Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

744

Total

353

Share

Impact of auditors and internal control effectiveness on the financial reporting quality in small and medium-sized enterprises in Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

This study aims to determine the impact of auditors (Big 4 and non-big 4) and internal control effectiveness on the financial reporting quality in Small and medium-sized enterprises in Vietnam. The case study reasearch with participants who are in the following positions: Head of finance and accounting department; General manager/director; Internal control manager; Auditors is used to build and complete the measurement scale of financial reporting quality based on viewpoints of FASB and IASB 2018. Weighted average is applied for the elements of information quality in measuring financial reporting quality. By using the survey method with a sample of 183 respondents from small and medium - sized enterprises in Vietnam, the authors have developed a regression model showing the impact of these factors named: Auditors (Big 4 and Non-big 4) and Internal Control Effectiveness to the financial reporting quality. In which, the differences in the influence of Big 4 and Non-Big 4 on the quality of financial statements information is the highlighted contributions of this study. In terms of financial reporting quality, the survey results show that financial reporting quality in small and medium - sized enterprises in Vietnam is considered acceptable with average point being 3.49/5. Among 3 qualitative characteristics of financial reporting quality, the enhancing characteristics are highly evaluated (3.94/5) while the fundamental characteristics (relevance and faithful presentation) are considered as moderate (3.43/5 and 3.31/5).

GIỚI THIỆU

Thông tin BCTC góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường vốn thông qua thúc đẩy sự phân bổ hiệu quả và công bằng các nguồn lực khan hiếm trong xã hội 1 . Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của thông tin, nghiên cứu về CLTT BCTC là nội dung nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán (KT) lẫn các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về kế toán như IASB (Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế), FASB (Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Hoa kỳ). Tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy đo lường CLTT BCTC theo phương pháp trực tiếp, dựa trên các thuộc tính CLTT BCTC được quy định bởi FASB & IASB là hướng nghiên cứu nhận được sự quan tâm trong thời gian gần đây 2 , 3 . Tuy nhiên về kỹ thuật tính toán, các nghiên cứu trước khi xác định giá trị CLTT BCTC của các đối tượng được khảo sát đều đánh đồng giá trị của các thuộc tính cấu thành CLTT 2 , 3 . Bên cạnh đó, mặc dù vai trò của kiểm toán và kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với CLTT BCTC đã được khẳng định từ các nghiên cứu trước 4 , 3 . tuy nhiên việc so sánh mức độ tác động của kiểm toán bởi các công ty ngoài Big4 (Kiểm toán non-Big4) và kiểm toán bởi các công ty thuộc Big4 (Kiểm toán Big4) đến CLTT BCTC vẫn chưa được thực hiện.

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả cho rằng tìm hiểu tác động của kiểm toán độc lập và KSNB đến CLTT BCTC, trong đó làm rõ hơn mức độ tác động giữa Kiểm toán non-Big4 và Kiểm toán Big4 là cần thiết góp phần làm rõ hơn về bản chất của CLTT BCTC.

Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu là tìm hiểu tác động của Kiểm toán non-Big4, Kiểm toán Big4 và hiệu quả của HTKSNB đến CLTT BCTC. Đối tượng nghiên cứu là CLTT BCTC. Khách thể nghiên cứu là các DNN&V tại Việt Nam (có trụ sở chính chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội), dữ liệu định tính được thu thập trong năm 2019, định lượng được thực hiện trong năm 2019 và 2020.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm CLTT BCTC

Khái niệm CLTT BCTC được đề cập nhiều trong các báo cáo của các tổ chức nghề nghiệp KT quốc tế (FASB, IASB,…). Theo quan điểm hài hòa của IASB & FASB 2018 5 , CLTT BCTC được đo lường bằng ba thuộc chính chính yếu: Thích đáng, Trình bày trung thực và các thuộc tính làm gia tăng CLTT BCTC, cụ thể:

- Thích đáng: là khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của người sử dụng. Để vậy, thông tin cần mang Giá trị dự đoán, Giá trị xác nhận hay cả hai, trong đó:

  • Giá trị dự đoán: thông tin được sử dụng như là một thông tin đầu vào bởi người sử dụng khi dự đoán các kết quả tương lai.

  • Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc thừa nhận hoặc những sự thay đổi của các đánh giá trước đó.

- Trình bày trung thực: BCTC phải trình bày toàn bộ các thông tin cần thiết để người sử dụng hiểu được các hiện tượng bao hàm mọi miêu tả và giải thích cần thiết (Toàn vẹn); Không tồn tại những định kiến, điều chỉnh, nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc là tìm mọi cách để chế biến thông tin BCTC làm gia tăng khả năng người sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn tốt đẹp hoặc ngược (Trung lập); Không có lỗi hoặc là bỏ sót trong việc miêu tả sự kiện và qui trình được sử dụng để sản xuất và trình bày thông tin BCTC (Không sai sót).

- Các thuộc tính làm gia tăng CLTT: Thông tin có liên quan đến một thực thể sẽ trở nên hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với những thông tin tương tự của các thực thể khác hoặc là giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể thông tin (Có khả năng so sánh); Giúp đảm bảo người sử dụng rằng thông tin phản ánh các hiện tượng kinh tế một cách đúng sự thật (Có thể kiểm chứng); Thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định (Kịp thời); Việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin rõ ràng và súc tích (Dễ hiểu)

Trong nghiên cứu này, tác giả khái niệm CLTT BCTC theo quan điểm hài hòa của IASB & FASB.

Khái niệm DNN&V

DNN&V bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây 6 :

  • Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

  • DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

Nghiên cứu này xác định DNN&V căn cứ theo số lượng lao động và tổng nguồn vốn được quy định bởi Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Lý thuyết nền: Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Trong nghiên cứu về CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu chủ yếu là dựa vào lý thuyết Đại diện để giải thích, biện luận mối quan hệ giữa các nhân tố với CLTT BCTC. Constant Djama (2018) 7 và George Emmanuel Iatridis (2011) 4 cho rằng thông qua các chính sách KT, các nhà quản lý có thể tác động quá trình xử lý thông tin KT nhằm cung cấp một hình ảnh không đúng với thực tế của DN, vì vậy, các nhà quản lý có thể khai thác thông tin KT để đáp ứng những ràng buộc trong hợp đồng với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc khai thác công cụ KT cho những hành vi tư lợi về phía nhà lãnh đạo sẽ bị hạn chế bởi việc thực hiện một cơ chế giám sát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN. Dựa vào lập luận trên, các tác giả cho rằng vai trò của Kiểm toán độc lập, vai trò của HTKSNB có mối quan hệ với CLTT BCTC.

Lý thuyết Đại diện giúp nghiên cứu biện giải mối quan hệ của các nhân tố: Kiểm toán độc lập; Vai trò của HTKSNB đến CLTT BCTC.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Cecilia Lelly Kewo & Nunuy Nur Afiah (2017) 8 : Nghiên cứu hướng đến việc kiểm định và phân tích tác động của Hệ thống kiểm soát nội bộ và Hệ thống kiểm toán nội bộ đến CLTT BCTC của các đơn vị Chính quyền địa phương tại Indonesia. Nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng việc thu thập dữ liệu từ việc khảo sát 66 đơn vị chính quyền địa phương tại Indonesia trong năm 2015. Tác giả đã đo lường CLTT BCTC bằng phương pháp trực tiếp với 4 thành phần chất lượng: Thích đáng (Relevant), Đáng tin cậy (Reliability), Kịp thời (Timeliness) và Có thể so sánh (Comparability). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình có R 2 bằng 25,33% và Hệ thống kiểm soát nội bộ và Hệ thống kiểm toán nội bộ có tác động tích cực đến CLTT BCTC.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hưng, Phạm Quốc Thuần (2016) 9 : Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm hiểu thực trạng CLTT BCTC, xác định các nhân tố bên ngoài DN tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại VN. Bằng phương pháp nghiên cứu tình huống, nhóm tác giả đã xác định bốn nhân tố tác động đến CLTT BCTC bao gồm: Áp lực từ thuế; Niêm yết chứng khoán; Kiểm toán độc lập và Chất lượng phần mềm kế toán. CLTT BCTC là thang đo đa hướng được xây dựng trên cơ sở tham khảo các thuộc tính CLTT BCTC của FASB&IASB 2018. Mô hình hồi quy tuyến tính từ SPSS cho thấy có tổng cộng có 3 nhân tố tác động đến tính CLTT BCTC là Áp lực về thuế; Chất lượng phần mềm kế toán và Kiểm toán độc lập.

Hạn chế của các nghiên cứu trước

Tổng hợp các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đo lường CLTT BCTC trên cơ sở tham khảo các thuộc tính CLTT được ban hành bởi FASB, IASB là hướng nghiên cứu nhận được sự quan tâm. Tuy nhiên về kỹ thuật tính toán, các nghiên cứu trước khi xác định giá trị CLTT BCTC của các đối tượng được khảo sát đều đánh đồng giá trị của các thuộc tính cấu thành CLTT. Điều này là chưa hợp lý, bởi lẽ FASB & IASB 2018 phân chia các thuộc tính CLTT ra làm hai nhóm, nhóm thuộc tính chất lượng nền tảng và nhóm thuộc tính góp phần gia tăng CLTT. Bên cạnh đó, mặc dù vai trò của kiểm toán và KSNB đối với CLTT BCTC đã được khẳng định từ các nghiên cứu trước 4 , 3 . tuy nhiên việc so sánh mức độ tác động của Kiểm toán non-Big4 Kiểm toán Big4 đến CLTT BCTC vẫn chưa được thực hiện.

Mô hình, giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên tổng quan nghiên cứu trước, những hạn chế của nghiên cứu trước và lý thuyết nền, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ( Figure 1 ) và giả thuyết nghiên cứu như sau:

Figure 1 . Mô hình nghiên cứu (nguồn: xây dựng từ cơ sở lý thuyết)

Giả thuyết H1: Kiểm toán non- Big4 có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC; H2: Kiểm toán Big4 tác động cùng chiều đến CLTT BCTC; H3: Hiệu quả của HTKSNB có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính

Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính hướng đến mục tiêu là xác định trọng số cho các thuộc tính CLTT BCTC, hoàn thiện thang đo CLTT BCTC. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tình huống, số lượng tình huống được xem xét là 7 với các đối tượng tham gia thảo luận là phụ trách công tác KT trong các DN; Quản lý DN; Trưởng phòng KSNB trong các DN, nghiên cứu đã tiến hành hoàn thiện thang đo đo lường CLTT BCTC và xác định trọng số phù hợp cho từng thuộc tính CLTT BCTC.

Phân tích xác định trọng số cho các thuộc tính CLTT BCTC

Phần lớn ý kiến các chuyên gia đều cho rằng có sự khác biệt về mức độ trọng yếu giữa các thuộc tính cấu thành CLTT BCTC. Phần lớn các ý kiến đều đề nghị gán trọng số là 2 cho các thuộc tính trọng yếu (Trình bày trung thực và Thích đáng) và trọng số là 1 cho thuộc tính còn lại (Các thuộc tính làm gia tăng CLTT).

Nội dung thang đo

CLTT BCTC: trên cơ sở kế thừa thang đo CLTT BCTC của Phạm (2016) kết hợp với ý kiến của các chuyên gia từ nghiên cứu tình huống 3 , thang đo CLTT BCTC là thang đo bậc 3, bao gồm các thành phần bậc hai sau đây:

  • Thích hợp: bao gồm hai thành phần bậc một là Giá trị dự đoán (được đo lường bằng 3 biến quan sát) và Giá trị xác nhận (3 biến quan sát).

  • Trình bày trung thực: bao gồm ba thành phần bậc một là Toàn vẹn (4 biến quan sát), Trung lập (4 biến quan sát), Không sai sót (3 biến quan sát).

  • Gia tăng CLTT bao gồm bốn thành phần bậc một là Có khả năng so sánh (3 biến quan sát), Có thể kiểm chứng (4 biến quan sát), Kịp thời (3 biến quan sát) và Dễ hiểu (3 biến quan sát).

Kiểm toán non-Big4 : được khái niệm là BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không thuộc Big4, là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu khách thể nghiên cứu được kiểm toán bởi các công ty ngoài Big4 và 0 cho các trường hợp còn lại. Biến được cách mã theo Table 1 .

Table 1 Cách mã dummy cho biến Kiểm toán ngoài Big4
Mã dummy
Kiểm toán độc lập Định tính N1
DN không được kiểm toán 1 0
DN được kiểm toán bởi ngoài Big4 2 1
DN được kiểm toán bởi Big4 3 0

Kiểm toán Big4 : được khái niệm là BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big4 (E&Y, Deloitte, KPMG và PwC), là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu khách thể nghiên cứu được kiểm toán bởi các công ty Big4 và 0 cho các trường hợp còn lại. Biến được cách mã theo Table 2 .

Table 2 Cách mã dummy cho biến Kiểm toán ngoài Big4
Mã dummy
Kiểm toán độc lập Định tính N1
DN không được kiểm toán 1 0
DN được kiểm toán bởi ngoài Big4 2 0
DN được kiểm toán bởi Big4 3 1

Hiệu quả của HTKSNB: được hiểu là việc DN đảm bảo hợp hợp lý đạt được 3 tiêu chí về mục tiêu hoạt động, báo cáo, tuân thủ và tiêu chí năm bộ phận cấu thành 10 . Hiệu quả của HTKSNB là thang đo bậc 1 được đo lường bởi 5 biến quan sát, tương ứng với 5 thành phần của KSNB theo COSO 2013.

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng hướng đến mục tiêu đo lường CLTT BCTC, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và xác định mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC. Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp khảo sát thông qua Bảng câu hỏi khảo sát với các đối tượng là phụ trách công tác KT trong các DNV&N tại Việt Nam.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu bao gồm 183 DNN&V tại Việt Nam. Trong số này có 36 DN siêu nhỏ, 86 DN nhỏ và 61 DN vừa. Có 114 DN chưa thực hiện kiểm toán BCTC; 45 DN được ngoài Big 4 kiểm toán và 24 DN được big4 kiểm toán. Về trụ sở chính, có 153 DN có trụ sở chính tại miền Nam (chủ yếu là tại TP.HCM); 13 DN tại miền Trung (chủ yếu là tại Đà Nẵng) và 17 DN tại miền Bắc (chủ yếu là tại Hà Nội)

Thực trạng về CLTT BCTC trong các DNN&V tại Việt Nam

Tác giả tiến hành tính toán giá trị của CLTT BCTC trên cơ sở lấy giá trị trung bình của các biến quan sát (để xác định giá trị các thuộc tính CLTT BCTC) và trung bình của các thuộc tính CLTT BCTC (để xác định giá trị CLTT BCTC). Bên cạnh đó, do FASB & IASB phân chia các thuộc tính CLTT ra làm hai nhóm, trong đó Thích đáng và Trình bày trung thực được xem là hai thuộc tính chất lượng nền tảng. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi quyết định gán hệ số bằng 2 cho hai thuộc tính này, cụ thể:

CLTT BCTC = (Thích đáng x 2 + Trình bày trung thực x 2 + Các thuộc tính làm gia tăng CLTT)/5.

Table 3 Thực trạng CLTT BCTC trong các DNN&V tại Việt Nam
Ký hiệu biến Tên biến N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Mean
CLTTBCTC CLTT BCTC 183 2,15 4,71 3,4861
THICHDANG Thích đáng 183 1,17 4,83 3,4326
GTDĐ Giá trị dự đoán 183 1,00 4,67 3,3279
GTXN Giá trị xác nhận 183 1,00 5,00 3,5373
TBTRUNGTHUC T/bày trung thực 183 1,75 4,64 3,3134
TRUNGLAP Trung lập 183 1,00 5,00 2,4112
KSAISOT Không sai sót 183 2,00 5,00 3,6849
TOANVEN Toàn vẹn 183 2,00 5,00 3,8443
GTGT Các thuộc tính gia tăng CLTT 183 2,17 4,92 3,9383
SOSANH Có khả năng so sánh 183 2,00 5,00 3,9217
KIEMCHUNG Kịp thời 183 2,00 5,00 3,9590
KIPTHOI Kiểm chứng 183 1,33 5,00 4,0474
DEHIEU Có thể hiểu được 183 1,67 5,00 3,8251

Số liệu phân tích ở Bảng 03 cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DN DNN&V tại Việt Nam theo kết quả khảo sát được đánh giá với số điểm bình quân là 3,49/5 điểm. So sánh với kết quả nghiên cứu trước đây của Ferdy van Beest & ctg (2009) 2 (Beest & ctg đã tiến hành đo lường CLTT BCTC cho các công ty niêm yết tại Mỹ, Anh và Đức trong khoản thời gian từ năm 2005-2007) với điểm số là 3,51/5, tác giả nhận thấy CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam không có khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu trước đó của nước ngoài. Sự khác biệt về kết quả đo lường được giải thích là do khác biệt về điều kiện nghiên cứu; căn cứ xây dựng thang đo (Ferdy van Beest & ctg thiết kế thang đo dựa trên quy định của FASB & IASB 2008).

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng C ronbach ∝

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach của các thang đo đều có giá trị rất cao (từ 0,719 đến 0,944) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các thành phần thang đo đo lường khái niệm nghiên cứu có độ tin cậy rất tốt và các biến quan sát đều đạt yêu cầu (Xem Table 4 ).

Table 4 Kết quả phân tích Cronbach cho các thang đo
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
Thành phần: Giá trị dự đoán, Alpha = 0,880
DĐ1 6,30 2,407 ,804 ,798
DĐ2 6,23 2,496 ,802 ,800
DĐ3 7,44 2,776 ,702 ,887
Thành phần: Giá trị xác nhận, Alpha = 0,917
XN1MH 7,12 4,898 ,818 ,891
XN2MH 6,98 4,714 ,869 ,850
XN3MH 7,13 4,594 ,811 ,899
Thành phần: Toàn vẹn, Alpha = 0,851
TV1 11,31 5,587 ,647 ,833
TV2 11,68 4,284 ,713 ,809
TV3 11,58 4,718 ,717 ,800
TV4 11,56 5,017 ,723 ,799
Thành phần: Trung lập, Alpha = 0,859
TL1MH 7,38 5,939 ,748 ,803
TL2MH 7,10 6,672 ,688 ,827
TL3MH 7,21 6,825 ,688 ,827
TL4MH 7,25 6,838 ,702 ,822
Thành phần: Không sai sót, Alpha = 0,763
KSS1 7,30 2,255 ,624 ,651
KSS2 7,37 1,949 ,608 ,674
KSS3 7,44 2,445 ,564 ,717
Thành phần: Có khả năng so sánh, Alpha = 0,770
SS1 7,66 1,754 ,672 ,627
SS2 7,63 1,751 ,635 ,660
SS3 8,25 1,582 ,531 ,796
Thành phần: Có thể kiểm chứng, Alpha = 0,840
KC1 11,69 5,732 ,654 ,811
KC2 11,74 5,623 ,695 ,796
KC3 12,15 4,603 ,686 ,797
KC4 11,93 4,473 ,714 ,783
Thành phần: Kịp thời, Alpha = 0,748
KT1 8,00 1,582 ,785 ,403
KT2 8,13 2,104 ,470 ,776
KT3 8,15 1,911 ,498 ,756
Thành phần: Dễ hiểu, Alpha = 0,902
DH1 7,49 2,449 ,914 ,781
DH2 7,48 2,624 ,785 ,879
DH3 7,99 2,088 ,760 ,926
Thành phần: Hiệu quả HTKSNB, Alpha = 0,944
KSNB1 13,59 12,496 ,750 ,948
KSNB2 13,58 12,497 ,826 ,934
KSNB3 13,64 11,759 ,874 ,926
KSNB4 13,65 11,976 ,889 ,923
KSNB5 13,64 12,087 ,903 ,921
RELIABILITY ANALYSIS- SCALE (ALPHA) Số mẫu: 183

Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA

Kiểm định mức độ quan hệ giữa các biến đo lường

Kết quả kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo thuộc biến phụ thuộc (CLTT BCTC) và thang đo thuộc biến độc lập định lượng (Hiệu quả của HTKSNB) cho thấy p=0,000 <5% và KMO > 0,50 ( Table 5 ) như vậy thang đo được xem là phù hợp để phân tích EFA.

Table 5 Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo
Kiểm định KMO và Bartlett CLTT BCTC Hiệu quả HTKSNB
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,893 ,897
Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 888,677 888,677
Df 10 10
Giá trị Sig. ,000 ,000

Phân tích EFA cho thang đo thuộc biến phụ thuộc (CLTT BCTC)

Vì số lượng các thuộc tính CLTT BCTC đã được FASB & IASB 2018 khẳng định bao gồm 9 thành phần, phương pháp chọn trước số lượng nhân tố sẽ được áp dụng cho trường hợp này 11 . Tiếp theo, tác giả tiếp tục xem xét ma trận trọng số nhân tố để xem xét các biến sẽ được nhóm vào nhân tố nào. Ma trận trọng số nhân tố của thang đo nhân tố thuộc biến phụ thuộc ở lần phân tích đầu tiên cho thấy biến quan sát SS1 và KT3 không nhóm vào thành phần mà chúng đo lường là So sánh và Kịp thời. Vì vậy, chúng tôi quyết định loại bỏ hai biến quan sát này và tiến hành xem xét lần thứ hai ma trận trọng số nhân tố. Kết quả phân tích theo Bảng 06 cho thấy trọng số nhân tố của biến XN1, XN2, XN3 trên nhân tố Giá trị xác nhận mà nó đo lường đạt giá trị cao nhất. Tương tự như vậy cho các trọng số nhân tố của các nhân tố còn lại. Riêng đối với thang đo KT1, lại nhóm vào nhân tố KC (Có thể kiểm chứng) thay vì nhóm vào nhân tố Kịp thời. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại nội dung và tham khảo ý kiến từ phía các chuyên gia, chúng tôi quyết định tôn trọng giá trị nội dung của biến, giữ lại cho nhân tố “Kịp thời”.

Table 6 Ma trận trọng số nhân tố của thang đo CLTT BCTC sau sắp xếp lại các nhân tố
Ma trận trọng số nhân tố đã xoaya
Nhân tố
XN KC DH TV TL KSS KT
DĐ1 ,358 ,130 ,131 ,226 ,075 ,745 ,186 ,091 ,110
DĐ2 ,378 ,198 ,095 ,264 ,083 ,666 ,221 ,182 ,148
DĐ3 ,297 ,208 ,284 ,277 ,068 ,652 ,011 ,140 ,050
XN1 ,808 ,149 ,127 ,172 ,066 ,237 ,151 ,033 ,095
XN2 ,879 ,153 ,092 ,148 ,094 ,188 ,098 ,060 ,069
XN3 ,823 ,192 ,091 ,168 ,098 ,202 ,062 ,123 ,065
TV1 ,017 ,310 ,122 ,768 -,009 ,190 ,149 -,194 -,014
TV2 ,256 ,389 ,073 ,584 ,001 ,245 ,058 ,305 ,154
TV3 ,287 ,142 ,089 ,718 ,023 ,149 ,173 ,222 ,057
TV4 ,217 ,064 ,290 ,770 ,020 ,164 ,035 ,144 ,094
TL1MH -,050 ,065 -,035 -,094 ,846 ,141 ,167 -,096 ,029
TL2MH ,237 ,030 ,060 ,138 ,819 -,044 -,102 ,088 ,070
TL3MH -,099 ,092 -,041 -,139 ,820 ,147 ,111 ,092 ,031
TL4MH ,204 -,031 -,009 ,146 ,834 -,091 -,012 ,069 -,005
KSS1 ,419 ,296 ,221 ,280 ,179 ,105 ,484 ,183 ,166
KSS2 ,097 ,267 ,204 ,082 ,127 ,151 ,795 ,055 ,014
KSS3 ,220 ,011 ,384 ,247 -,018 ,145 ,581 ,174 ,109
SS2 ,153 ,401 ,161 ,349 ,046 -,023 ,332 ,441 ,298
SS3 ,044 ,153 ,314 ,092 ,067 ,152 ,094 ,767 ,060
KC1 ,148 ,780 ,299 ,187 ,052 ,214 ,069 ,054 ,047
KC2 ,209 ,741 ,261 ,225 ,017 ,100 ,203 ,106 ,141
KC3 ,227 ,516 ,093 ,141 ,113 ,150 ,162 ,570 ,101
KC4 ,231 ,602 ,059 ,148 ,113 ,160 ,135 ,462 ,196
KT1 ,172 ,583 ,301 ,240 ,060 ,048 ,150 ,171 ,475
KT2 ,140 ,230 ,054 ,076 ,085 ,158 ,067 ,092 ,900
DH1 ,118 ,219 ,865 ,130 ,002 ,109 ,191 ,161 ,081
DH2 ,058 ,257 ,798 ,140 -,041 ,165 ,183 ,126 ,068
DH3 ,110 ,114 ,869 ,136 -,010 ,053 ,084 ,076 ,002

Phân tích EFA cho thang đo thuộc biến độc lập

Tác giả giả thuyết ban đầu là có 3 nhân tố thuộc biến độc lập, trong đó có 2 nhân tố (Kiểm toán non-Big4 và Kiểm toán Big 4) thuộc biến Dummy. Vì vậy để phân tích EFA cho thang đo này, tác giả tiến hành xem xét nhân tố trích cho nhân tố còn lại là Hiệu quả KSNB. Kết quả phân tích ( Table 7 ) cho thấy có 1 nhân tố trích được tại Eigenvalues là 1,150 với tổng phương sai trích TVE là 70 %. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết ban đầu của tác giả đề ra. Tiếp theo, kiểm định giá trị hội tụ của thang đo này dựa vào phép trích PCA cho thấy các trọng số nhân tố của biến đều được nhóm vào các biến mà nó đo lường và đều > 0,50 cho thấy các biến này thực sự đo lường khái niệm chúng ta cần đo lường ( Table 8 ).

Table 7 Nhân tố và phương sai trích của thang đo thuộc biến độc lập
Tổng phương sai giải thích Total Variance Explained
Nhân tố Giá trị Eigen ban đầu Tổng bình phương tải trọng xoay
TC % phương sai Lũy kế TC % phương sai Lũy kế
1 4,097 81,943 81,943 4,097 81,943 81,943
2 ,373 7,469 89,412
3
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Table 8 Ma trận trọng số nhân tố thang đo các biến độc lập
Ma trận trọng số nhân tố đã xoay (Rotated Component Matrix)a
Nhân tố
1
KSNB1 ,832
KSNB2 ,890
KSNB3 ,923
KSNB4 ,933
KSNB5 ,943
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kết quả phân tích hồi quy

Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính: tác giả dùng Biểu đồ Scatter để kiểm định giả định liên hệ tuyến tính ( Figure 2 ). Rất dễ dàng để quan sát được là phần dư được phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0. Điều này cho thấy phần dư và giá trị dự đoán đã được chuẩn hóa là độc lập nhau, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.

Figure 2 . Biểu đồ phân tán giữa giữa các phần dư và giá trị dự đoán của Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng cho nghiên cứu

Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn phần dư: tác giả xây dựng Biểu đồ tần suất của các phần dư để kiểm định giả thuyết này. Figure 3 cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số với phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0,992 tức là gần bằng 1). Điều này cho thấy giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Figure 3 . Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa

Kiểm tra giả định về tính độc lập của sai số: nghiên cứu dùng giá trị d để kiểm định giả thuyết này ( Table 9 ). Hoàng và Chu (2008) cho rằng nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. Kết quả kiểm định Durbin- Watson cho thấy giá trị d = 2,008 (gần bằng 2), như vậy giả định về tính độc lập của sai số được thỏa mãn 12 .

Table 9 Kết quả kiểm định Durbin- Watson
Tóm tắt mô hình (Model Summaryb)
Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn Giá trị Durbin-Watson
1 ,506a ,417 ,372 ,37674 2,153

Mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, các giả thuyết nghiên cứu đều đã được xác lập, vì vậy tác giả quyết định lựa chọn phương pháp đồng thời khi phân tích hồi quy. Để ước lượng các trọng số hồi quy , tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares). Kiểm định F ( Table 10 ) cho thấy mức ý nghĩa = 0,000. Như vậy, mô hình hồi quy phù hợp.

Table 10 Kết quả kiểm định F
ANOVAa
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Giá trị Sig.
1 Hồi quy 39,242 3 13,081 92,161 ,000b
Phần dư 25,406 179 ,142
Tổng cộng 64,648 182
Table 11 Bảng trọng số hồi quy
Coefficientsa
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị T Mức ý nghĩa Sig. Thống kê cộng tuyến
Std. Error Beta Dung sai VIF
1 (Hằng số) 2,316 ,123 18,888 ,000
KTNONBIG4 ,502 ,076 ,371 6,624 ,000 ,699 1,432
KTBIG4 ,703 ,091 ,413 7,730 ,000 ,770 1,299
KSNB ,275 ,039 ,400 7,064 ,000 ,684 1,462

Kiểm định giả thuyết H1 : Kiểm toán non-Big4 tác động cùng chiều đến CLTT BCTC

Table 11 cho thấy giá trị Sig. của biến Kiểm toán non-Big4 = 0,000 < mức ý nghĩa thống kê = 5%. Điều này chứng tỏ giả thuyết H 0 bị bác bỏ. Bên cạnh đó, biến này có tác động cùng chiều đến tính Thích đáng CLTT BCTC vì trọng số hồi quy mang giá trị dương (β= 0,502) cho phép chúng ta chấp nhận hoàn toàn giả thuyết H1. Với mức ý nghĩa thống kê= 5%, các DNN&V có thực hiện kiểm toán bởi các công ty ngoài Big4 thì CLTT BCTC sẽ tăng thêm 0,371 điểm so với các đơn vị còn lại.

Kiểm định giả thuyết H2: Kiểm toán Big4 tác động cùng chiều đến CLTT BCTC.

Table 11 cho thấy giá trị Sig. của biến Kiểm toán ngoài Big4 = 0,000 < mức ý nghĩa thống kê = 5%. Điều này chứng tỏ giả thuyết H 0 bị bác bỏ. Bên cạnh đó, biến này có tác động cùng chiều đến tính Thích đáng CLTT BCTC vì trọng số hồi quy mang giá trị dương (β= 0,703) cho phép chúng ta chấp nhận hoàn toàn giả thuyết H2. Với mức ý nghĩa thống kê= 5%, các DNN&V có thực hiện kiểm toán bởi các công ty thuộc Big4 thì CLTT BCTC sẽ tăng thêm 0,413 điểm so với các đơn vị còn lại.

Kiểm định giả thuyết H3 : Hiệu quả của HTKSNB có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC.

Table 11 cho thấy giá trị Sig. của biến BCTC được kiểm toán= 0,000 < mức ý nghĩa thống kê = 5% chứng tỏ giả thuyết H 0 bị bác bỏ. Bên cạnh đó vì trọng số hồi quy mang giá trị dương (β= 0,275) cho phép chúng ta chấp nhận hoàn toàn giả thuyết H3. Với mức ý nghĩa thống kê= 5%, CLTT BCTC sẽ tăng lên 0,400 điểm tương ứng với mỗi điểm tăng thêm của hiệu quả HTKSNB.

Mô hình hồi quy

Table 11 cho thấy VIF của các biến đều rất thấp (<2), vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra. Kế tiếp, tác giả dựa vào trọng số hồi quy β ( Table 11 ) để xây dựng Mô hình hồi quy bội nhằm xem xét và so sánh mức độ tác động của các biến phụ th uộc và biến độc lập. Mô hình hồi quy tuyến tính được rút ra như sau:

CLTT BCTC = 2,316 + 0,502 KTNONBIG4 + 0,703 KTBIG4+ 0,275 KSNB

Với : CLTT BCTC: chất lượng thông tin BCTC; KTNONBIG4: Kiểm toán bởi các công ty ngoài Big4; KTBIG4: Kiểm toán bởi các công ty thuộc Big4; KSNB: hiệu quả của HTKSNB

Mô hình hồi quy tuyến tính từ SPSS cho thấy có tổng cộng có 3 nhân tố tác động đến tính CLTT BCTC là Kiểm toán bởi các công ty ngoài Big4, Kiểm toán bởi các công ty thuộc Big4 và Hiệu quả của HTKSNB.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số xác định R 2 = 0,417 và R 2 adj = 0,372 ( Table 9 ). Điều này cho thấy các biến độc lập giải thích được đến 37,2% biến thiên của biến phụ thuộc.

KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DNN&V tại Việt Nam theo kết quả khảo sát được đánh giá với số điểm bình quân là 3,49/5 điểm với điểm số các thành phần như sau:

  • Thành phần Các thuộc tính gia tăng CLTT BCTC được đánh giá khả quan nhất với số điểm bình quân là 3,94. Điều này cho thấy BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay đều đạt được mức độ khá tốt ở khía cạnh So sánh, Kịp thời, Kiểm chứng và Có thể hiểu được.

  • Thành phần Thích đáng được đánh giá với số điểm bình quân là 3,43 cho thấy BCTC trong các DN hiện nay chưa được đánh giá cao ở khía cạnh Giá trị dự đoán (3,33 điểm) và Giá trị xác nhận (3,54 điểm). BCTC vẫn chưa cung cấp đầy đủ những cơ hội và rủi ro để các đối tượng sử dụng ra quyết định và tiên đoán các kết quả tương lai của DN. Bên cạnh đó, BCTC cũng phản ánh chưa thật xác đáng toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và cũng chưa chú trọng đến việc trình bày tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý.

  • Thành phần Trình bày trung thực được đánh giá ở mức độ thấp nhất trong các thành phần trên với số điểm bình quân là 3,31 điểm và thực sự là một kết quả đáng để suy ngẫm. Sở dĩ thành phần này có giá trị thấp là bởi vì khía cạnh Trung lập của CLTT BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức thấp với số điểm là 2,41/5. Kết quả khảo sát cho thấy việc lập BCTC trong các DN còn chịu nhiều sự tác động của việc khai báo thuế, của định hướng từ phía nhà quản trị và sự độc lập của người làm công tác KT trong các DN tại Việt Nam hiện nay là vấn đề cần phải được xem xét.

Đối với mô hình các nhân tố, nghiên cứu đã khẳng định tác động của nhân tố Kiểm toán và Hiệu quả HTKSNB đến CLTT BCTC, trong đó điểm mới của nghiên cứu này chính là so sánh mức độ tác động của Kiểm toán ngoài Big4 và Kiểm toán Big đối với CLTT BCTC. Cụ thể, dựa vào hệ số Beta đã chuẩn hóa, rõ ràng là Kiểm toán Big4 có tác động mạnh hơn Kiểm toán ngoài Big4 (Beta đã chuẩn hóa bằng 0,413 so với 0,371). Nội dung mô hình hồi quy và hệ số Beta chưa chuẩn hóa cho thấy các đơn vị được kiểm toán bởi các công ty Big4 thì CLTT BCTC sẽ cao hơn so với các đơn vị còn lại là 0,703 điểm và các đơn vị được kiểm toán bởi các công ty ngoài Big4 thì CLTT BCTC sẽ cao hơn so với các đơn vị còn lại là 0,502 điểm. Đối với KSNB, nếu hiệu quả HTKSNB của đơn vị tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC của đơn vị cũng tăng thêm 0,275 điểm.

Dựa trên thực trạng của CLTT BCTC và kết quả phân tích mô hình hồi quy, tác giả đưa ra các gợi ý sau để gia tăng CLTT BCTC:

Nâng cao CL kiểm toán: Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật kiểm toán cụ thể là cần ban hành khung giá phí kiểm toán. Cần gia tăng kiểm soát CL kiểm toán từ bên ngoài với sự tham gia của Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề..

Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTKSNB : Các nhà quản trị bao gồm các nhà điều hành hoạt động DN cần định hướng rõ vai trò và quan điểm của mình đối với CLTT BCTC; am hiểu và kiểm soát được thông tin tài chính của đơn vị mình; xác định rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao CLTT BCTC và xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện nghiêm túc việc tuân thủ các qui định chế độ hiện hành về KT. Cần có cơ chế giám sát việc thiết lập và hoạt động của HTKSNB trong các đơn vị theo quy định tại Điều 39 của Luật Kế toán Việt Nam.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG – HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2018-34-07.

DANH MỤC TIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

CLTT : Chất lượng thông tin

DN : Doanh nghiệp.

DNN&V : doanh nghiệp nhỏ và vừa

FASB : Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Hoa Kỳ (The Financial Accounting Standards Board)

HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ

IASB : Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board)

Kiểm toán Big4 : Kiểm toán bởi Big4

Kiểm toán non-Big4 : Kiểm toán ngoài Big4

KSNB : Kiểm soát nội bộ

KT : Kế toán

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả đã xây dựng thang đo CLTT BCTC trên cơ sở tuân thủ hoàn toàn khái niệm CLTT BCTC theo khuôn mẫu của FASB & IASB 2018. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tiến hành đo lường CLTT BCTC trên cơ sở gán trọng số cho các thuộc tính chất lượng nền tảng của CLTT BCTC. Tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy cho thấy mức độ tác động của nhân tố Kiểm toán độc lập, bao gồm Kiểm toán ngoài Big4 (Kiểm toán non-Big4), Kiểm toán bởi Big4 (Kiểm toán Big4) và Hiệu quả của HTKSNB đến CLTT BCTC, trong đó so sánh mức độ tác động giữa Kiểm toán non-Big4 và Kiểm toán Big4 đến CLTT BCTC là điểm mới tiêu biểu của nghiên cứu này.

References

  1. Ahmad N.O.. Accounting Information Qualititative Characteristics Gap: Evidence from Jordan. International Management Review. 2007;3(2):26-32. Google Scholar
  2. Ferdy B., Geert B., Suzanne B.. Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics. [Online][cited 2018 Dec 21]. . 2009;:. Google Scholar
  3. Thuần P.Q.. Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các DN tại Việt Nam. Luận Án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM. 2016;:. Google Scholar
  4. George E.I.. Accounting disclosures, accounting quality and conditional and unconditional conservatism. International Review of Financial Analysis. 2011;20:88-102. Google Scholar
  5. IASB. Conteptual Framework for Financial Reporting 2018. IFRS Foundation. 2018;:10-17. Google Scholar
  6. Chính phủ. Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. [Online] [cited 2019 Dec 16]. . 2018;:. Google Scholar
  7. Constant Djama. Fraude à l’information comptable et financière: le rôle des autorités de régulation. Comptabilité Contrôle Audit, Association Francophone de Comptabilité. [Online][cited 2019 Dec 19]. . 2008;:. Google Scholar
  8. Cecilia L.K., Nunuy N.A.. Does Quality of Financial Statement Affected by Internal Control System and Internal Audit?. International Journal of Economics and Financial Issues. 2017;7(2):568-573. Google Scholar
  9. Hưng N.X., Thuần P.Q.. Tác động của các nhân tố bên ngoài DN đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính. Tạp chí Phát triển kinh tế. 2016;(2):24-35. Google Scholar
  10. COSO-Committee of Sponsoring Organization. Internal control – Intergrated framework. Publisher: American Institute of CPAs. . 2013;:. Google Scholar
  11. Thọ N.D.. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động- Xã hội. 2011;:349-363. Google Scholar
  12. H. Trọng, Ngọc C.N.M.. Phân tích dữ liệu với SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức. 2008;:139-170. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 2 (2020)
Page No.: 754-766
Published: Jun 30, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i2.632

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Thuan, P. (2020). Impact of auditors and internal control effectiveness on the financial reporting quality in small and medium-sized enterprises in Vietnam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(2), 754-766. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i2.632

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 744 times
Download PDF   = 353 times
View Article   = 0 times
Total   = 353 times