐT. Về điều kiện kinh tế, quy mô TMĐT tại nước ta đã cho thấy sự tăng trưởng trong những năm vừa qua, đồng thời tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số cũng có những bước tiến kể từ sau đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng đã và đang xây dựng các điều kiện cơ bản về hạ tầng và kỹ thuật, khi các tổ chức và doanh nghiệp ngày càng tăng cường hoạt động TMĐT trên nền tảng số và các ứng dụng, cũng như cải thiện các dịch vụ hỗ trợ TMĐT trên các ứng dụng số và mạng xã hội. Bên cạnh đó, các khía cạnh văn hóa-xã hội cũng đang có những bước dịch chuyển nhằm thúc đẩy TMĐT qua siêu ứng dụng, với mức độ sử dụng và truy cập các nền tảng số, mạng xã hội của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong nước tương đồng với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn cần được khắc phục trong quá trình phát triển TMĐT thông qua các siêu ứng dụng tại nước ta. Thứ nhất, hiện nay một số chính sách, quy định trong nước vẫn chưa thực sự cập nhật và bắt kịp với xu hướng của thế giới, cũng như so với các quy định quốc tế và cam kết liên quan đến TMĐT mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Đồng thời, một số nền tảng siêu ứng dụng chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ quyền lợi và dữ liệu người tiêu dùng (ví dụ: nhiều trường hợp vi phạm, bán hoặc tiết lộ thông tin khách hàng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mất cắp thông tin tài khoản ngân hàng). Thứ hai, hiện nay trình độ phát triển TMĐT vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương, đồng thời tốc độ tăng trưởng quy mô TMĐT trong thời gian gần đây cũng đang có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp thực sự tham gia các hoạt động TMĐT trên các nền tảng số chưa cao, cũng như các hoạt động thanh toán và vận chuyển vẫn phụ thuộc khá lớn vào các phương thức truyền thống.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Trong xu thế chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo hiện nay, việc thúc đẩy phát triển các hoạt động TMĐT thông qua siêu ứng dụng là bước đi cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết đã đề xuất mô hình và đưa ra đánh giá những điều kiện phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng ở Việt Nam. Theo đó, hiện nay nước ta cơ bản đã và đang xây dựng được các điều kiện về cơ chế, pháp lý, chính sách, cũng như các điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa và hạ tầng, kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những tồn tại và khó khăn trong việc phát triển TMĐT thông qua siêu ứng dụng tại Việt Nam.

Từ những phân tích và đánh giá đã nêu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện các điều kiện phát triển TMĐT thông qua các siêu ứng dụng tại Việt Nam. Đối với nhóm điều kiện về pháp lý, cơ chế và chính sách, các cơ quan lập pháp cần thực hiện rà soát, điều chỉnh và cập nhật các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến TMĐT, đặc biệt cần đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh và TMĐT trên các siêu ứng dụng và nền tảng số phải phù hợp với bối cảnh quốc tế và tương thích với các cam kết trong các FTA mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, cần triển khai triệt để, đồng bộ và thống nhất giữa các địa phương, bộ, ngành đối với các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi và dữ liệu người tiêu dùng trực tuyến. Đồng thời, cần đảm bảo các chế tài, biện pháp xử phạt đủ tính răn đe và minh bạch đối với các hành vi vi phạm về thông tin cá nhân, xâm phạm các trang web, nền tảng trực tuyến,...

Đối với nhóm điều kiện kinh tế, cần có những chính sách vĩ mô nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức độ phát triển TMĐT giữa các địa phương, đồng thời có những biện pháp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng quy mô TMĐT trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Đồng thời, cần tăng cường việc đầu tư để cải thiện hệ thống hạ tầng logistics nhằm giảm thiểu chi phí, góp phần đẩy mạnh quá trình thương mại và vận chuyển, từ đó tạo thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân người tiêu dùng.

Đối với nhóm điều kiện về hạ tầng và kỹ thuật, hiện nay chưa nhiều tổ chức, doanh nghiệp thực sự tham gia và tận dụng tối đa các hoạt động kinh doanh và TMĐT trên các ứng dụng số, vì vậy cần tích cực tuyên truyền và nâng cao nhận thức, kỹ năng về ứng dụng các nền tảng TMĐT. Đồng thời, cũng cần xây dựng thêm những chính sách, chương trình ưu đãi nhằm thúc đẩy tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn tham gia vào các nền tảng TMĐT, với mục đích giúp các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích lâu dài khi tham gia vào các nền tảng, ứng dụng TMĐT. Hơn nữa, cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ cho TMĐT, đặc biệt là nghiên cứu và phát triển các siêu ứng dụng có khả năng tích hợp nhiều chức năng và hoạt động liên quan đến kinh doanh, TMĐT. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đầu tư cải thiện, đa dạng hóa các phương thức giao hàng, vận chuyển hàng hóa và phương thức thanh toán điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tham gia các hoạt động TMĐT trên siêu ứng dụng.

Đối với nhóm điều kiện về văn hóa-xã hội, các cơ quan quản lý và các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình thúc đẩy người tiêu dùng tham gia và tương tác trong các hoạt động mua sắm trên các nền tảng, ứng dụng TMĐT. Đồng thời, cần tập trung đa dạng hóa các hoạt động, nội dung và phương thức quảng bá, truyền thông trên các nền tảng số để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc tham gia mua sắm trực tuyến, cũng như đáp ứng đa dạng các nhu cầu, mục đích của người tiêu dùng.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TMĐT: Thương mại điện tử

FTA: Hiệp định thương mại tự do

CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

  • Tác giả Nguyễn Dương Việt Anh: Xây dựng mô hình và phân tích các nhóm điều kiện, thực hiện đánh giá thuận lợi-khó khăn.

  • Tác giả Hoàng Phương Ngọc Điệp: Thực hiện tổng quan nghiên cứu, hỗ trợ thu thập các số liệu thống kê, thông tin và tham gia phân tích các nhóm điều kiện.

References

  1. Lê TC, Nguyễn THN, Huỳnh VT. Tạp chí Tài chính. 2023 [cited 2024 Feb 16]. Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. . ;:. Google Scholar
  2. Roa L, Correa-Bahnsen A, Suarez G, Cortés-Tejada F, Luque MA, Bravo C. Super-app behavioral patterns in credit risk models: Financial, statistical and regulatory implications. Expert Syst Appl. 2021;169:114486. . ;:. Google Scholar
  3. Hasselwander M. Digital platforms' growth strategies and the rise of super apps. 2023 Aug 22. . ;:. Google Scholar
  4. Jia L, Nieborg DB, Poell T. On super apps and app stores: digital media logics in China's app economy. Media Cult Soc. 2022 Nov;44(8):1437-53. . ;:. Google Scholar
  5. Fasnacht D. Banking 4.0: Digital Ecosystems and Super-Apps. In: Wendt K, editor. Theories of Change [Internet]. Cham: Springer International Publishing; 2021 [cited 2024 Feb 16]. p. 235-56. (Sustainable Finance). . ;:. Google Scholar
  6. WTO. WTO | Ministerial conferences - in brief [Internet]. [cited 2024 Feb 20]. . ;:. Google Scholar
  7. Chính phủ. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Về thương mại điện tử [Internet]. 2013 [cited 2024 Feb 20]. . ;:. Google Scholar
  8. Prud'homme D, Chen G, Tong TW. Are Super-Apps Coming to the U.S. Market? Harvard Business Review [Internet]. 2023 [cited 2024 Jan 8];. . ;:. Google Scholar
  9. Ahi AA, Sinkovics N, Sinkovics RR. E-commerce Policy and the Global Economy: A Path to More Inclusive Development? Manag Int Rev. 2023 Feb;63(1):27-56. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Clegg J. From the editor: International business policy: What it is, and what it is not. J Int Bus Policy. 2019 Jun 1;2(2):111-8. . ;:. Google Scholar
  11. Jean RJ "Bryan," Kim D, Cavusgil E. Antecedents and outcomes of digital platform risk for international new ventures' internationalization. J World Bus. 2020 Jan 1;55(1):101021. . ;:. Google Scholar
  12. Doh J, Rodrigues S, Saka-Helmhout A, Makhija M. International business responses to institutional voids. J Int Bus Stud. 2017 Apr 1;48(3):293-307. . ;:. Google Scholar
  13. Sheng S, Zhou KZ, Li JJ. The Effects of Business and Political Ties on Firm Performance: Evidence from China. J Mark. 2011 Jan 1;75(1):1-15. . ;:. Google Scholar
  14. Cumming D, Johan S, Khan Z, Meyer M. E-Commerce Policy and International Business. Manag Int Rev. 2023 Feb 1;63(1):3-25. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. Phạm TNA, Đặng TTL, Đỗ ND, Trần HM. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tạp Chí Khoa Học Và Đào Tạo Ngân Hàng. 2023 Aug 23;(255):26-39. . ;:. Google Scholar
  16. European Parliament. How to Fully Reap the Benefits of the Internal Market for E-Commerce? 2020 [cited 2024 Apr 22]. . ;:. Google Scholar
  17. Yang N, Fu J, Wang Y. Study of the impact of the cross-border e-commerce model based on the belt and road on China's international trade system. Rev Fac Ing. 2017;32(8):490-6. . ;:. Google Scholar
  18. Ojala A, Evers N, Rialp A. Extending the international new venture phenomenon to digital platform providers: A longitudinal case study. J World Bus. 2018 Nov 1;53(5):725-39. . ;:. Google Scholar
  19. Tolstoy D, Nordman ER, Hånell SM, Özbek N. The development of international e-commerce in retail SMEs: An effectuation perspective. J World Bus. 2021 Apr 1;56(3):101165. . ;:. Google Scholar
  20. Luo Y. New connectivity in the fragmented world. J Int Bus Stud. 2022 Jul 1;53(5):962-80. . ;:. Google Scholar
  21. Steinberg M, Mukherjee R, Punathambekar A. Media power in digital Asia: Super apps and megacorps. Media Cult Soc. 2022 Nov;44(8):1405-19. . ;:. Google Scholar
  22. Oxley JE, Yeung B. E-Commerce Readiness: Institutional Environment and International Competitiveness. J Int Bus Stud. 2001 Dec 1;32(4):705-23. . ;:. Google Scholar
  23. Kim H. Globalization and regulatory change: The interplay of laws and technologies in E-commerce in Southeast Asia. Comput Law Secur Rev. 2019 Oct 1;35(5):105315. . ;:. Google Scholar
  24. Lawrence JE, Tar UA. Barriers to e-commerce in developing countries. Inf Soc Justice J. 2010;3(1):23-35. . ;:. Google Scholar
  25. Dini P, Lombardo G, Mansell R, Razavi AR, Moschoyiannis S, Krause P, et al. Beyond interoperability to digital ecosystems: regional innovation and socio-economic development led by SMEs. Int J Technol Learn Innov Dev. 2008 Jan;1(3):410-26. . ;:. Google Scholar
  26. Kawa A, Światowiec-Szczepańska J. Logistics as a value in e-commerce and its influence on satisfaction in industries: a multilevel analysis. J Bus Ind Mark. 2021 Jan 1;36(13):220-35. . ;:. Google Scholar
  27. Oluyinka S, Shamsuddin A, Wahab E, Ajagbe MA, Enegbuma WI. A study of electronic commerce adoption factors in Nigeria. Int J Inf Syst Change Manag. 2013 Jan;6(4):293-315. . ;:. Google Scholar
  28. Vatanasakdakul S, Tibben W, Cooper J. What prevent B2B eCommerce adoption in developing countries?: a socio-cultural perspective. Fac Eng Inf Sci - Pap Part A. 2004 Jan 1;1-15. . ;:. Google Scholar
  29. TTWTO VCCI. TTWTO VCCI - Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 08/2023 [Internet]. 2023 [cited 2024 Feb 20]. . ;:. Google Scholar
  30. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2023. 2023. . ;:. Google Scholar
  31. Google, Temasek, Bain & Company. e-Conomy SEA 2022. 2022. . ;:. Google Scholar
  32. Tổng cục Thống kê. General Statistics Office of Vietnam. 2023 [cited 2024 Feb 9]. Thông cáo báo chí về kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP của Việt Nam. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 5362-5371
Published: Sep 30, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1371

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, D. V. A., & Hoàng, P. N. Điệp. (2024). Conditions for e-commerce development through super-apps in Vietnam and policy implications. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 8(3), 5362-5371. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1371

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 26 times
PDF   = 11 times
XML   = 0 times
Total   = 11 times