Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

8

Total

5

Share

Factors affecting tourists' decision to choose agritourism destination in Lam Dong Province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The tourism market is increasingly changing, the needs of tourists are diverse, so the goal of satisfying tourists' needs is increasing, along with taking advantage of tourism advantages and potentials, Lam Dong province has been and is developing new tourism products, agritourism (DLNN). To grasp the opportunity to develop tourism and agritourism, research and analyze more specifically the needs that tourists desire, the factors that motivate tourists, research Analyze factors affecting the decision to choose an agritourism destination in Lam Dong province using exploratory factor analysis (EFA) and linear regression, using survey data from 297 tourists at agricultural tourism sites such as Da Lat, Duc Trong, Lam Ha, Bao Loc, Don Duong, Lac Duong of Lam Dong province, these are areas with advantages in agriculture, especially high-tech agriculture and also are areas with potential for agritourism development. Research results show that infrastructure factors have the most impact on tourists' decisions to choose a foreign tourism destination, followed by tourism advertising and promotion factors, tourism motivation, and finally tourism factors. Factors related to the professionalism of the household head/staff at the tourist destination, the research results will be the basis for proposing recommendations to attract tourists at the tourist destination, contributing to the development of the tourism industry in Lam Dong province.

Đặt vấn đề

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng, cụ thể: Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho thấy năm 2019, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP của Việt Nam là 9,2%, tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD) 1 . Theo Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng chỉ rõ ngành du lịch, dịch vụ năm 2020 chiếm tỷ trọng là 40,5% trong GRDP của Lâm Đồng, năm 2021 là 38,8%, những con số này cho thấy ngành du lịch là sự quan tâm hàng đầu của tỉnh Lâm Đồng, là mục tiêu quan trọng không thể không nhắc tới trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2 , 3 . Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành du lịch, Bộ Chính trị đã đưa ra nhiệm vụ cho tiểu vùng Nam Tây Nguyên (trong đó có tỉnh Lâm Đồng) cần tập trung phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao 4 . Mặt khác, khách du lịch ngày càng khó tính, yêu cầu đối với du lịch ngày càng cao nên cần có sản phẩm DLNN để thỏa mãn khách du lịch và đây là tiền đề thúc đẩy phát triển DLNN tỉnh Lâm Đồng. Đối với tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn năm 2016 đến 2019 lượt khách du lịch đến thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng mỗi năm tăng 8,9% nhưng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giai đoạn năm 2020 đến năm 2021, khách du lịch đến Lâm Đồng giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế, tổng du khách đến Lâm Đồng năm 2021 là 2.191 (ngàn lượt khách), so với cùng kỳ năm 2020 giảm 48,1% 2 .

Mặt khác, Lâm Đồng được thiên nhiêu ưu đãi, có nhiều thuận lợi để ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các sản phẩm như Trà, Cà phê, Rau, Hoa, Bò sữa. Tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp năm 2022 của Lâm Đồng đạt 400.867 ha, diện tích NNƯDCNC đạt 65.308 ha, lũy kế đến hết năm 2022 toàn tỉnh có 07 vùng được công nhận sản xuất NNƯDCNC với tổng diện tích 1.195 ha. Cùng với mục tiêu chung của khu vực, tận dụng lợi thế về tài nguyên nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã hình thành sản phẩm DLNN mang nét đặc trưng của địa phương. Lâm Đồng chính thức quan tâm mô hình DLNN vào năm 2015, là địa phương đi đầu tại Việt Nam về việc thí điểm mô hình DLNN nhưng hiện nay có rất nhiều điểm DLNN tự phát, hoạt động nhỏ lẻ, sản phẩm DLNN còn ít, trùng lắp, thiếu sự mới lạ, hấp dẫn khách du lịch và chưa thực sự thu hút được khách du lịch lựa chọn các điểm DLNN 5 , 6 , 2 . Bên cạnh đó, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm du lịch mới để đáp ứng nhu cầu của du khách nên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch nông nghiệp của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng là cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng đã được sử dụng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN tại tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp định tính nhằm xác định lại tính phù hợp của các giả thuyết và mô hình lý thuyết với điều kiện thực tiễn và đồng thời loại bỏ các giả thuyết không phù hợp thông qua phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại các chuyên gia về du lịch, những chuyên gia được phỏng vấn bao gồm các nhà khoa học chuyên ngành du lịch, các chuyên gia có nhiều năm công tác trong lĩnh vực du lịch từ cấp độ quản lý trở lên, cán bộ nhà nước tại khu vực điều tra có liên quan đến DLNN. Đối với phương pháp định lượng , nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá kết hợp phân tích hồi quy tuyến tính để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch nông nghiệp của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Khi phân tích mô hình nhân tố khám phá cỡ mẫu được tính theo công thức: n = với k = 5 hoặc 10 (tùy thuộc vào nguồn lực có thể khảo sát), Pj là số biến quan sát trong thang đo thứ j, m là số thang đo (từ 1 đến m) 7 . Do đó, mô hình có 7 thang đo với 22 biến quan sát, chọn k = 5, n = 5 (22) = 110. Vậy với cỡ mẫu 297 cho mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng là đảm bảo cho kiểm định mô hình nghiên cứu (tổng số phiếu phát ra là 320 phiếu, sau khi tiến hành loại bỏ phiếu không đạt yêu cầu, số phiếu hợp lệ đưa vào phân tích là 297 phiếu). Khảo sát được tiến hành vào tháng 6,7 năm 2023, sử dụng bảng khảo sát có sẵn để phỏng vấn khách du lịch tại các địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lạc Dương, đây là các khu vực DLNN trọng điểm, nằm trong quy hoạch phát triển DLNN của tỉnh Lâm Đồng. Để có được thông tin đúng nhất về quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch thì luận án chọn khách du lịch có ít nhất 1 lần đã đến và trải nghiệm tại điểm DLNN.

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điển đến của khách du lịch

Từ mô hình lý thuyết và các nghiên cứu trước như Hai at al. (2022), Tešin at al. (2022), Irpan at al. (2021), Krakover & Corsale (2021), Huber at al. (2020), Kim at al. (2017), Chetthamrongchai (2017), Nguyễn Thành Long & Võ Minh Châu (2022), Đặng Thị Thanh Loan & cộng sự (2022) đã xây dựng mô hình nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điển đến DLNN của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng với các giả thuyết được thể hiện trong Figure 1 . 29 , 30 , 31 , 32 , 33 , 34 , 35 , 36 , 20

Figure 1 . Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch

Giả thuyết 1 (H 1 ): “Động cơ du lịch có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch”.

Giả thuyết 2 (H 2 ): “Nguồn thông tin về điểm đến dễ dàng có được có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch”.

Giả thuyết 3 (H 3 ): “Dịch vụ điểm đến DLNN có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch”.

Giả thuyết 4 (H 4 ): “Tài nguyên DLNN có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch”.

Giả thuyết 5 (H 5 ): “Cơ sở hạ tầng điểm đến có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch”.

Giả thuyết 6(H 6 ): “Quảng bá và xúc tiến DLNN có tác động thuận chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch”.

Kết quả và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

Thông tin về thang đo và mẫu nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thể hiện qua lý thuyết tối đa hóa lợi ích để phân tích cho quyết định lựa chọn của khách du lịch như Juschten & Hössinger (2021), Ammirato at al. (2020), Huber at al. (2020), Tenie & Fîntîneru (2020), Chetthamrongchai (2017) 13 , 35 , 33 , 14 , 17 , cụ thể trong Table 1 .

Table 1 Thang đo trong mô hình nghiên cứu

Các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến quan sát được xây dựng trên Likert 5 điểm: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.

Table 2 Thông tin về mẫu nghiên cứu

Table 2 cho thấy khách du lịch nam đi DLNN nhiều hơn nữ (57,58%); độ tuổi đi DLNN nhiều nhất là từ 18 đến 30 (44,44%), kế đến là từ 31 đến 49 (30,98%), 50 tuổi trở lên là 24,58%; Về nghề nghiệp thì nhóm đi DLNN nhiều nhất là nhân viên văn phòng (35,35%); nhóm có thu nhập từ 15 đến dưới 20 triệu chiếm tỷ trọng nhiều nhất (41,75%); đa số họ đi DLNN cùng với đồng nghiệp, bạn bè (62,29%); và họ đi theo hình thức tự tổ chức là chủ yếu (65,66%).

Kết quả kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Table 3 Tổng hợp các thang đo và các biến quan sát bị loại

Table 3 cho thấy hệ số Alpha của thang đo (Cronbach’s Alpha) > 0,6, hệ số tương quan biến tổng của thang đo > 0,3 hay các thang đo trong mô hình đảm bảo chất lượng.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy KMO = 0,889 ( Table 4 ), thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO≤1. Như vậy theo Hair at al. (2006) phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế 7 . Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett's Test) có sig. = 0,000 ≤ 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong mỗi nhân tố. Kiểm định phương sai trích cho thấy phương sai trích = 67,714%, Eigenvalues = 1,672> 1, vậy 67,7% thay đổi của mỗi nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát của nhân tố. Kiểm định phương sai trích cho thấy phương sai trích = 67,714%, Eigenvalues = 1,672> 1.

Table 4 Kiểm định sự thích hợp của EFA

Kết quả ma trận nhân tố xoay của các biến độc lập, mô hình đã hình thành 4 nhân tố mới.

Table 5 Ma trận nhân tố xoay

Từ kết quả ma trận nhân tố xoay ( Table 5 ) cho thấy, mô hình đã hình thành 3 nhân tố mới là động cơ DLNN, sự chuyên nghiệp của chủ hộ/các nhân viên tại điểm DLNN, cơ sở hạ tầng, quảng bá và xúc tiến DLNN cụ thể trong Table 6 .

Table 6 Tổng hợp thang đo mới

Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch tỉnh Lâm Đồng

Trong bảng kết quả hồi quy ( Table 7 ), tất cả biến độc lập có VIF < 10 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ kết quả đồ thị Scatter Plot cho thấy đám mây dữ liệu nằm dọc theo đường tung độ 0, dao động trong khoảng -2 đến 2 nên giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. R 2 hiệu chỉnh là 0,719 (Kiểm định F, sig. =0,000) cho thấy 71,9% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có ý nghĩa với mức tin cậy trên 99%, mô hình hồi quy có sig = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu thực tế.

Table 7 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch tỉnh Lâm Đồng

Thảo luận kết quả hồi quy

Các biến động cơ du lịch (DC), sự chuyên nghiệp của chủ hộ/các nhân viên tại điểm DLNN (CN), Cơ sở hạ tầng điểm đến (HT), quảng bá và xúc tiến DLNN (QB) đều có Sig. < 0,05 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê và tác động lên biến phụ thuộc LC.

Thảo luận kết quả hồi quy

Các biến động cơ du lịch (DC), sự chuyên nghiệp của chủ hộ/các nhân viên tại điểm DLNN (CN), Cơ sở hạ tầng điểm đến (HT), quảng bá và xúc tiến DLNN (QB) đều có Sig. < 0,05 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê và tác động lên biến phụ thuộc LC.

Thảo luận kết quả hồi quy

Các biến động cơ du lịch (DC), sự chuyên nghiệp của chủ hộ/các nhân viên tại điểm DLNN (CN), Cơ sở hạ tầng điểm đến (HT), quảng bá và xúc tiến DLNN (QB) đều có Sig. < 0,05 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê và tác động lên biến phụ thuộc LC.

Kết luận và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên trên chỉ rõ yếu tố cơ sở hạ tầng tác động nhiều nhất đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, kế đến là yếu tố quảng bá và xúc tiến DLNN, động cơ DLNN và sự chuyên nghiệp của chủ hộ/các nhân viên tại điểm DLNN nên hàm ý chính sách tập trung vào các ý sau:

Đối với chính quyền địa phương

Cần có những hoạt động đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng của khu vực và điểm đến DLNN, vì khả năng tiếp cận và cơ sở hạ tầng tại điểm DLNN sẽ tạo động cơ lớn nhất cho khách du lịch lựa chọn điểm đến DLNN, thêm vào đó cần tiếp tục nâng cấp, đầu tư hạ tầng giao thông các tuyến giao thông nội tỉnh như ĐT.722, ĐT.725, ĐT.721, các tuyến quốc lộ 20 (đoạn Bảo Lộc – Đà Lạt), quốc lộ 27, đường Cao tốc Liên Khương – Prenn và các tuyến đường nội bộ đến các điểm, khu DLNN của các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và những vùng DLNN tiềm năng khác của tỉnh nhằm rút ngắn thời gian lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các điểm DLNN.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cần tiếp tục phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch cùng với các sở, ban ngành địa phương để quảng bá, xúc tiến DLNN theo những kiện của xã, huyện, thành phố DLNN nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP gắn với DLNN của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng xã hội nhằm thu hút khách du lịch tiềm năng. Cần quảng bá, xúc tiến DLNN cùng với các hoạt động sự kiện của tỉnh Lâm Đồng như các hội chợi, hội nghị, hội thảo về du lịch, DLNN, Festival Hoa Đà Lạt – Lâm Đồng, lễ hội Trà, lễ hội Cồng chiêng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động phối hợp với viện, trường để mở các lớp đào tạo, huấn luyện, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, các giống cây con mới cho nông dân, nhà vườn cũng như kỹ năng phục vụ hoạt động du lịch, cần tăng cường mở các lớp tập huấn du lịch cho hộ nông dân, áp dụng các biện pháp tích cực để phổ cập kiến thức về du lịch, ngoại ngữ cho lao động DLNN.

Đối với các điểm DLNN

Cần đầu tư, cải thiện CSHT tại điểm DLNN cho phù hợp bãi đỗ xe, các trung tâm du khách hoặc trung tâm thông tin tại các điểm DLNN nhằm cung cấp cho khách du lịch những thông tin chi tiết cần thiết về các dịch vụ tại điểm DLNN và khu vực địa phương, cần xây dựng khu vực vệ sinh, khu dã ngoại, chỗ ngồi có bóng râm và trạm nước uống, đối với các điểm DLNN có mục đích thu hút khách qua đêm thì cần thiết cung cấp chỗ ở, cơ sở lưu trú, nhà khách hoặc khu vực cắm trại, các điểm DLNN cần có cửa hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp, quà lưu niệm.

Các điểm DLNN cần tăng cường tham gia các hội nghị, lễ hội, hội thảo nhằm quảng bá điểm DLNN của mình, bên cạnh đó cần có các ấn phẩm kết hợp với phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu, tạo động cơ thu hút khách du lịch.

Cần có chiến lược tuyển dụng và đào tạo để phát triển lực lượng lao động lành nghề trong ngành DLNN như dịch vụ khách hàng, kiến thức về nông nghiệp (quy trình sản xuất bắt đầu từ khâu làm đất, chọn giống, gieo mần, chăm sóc cho đến lúc thu hoạch, kỹ thuật bảo quản, quy trình chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm). Bên cạnh đó, với các du khách nước ngoài, các hướng dẫn viên còn phải chuẩn bị vốn từ căn bản về những loại cây, nông phẩm, cách chế biến tương ứng, hướng dẫn viên DLNN cần nâng cao trình độ ngoại ngữ đế đáp ứng như cầu ngày càng cao của DLNN.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AT: An toàn và an ninh

CN: Sự chuyên nghiệp của chủ hộ/các nhân viên tại điểm DLNN

CSHT: Cơ sở hạ tầng

DC: Động cơ du lịch

DLNN: Du lịch nông nghiệp

EFA: Nhân tố khám phá

HT: Cơ sở hạ tầng

LC: Quyết định lựa chọn điểm đến DLNN

NNƯDCNC: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

QB: Quảng bá và xúc tiến du lịch nông nghiệp

TN: Tài nguyên du lịch

UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Nguyễn Thái Dung chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch nông nghiệp của khách du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.

References

  1. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Lao Động, Thành phố Hà Nội; 2020. . ;:. Google Scholar
  2. Tỉnh ủy Lâm Đồng. Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy "Về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Lâm Đồng; 25/07/2022. Số 268 - BC/TU. . ;:. Google Scholar
  3. Tỉnh ủy Lâm Đồng. Nghị quyết về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Lâm Đồng; 25/7/2022. Số 18-NQ/TU. . ;:. Google Scholar
  4. Bộ Chính trị. Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội; 06/10/2022. Số 23-NQ/TW. . ;:. Google Scholar
  5. UBND tỉnh Lâm Đồng. Quyết định phê duyệt đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Lâm Đồng; 10/12/2015. Số 2644/QĐ-UBND. . ;:. Google Scholar
  6. Tỉnh ủy Lâm Đồng. Báo cáo về Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộ 5 năm 2016 - 2020; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Lâm Đồng; 03/11/2020. Số 06-BC/TU. . ;:. Google Scholar
  7. Hair J, Aderson R, Tatham P, Black W. Multivariate Data Analysis. Prentice Hall, Upper Saddle River NJ. 2006. . ;:. Google Scholar
  8. UNWTO. A Practical Guide to Tourism Development Management, World Tourism Organization. UNWTO, Madrid. 2007. . ;:. Google Scholar
  9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Du lịch. NXB Chính trị Quốc gia; 2017. . ;:. Google Scholar
  10. UNWTO. Recommendations on Tourism Statistics, 1994 Edition Madrid: World Tourism Organization. 1994. . ;:. Google Scholar
  11. David Preece. Agritourism: An American Perspective. APO Agritourism Conference Presentations - West Java Indonesia, July 28, 2015. 2015. . ;:. Google Scholar
  12. Ohe Y. Community-based rural tourism by networking NPO community-based rural tourism and entrepreneurship: A microeconomic approach. Springer Singapore. 2020; p. 267-276. . ;:. Google Scholar
  13. Ammirato S, Felicetti AM, Raso C, Pansera BA, Violi A. Agritourism and sustainability: What we can learn from a systematic literature review. Sustainability. 2020; 12 (22): 1-18. . ;:. Google Scholar
  14. Juschten M, Hössinger R. Out of the city-but how and where? A mode-destination choice model for urban-rural tourism trips in Austria. Current Issues in Tourism. 2021; 24(10) 1465-1481. . ;:. Google Scholar
  15. Getz D, Brown G. Critical success factors for wine tourism regions: a demand analysis. Tourism management. 2006; 27(1): 146-158. . ;:. Google Scholar
  16. Govindasamy R, Kelley K. Agritourism consumers' participation in wine tasting events: An econometric analysis. International Journal of Wine Business Research. 2014; 26(2): 120-138. . ;:. Google Scholar
  17. Tenie B, Fîntîneru G. What attracts tourists in rural areas? An analysis of the key attributes of agritourist destinations that may influence their choice. AgroLife Scientific Journal. 2020; 9(1). . ;:. Google Scholar
  18. Ganzon MKM, Fillone AM. Choice Analysis of Tourist Spots: The Case of Guimaras Province. Journal of the Eastern Asia Society for Transportation Studies. 2013; 10: 515-524. . ;:. Google Scholar
  19. Maille P, Mendelsohn R. Valuing ecotourism in Madagascar. Journal of Environmental Management. 1993; 38(3): 213-218. . ;:. Google Scholar
  20. Nguyễn Thành Long & Võ Minh Châu. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch homestay của du khách tại tỉnh Bến Tre. Journal of Science and Technology-IUH. 2022; 58(04). . ;:. Google Scholar
  21. Trần Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thanh Nga, Trần Thị Phương Linh. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn tham gia mô hình du lịch canh nông của du khách tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Công thương điện tử. 2023. . ;:. Google Scholar
  22. Samuelson PA. A Note on the Pure Theory of Consumer's Behavior. Economica. 1938; 5: 61-71. . ;:. Google Scholar
  23. McFadden DL, Richter MK. On the Extension of a Set Function on a Set of Events to a Probability on the Generated Boolean Ϭ-Algebra. Tech. rep., University of California, Berkeley. 1971. . ;:. Google Scholar
  24. McFadden D. Conditional logit analysis of qualitative choice behavior, Frontiers in Econometrics, Zarembka P (ed.). New York: Academic Press; 1974. . ;:. Google Scholar
  25. Ben-Akiva M, Lerman S. Discrete Choice Analysis: Theory and Application to Travel Demand. Massachusetts Institute of Technology Series in Transportation Studies. Cambridge, MA: MIT Press. 1985. . ;:. Google Scholar
  26. Hanemann WM. A methodological and empirical study of the recreation benefits from water quality improvement [Ph.D. Dissertation]. Department of Economics, Harvard University, Cambridge, MA; 1978. . ;:. Google Scholar
  27. Santeramo FG, Barbieri C. On the demand for agritourism: A cursory review of methodologies and practice. Tourism Planning & Development. 2016; p. 1-10. . ;:. Google Scholar
  28. Mankiw NG. Kinh tế học vi mô. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức; 2020. . ;:. Google Scholar
  29. Hai NT, Song NV, Thuy VTT, Huan NT, Luong NV, Quang HV. Influencing Factors on Customers' Decision to Visit Agritourism Farms: A Case Study in Viet Nam. Agricultural Sciences. 2022; 13: 566-579. . ;:. Google Scholar
  30. Irpan M, Wibisono G, Kurnianti I, Sukmana R A, Shaddiq S. Utilization of Digital Communication in Promotion of Riverbank Tour Destination at Marabahan Barito Kuala in Era 4.0'. Proceedings on Engineering. 2021; 3(4), 453-462. . ;:. Google Scholar
  31. Tešin A, Pivac T, Besermenji S, Obradović S. (2022). Exploring the influence of Instagram on travel destination choice. The European Journal of Applied Economics. 2022;19(1). . ;:. Google Scholar
  32. Krakover S, Corsale A. Sieving tourism destinations: Decision-making processes and destination choice implications. Journal of Tourism, Heritage & Services Marketing. 2021; 7(1): 33-43. . ;:. Google Scholar
  33. Huber M, Hofstetter P, Hochuli A. A demand-driven success factor analysis for agritourism in Switzerland. Journal of Rural and Community Development. 2020; 15(1). . ;:. Google Scholar
  34. Kim MJ, Lee CK, Bonn M. Obtaining a better understanding about travel-related purchase intentions among senior users of mobile social network sites. International Journal of Information Management. 2017; 37(5): 484-496. . ;:. Google Scholar
  35. Chetthamrongchai P. The influence of travel motivation, information sources and tourism crisis on tourists' destination image. Journal of Tourism and Hospitality. 2017; 6(2). . ;:. Google Scholar
  36. Đặng Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Thị Tuyết Ngọc. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch phượt: Trường hợp khách du lịch nội địa đến Bình Định. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 2022; 304 (2): 55-64. . ;:. Google Scholar
  37. Kontogeorgopoulos N, Churyen A, Duangsaeng V. Homestay tourism and the commercialization of the rural home in Thailand. Asia Pacific Journal of Tourism Research. 2015; 20(1): 29-50. . ;:. Google Scholar
  38. Sidali KL, Schulze B. Current and future trends in consumers' preference for farm tourism in Germany. Leisure/Loisir. 2010; 34(2): 207-222. . ;:. Google Scholar
  39. Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo Nhi và Trần Hữu Tuấn. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. 2017; 126(5D): 29-39. . ;:. Google Scholar
  40. Carpio C, Wohlgenant M, Boonsaeng T. The demand for agritourism in the United States. Journal of Agricultural and Resource Economics. 2008; 33(2): 254-269. . ;:. Google Scholar
  41. Lago NAA. Tourism Demand and Agriculture Supply: Basis for Agritourism Development in Quezon Province. Asia Pacific Journal of Multidisciplinary Research. 2017; 5(3): 1-9. . ;:. Google Scholar
  42. Vazin N, Zamani Alavijeh F. A Study of Demand and Supply of Agritourism Activities (Case Study: Rural Areas of Semirom County, Iran). Journal of Research and Rural Planning. 2023; 12(1): 1-18. . ;:. Google Scholar
  43. Brandano MG, Osti L, Pulina M. An integrated demand and supply conceptual framework: Investigating agritourism services. International Journal of Tourism Research. 2018; 20(6): 713-725. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 3 (2024)
Page No.: 5384-5396
Published: Sep 30, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1377

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, D. (2024). Factors affecting tourists’ decision to choose agritourism destination in Lam Dong Province. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 8(3), 5384-5396. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i3.1377

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 8 times
PDF   = 5 times
XML   = 0 times
Total   = 5 times