Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Commentaries

HTML

2043

Total

607

Share

Student holistic development through short-term student mobility activities






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Many studies have proven the positive impacts of student mobility on learner development. In general, student mobility may take place in two main forms: (1) learning abroad for a degree; (2) short-term mobility with a duration from some days to some weeks under different activities such as credit transfer, faculty-led study tour, and internship. In reality, the number of short-term mobility programs has dramatically increased globally to meet the needs of those who cannot afford overseas degree programs for financial, medical, family reasons, or the like. While learning abroad for degrees is relatively suitable to some specific learners, the above-mentioned mobility activities are generally easier for schools to organize, more accessible to learners as well as contribute significantly to student holistic development. Students of the University of Economics and Law, especially those in high-quality programs, are expected and encouraged to participate in different kinds of short-term student mobility programs. This paper focuses on presenting the impacts of short-term student mobility on student holistic development, illustrating the best practices from the University of Economics and Law and suggests some implications to foster short-term mobility in higher education institutions.

TỔNG QUAN

Trong những năm gần đây, việc tăng cường đưa sinh viên tham gia các hoạt động trải nghiệm quốc tế đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ các trường đại học trên khắp thế giới. Nhiều cơ sở giáo dục xác định nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động trải nghiệm quốc tế cho sinh viên là một yêu cầu thiết yếu trong quá trình quốc tế hoá trường đại học với mục tiêu giúp người học phát triển toàn diện tất cả các mặt, từ năng lực cá nhân, năng lực liên văn hoá, năng lực toàn cầu đến gia tăng khả năng tìm kiếm việc làm 1 . Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của trải nghiệm quốc tế lên sự phát triển năng lực người học. Ban đầu các công trình tập trung tìm hiểu và nhận thấy lợi ích rất lớn từ các hoạt động quốc tế lên năng lực ngoại ngữ của sinh viên, về sau, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa các hoạt động trải nghiệm và sự phát triển năng lực cá nhân, sự cải thiện đáng kể về kiến thức chuyên môn cũng như các năng lực hội nhập 2 , 3 . Các nghiên cứu gần đây cho thấy các chuyến trải nghiệm ngắn ngày tại nước ngoài cũng mang lại kết quả tích cực tương tự đến người học như việc du học toàn thời gian với mục đích nhận bằng từ các cơ sở giáo dục nước ngoài 4 , 5 . Độ dài hay ngắn của trải nghiệm quốc tế thực sự không mang lại những ảnh hưởng khác biệt đáng kể lên năng lực của người tham gia mà quan trọng là thiết kế của chuyến đi sẽ quyết định kết quả đem lại. Kết quả của các nghiên cứu này và các nghiên cứu tương tự, cùng với các nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính sách khác đã góp phần gia tăng đáng kể các hoạt động trải nghiệm quốc tế tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ, theo số liệu nghiên cứu của dự án Open Doors 6 , trong năm 2014-2015, có đến 63% sinh viên Mỹ thực hiện các chuyến đi trải nghiệm quốc tế do trường đại học của họ tổ chức, tăng 6.5 % so với giai đoạn 5 năm trước đó. Cũng trong năm 2015, có đến hơn 30,000 sinh viên từ các trường đại học của Úc tham gia các chương trình trải nghiệm quốc tế. Mặc dù chỉ chiếm 11% số người học, con số này đã tăng gấp 4 lần so với khoảng thời gian 10 năm trước đó 7 . Xu hướng này cũng đang được đón nhận rất tích cực tại các quốc gia Châu Á. Một điều đáng lưu ý là mục tiêu của các chuyến đi không chỉ còn là để nâng cao năng lực ngoại ngữ, trang bị năng lực xuyên văn hoá, bổ sung kiến thức hay để nâng cao hiểu biết về các quốc gia trong khu vực mà nay đã được mở rộng nhằm phục vụ góp phần nâng cao năng lực công dân toàn cầu của người học và giúp họ phát triển một cách toàn diện 8 .

Theo các nghiên cứu trước đây 9 , 10 , 11 , các trải nghiệm quốc tế ngắn hạn có thể đem lại các tác động lên 4 mặt chính như sau:

Thứ nhất, về mặt chuyên môn

Ngoài lợi ích về năng lực ngoại ngữ mà sinh viên có thể đạt được sau các chuyến đi, nhận thấy việc tham gia trải nghiệm quốc tế trong quá trình học tập giúp phát triển khả năng tư duy của người học 12 . Ngoài ra, người học đã từng tham gia trao đổi hoặc thực tập tại nước ngoài thường có điểm trung bình học tập cao hơn người học chưa từng thực hiện bất kỳ hoạt động trải nghiệm quốc tế nào trong quá trình học tập 13 , 14 . Sinh viên cũng có khuynh hướng học tiến bộ hơn sau các chuyến đi 15 . Một số nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tham gia trải nghiệm quốc tế với sự gia tăng mối quan tâm đến các chương trình sau đại học 16 . Tham gia trải nghiệm quốc tế giúp phát triển kỹ năng học tập suốt đời, khả năng tư duy độc lập và khả năng tự chủ của người học, giúp sinh viên có tư duy phản biện và kỹ năng nghiên cứu tốt hơn 17 , 18 .

Thứ hai, về phương diện văn hoá và năng lực hội nhập

Nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ đo lường đánh giá tác động của các trải nghiệm quốc tế lên năng lực cảm nhận và khoan dung đối với khác biệt văn hoá của người học như GPI (Global Perspectives Inventory), ILO (Intercultural Learning Outcomes) hay CCAI (Cross Cultural Adaptability Inventory) đều cho thấy kết quả tương thích rằng trải nghiệm quốc tế, dù ngắn hay dài, đều tác động rất tích cực đến sự phát triển toàn diện của cá nhân, đặc biệt là ở phương diện văn hoá. Sinh viên được phát triển đa dạng năng lực toàn cầu và liên văn hoá thông qua quá trình tìm hiểu, hiểu biết sự đa diện và phức tạp của các vấn đề quốc tế. Họ học được cách áp dụng kiến thức và kỹ năng trong môi trường quốc tế, sử dụng ngoại ngữ để giải quyết các vấn đề liên quan và hợp tác với bạn bè, đồng nghiệp từ các nền văn hoá khác 19 , 20 . Ngoài ra, nó cũng giúp người học cởi mở hơn đối với sự khác biệt và học cách dung hoà sự mâu thuẫn do khác biệt văn hoá 21 , 22 . Quan trọng hơn, sinh viên còn có những sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, trở nên có trách nhiệm hơn đối với các vấn đề xã hội, có tầm nhìn rộng hơn, thân thiện cởi mở hơn, trưởng thành hơn, từng bước tiến đến trở thành công dân toàn cầu 23 .

Thứ ba, về phát triển bản thân

Xét về phương diện cá nhân, có những số liệu chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tham gia các chương trình trải nghiệm quốc tế với sự tự tin, độc lập và sở hữu các kỹ năng ở sinh viên. Sự phát triển này rất quan trọng để người học có thể độc lập làm việc và đạt thành quả cao trong học tập. Quá trình tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường sống và học tập, giải quyết những bất đồng trong hành trình, cho dù trong thời gian ngắn, giúp người học có thêm kinh nghiệm sống và trang bị kỹ năng giải quyết xung đột 24 .

Thêm vào đó, các trải nghiệm nâng cao thái độ, nhận thức và kiến thức của sinh viên về đa văn hoá và giảm chủ nghĩa dân tộc 18 , 25 . Những người từng đi du học hay có nhiều trải nghiệm quốc tế thường giỏi giải quyết các thách thức học thuật hay cá nhân 12 .

Thứ tư, về phương diện nghề nghiệp

Nghiên cứu từ Ingraham 13 cho thấy trải nghiệm quốc tế hỗ trợ người học ra quyết định tốt hơn về lựa chọn nghề nghiệp. Tương tự, 63% người tham gia nghiên cứu do Dwyer 2 tiến hành cũng phản hồi rằng trải nghiệm nước ngoài ảnh hưởng đến quyết định thay đổi ngành học và lựa chọn nghề của họ. Khảo sát từ dự án Erasmus 26 cho biết 87-92% sinh viên từng tham gia trao đổi có thể xác định rất rõ ràng về việc làm tương lai. Mặt khác, có đến 69% sinh viên Úc tham gia nghiên cứu 15 đánh giá rằng kinh nghiệm họ có được sau các chuyến đi trải nghiệm là rất đáng giá đối với họ, giúp họ có thêm động cơ và nhiệt huyết trong chọn lựa nghề nghiệp. Các kỳ thực tập tại nước ngoài cũng được đánh giá là đã cung cấp cho sinh viên cái nhìn rõ nét về ngành nghề họ chọn lựa 12 .

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một khi đã tham gia trải nghiệm thông qua các chương trình ngắn hạn, sinh viên có khuynh hướng tiếp tục tìm kiếm và tham gia vào các trải ngiệm khác hoặc nỗ lực tìm kiếm các cơ hội tham gia chương trình dài hơn 2 , 27 , 28 . Tất cả các nghiên cứu có liên quan đều nhấn mạnh rằng người học đạt được sự tự tin cần thiết để thực hiện các chuyến trải nghiệm dài hơn, xa hơn. Sinh viên cũng có được các mối quan hệ phục vụ cho công viêc, hiểu biết thêm về ngành nghể và xu hướng nghề nghiệp trên thế giới. Đồng thời, sinh viên trở nên có trách nhiệm hơn, linh hoạt hơn cũng như rèn luyện cho bản thân kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp hiệu quả và cách thức quản lý thời gian hiệu quả nhất.

Một nghiên cứu thực hiện khảo sát đối tượng sinh viên Châu Âu đã cho kết quả như sau: gần 61% người đã từng tham gia giao lưu, trao đổi hoặc thực tập, thực tế tại nước khác khẳng định họ được tuyển dụng nhờ đã có kinh nghiệm quốc tế; 45% sinh viên Mỹ và 44% Úc phản hồi tương tự 26 , 15 . Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy nhà tuyển dụng thường có đánh giá cao các ứng viên đã có kinh nghiệm học tập, giao lưu tại nước ngoài vì cho rằng các ứng viên này có tư duy cởi mở, nhiều sáng tạo, linh hoạt, khoan dung với những khác biệt, dễ thích nghi, khả năng đồng cảm cao, có tinh thần trách nhiệm và biết tôn trọng đối với sự khác biệt 29 . Các phẩm chất này được xem là rất cần thiết để thành công trong công việc, đặc biệt đối với những công việc đòi hỏi sự tiếp xúc liên văn hoá. Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Brandenburg 26 , có đến 1/3 người học được nhận làm vào chính đơn vị họ thực tập tại nước ngoài và một số người học đã nắm bắt được các khả năng, cơ hội có được trong quà trình thực tập để khởi nghiệp. Cụ thể, theo nghiên cứu, 1/10 SV Châu Âu đã từng thực tập tại nước ngoài khởi nghiệp thành công.

THỰC TẾ TRIỂN KHAI TẠI T RƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Những kết quả đạt được

Nhận thức tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm quốc tế đối với sự phát triển toàn diện của sinh viên, trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế - Luật đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu, trao đổi, thực tập, thực tế tại nước ngoài cho sinh viên.

Trước hết, nhà trường tăng cường bồi dưỡng và tài trợ đưa sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật tại nước ngoài để sinh viên có cơ hội học hỏi thêm từ bạn bè quốc tế thông qua các cuộc thi. Sinh viên Trường đã tham gia nhiều cuộc thi tại các nước như: Phiên toà giả định tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Miama, Công nghệ thông tin tại Hàn Quốc… và đạt được những thành tích đáng khích lệ, trở thành các tấm gương sáng cho các thế hệ sinh viên sau, giúp các em có thêm sự tự tin và thêm bản lĩnh trong tương tác quốc tế.

Đối với hoạt động thực tập tại nước ngoài cho sinh viên, thông qua nhiều mối quan hệ của các giảng viên cũng như hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp đa quốc gia, sinh viên được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiêp trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào… Thông qua phản hồi từ đối tác nhận sinh viên thực tập ở các nước, nhà trường đã nhận thấy những thiếu hụt về thái độ, kỹ năng của sinh viên và có giải pháp rèn luyện, bồi dưỡng bổ sung. Ví dụ, năm 2017, đối tác doanh nghiệp tại Malaysia đã có phản hồi về việc hai thực tập sinh của trường, mặc dù có hiệu suất làm việc khá tốt, nhưng thiếu gọn gàng trong sắp xếp bàn làm việc và thiếu cởi mở trong giao tiếp với đồng nghiệp. Năm 2018, phản hồi của doanh nghiệp ở Thái Lan cũng cho thấy thực tập sinh viết email trao đổi công việc chưa đạt mức chuyên nghiệp cần thiết. Từ các phản hồi, nhà trường đã đề nghị các Khoa đào tạo bổ sung một số nội dung cần thiết trong chương trình đào tạo.

Đối với việc sinh viên tham gia các hoạt động giao lưu và trao đổi tại nước ngoài, nhà trường tích cực hợp tác quốc tế, tham gia các dự án trao đổi song phương, đa phương và hỗ trợ thêm một phần kinh phí nhằm khuyến khích sinh viên tham gia. Tương thích với kết quả của những nghiên cứu, các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật đã giúp cho sinh viên của Trường sinh viên tham gia đã có sự phát triển toàn diện các mặt, hội đủ các phẩm chất của công dân toàn cầu, sẵn sàng hội nhập vào môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc gia. Sự thành công của các sinh viên đi trước đã thành động lực cho sinh viên các thể hệ sau của Trường phấn đấu học tập, rèn luyện và tìm kiếm các cơ hội trải nghiệm quốc tế.

Từ kết quả của các nghiên cứu trên thế giới, nhận thấy hoạt động thực tế tại nước ngoài có thể đem lại những thay đổi đáng kể về thái độ, kỹ năng và kiến thức của sinh viên, nhà trường chủ trương đưa sinh viên các lớp chất lượng cao đi thực tế ngắn hạn tại nước ngoài dưới sự hướng dẫn của giảng viên, bắt đầu triển khai từ năm 2016. Hai chuyến đi đầu tiên được tổ chức theo đặt hàng với công ty du lịch đã không mang lại kết quả mong muốn vì sinh viên chỉ đóng vai trò của khách du lịch, không đóng vai trò tích cực với công tác chuẩn bị của chuyến đi, thiếu tương tác với người bản xứ, thiếu hoạt động chung với bạn cùng trang lứa tại nước ngoài và ít gắn với hoạt động chuyên môn. Do đó, cũng trong năm 2016, Trường điều chỉnh mục tiêu và cách thức tổ chức các chuyến đi. Thông qua hợp tác với đối tác là các trường đại học, Trường trao quyền cho sinh viên trực tiếp làm việc với sinh viên trường đối tác để thiết kế nội dung giao lưu, trao đổi và tìm hiểu văn hoá của chuyến đi dựa trên khung chương trình do Trường yêu cầu và thực hiện mọi công tác tổ chức trong khi giảng viên phụ trách nội dung học thuật gắn với môn học và các phòng ban, đặc biệt là hòng Quan hệ đối ngoại, hỗ trợ khi cần thiết. Khi chuyển đổi từ vị trí của người tiếp nhận sang vai trò của những người quyết định sự thành bại của chuyến đi, sinh viên đạt được những thay đổi to lớn. Đa số sinh viên chưa từng có cơ hội đi nước ngoài, nay học cách ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tìm hiểu và thiết kế lộ trình chuyến đi, sử dụng ngoại ngữ để trao đổi và đàm phán với bạn quốc tế về nội dung hoạt động, tính toán để tiết kiệm chi phí và quản lý hiệu quả thời gian để tối ưu hoá chuyến đi. Đồng thời, các em học được cách hợp tác chặt chẽ để tránh rủi ro, cách xử lý tình huống trong chuyến đi, dung hoà các xung đột vì những khác biệt… Các em cũng định vị được bản thân trong tương quan với bạn bè quốc tế, có thêm sự tự tin hoặc nhận thức được điều cần cải thiện. Ngay cả những sinh viên đã từng có nhiều cơ hội đi nước ngoài trước đây cũng thừa nhận mình đã trưởng thành hơn rất nhiều sau chuyến đi trong khuôn khổ chương trình đào tạo của Trường. Thêm vào đó, chi phí cho các chuyến đi được tổ chức thông qua hợp tác với các đối tác học thuật khá hợp lý, phù hợp với đa số sinh viên các lớp chất lượng cao của Trường nên đã thu hút được ngày càng nhiều sinh viên tham gia.

Theo số liệu thống kê, năm học 2016-2017, Trường đã tổ chức cho 446 sinh viên chất lượng cao đi thực tế ngắn hạn, năm học 2017-2018 là 489 sinh viên và năm học 2018-2019 là 518 sinh viên. Dự kiến số lượng này sẽ tăng mạnh trong các năm học sau. Viêc đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm và mở rộng đối tác của trường đã và đang tác động rất tích cực đến số lượng sinh viên quan tâm tham gia.

Năm 2019, trên cơ sở các thành tựu đạt được trong hoạt động hợp tác quốc tế, Trường ĐH Kinh tế-Luật khuyến khích các khoa đào tạo đưa sinh viên ra nước ngoài học một số học phần, kết hợp với hoạt động thực tế, giao lưu văn hoá… Đã có gần 100 sinh viên Khoa Hệ thống thông tin quản lý và Khoa Kế toán - Kiểm toán tham gia học tập 3 học phần tại Thái Lan và Singapore. Giữa năm 2020, theo kế hoạch, sinh viên Khoa Luật và Luật Kinh tế sẽ theo học 2 học phần tại Đài Loan. Dự báo cho thấy xu hướng này sẽ còn tăng mạnh sau khi Trường và các Khoa đào tạo đầu tư hơn về mặt tổ chức, nội dung chương trình.

Một số tồn tại khi triển khai

Trong quá trình triển khai tổ chức cho sinh viên trải nghiệm ngắn hạn tại nước ngoài với nhiều hoạt động, Trường Đại học Kinh tế-Luật nhận thấy một số tồn tại có thể cản trở sự thành công của các hoạt động này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mặt chủ trương của nhà trường, theo phản hồi từ cố vấn học tập của các lớp chất lượng cao, hiện tại đối với hình thức thực tế tại nước ngoài, sinh viên chưa được tính điểm chính thức nên nhiều trường hợp còn do dự chưa tham gia. Theo kinh nghiệm từ một số trường đối tác, trải nghiệm quốc tế ngắn ngày được chính thức đưa vào chương trình đào tạo như một môn học, chiếm từ 2 đến 3 tín chỉ nên số sinh viên tham gia đạt mức độ gần như tuyệt đối.

Thứ hai, luân chuyển sinh viên đến một số nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia có kinh phí hợp lý hơn một số nước khác như Philippines, Indonesia nên hiện tại sinh viên của Trường đều lựa chọn đi các khu vực này. Trong khi đó, việc tổ chức đại trà sinh viên sang các nước Châu Á phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hay sang các nước phát triển ở các châu lục khác đang gặp khó khăn hơn về thủ tục và kinh phí. Thực tế triển khai tại trường Đại học Kinh tế-Luật cho thấy, mặc dù nhà trường đã nỗ lực đàm phán hợp tác với nhiều đối tác tại Philipines, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ hay Úc, sinh viên vẫn không lựa chọn di chuyển đến các quốc gia này, chủ yếu do trở ngại về thủ tục xin visa và vướng mắc về tài chính.

Thứ ba, cần đánh giá được chính xác hơn sự thay đổi về kỹ năng, thái độ mà sinh viên đạt được sau các hoạt động trải nghiệm quốc tế làm minh chứng thuyết phục sự quan tâm sâu rộng hơn của đa số sinh viên và phụ huynh. Hiện tại, sinh viên mặc dù 100 % đều phản hồi rất tích cực nhưng đa số khá chung chung như “chuyến đi mang lại những thay đổi lớn cho bản thân”, “tuyệt vời” hay “em đã hoàn toàn thay đổi sau chuyến đi”.

Thứ tư, để có thể thường xuyên và định kỳ đại trà tổ chức đưa sinh viên thực hiện các hoạt động trải nghiệm ngắn hạn cần có sự hợp tác rất tích cực từ các trường đối tác, thông thường là từ bộ phận đối ngoại, vốn luôn luôn quá tải trong công tác tiếp đoàn. Do đó, cần có biện pháp thiết thực để giảm tải công việc cho đối tác trong khi vẫn đảm bảo công tác tổ chức đoàn đi, tránh trường hợp đối tác từ chối nhận đoàn do mật độ đi dày đặc.

Thứ năm , cơ hội nhận tài trợ toàn phần cho các chương trình giao lưu, trao đổi (ví dụ Erasmus, AUN-ACTS…) hay các cơ hội thực tập tại nước ngoài thường không nhiều so với nhu cầu rất cao, đòi hỏi sự đầu tư cao cho công tác tìm kiếm nguồn tài trợ.

ĐỀ XUẤT

Từ thực tiễn triển khai tại Trường ĐH Kinh tế - Luật và theo kết quả từ những nghiên cứu trình bày ở trên, để thúc đẩy hoạt động thực tập, kiến tập và trao đổi sinh viên quốc tế, các đề xuất sau đây nên được cân nhắc thực hiện:

Thứ nhất, hoạt động trải nghiệm quốc tế nên được thiết kế trở thành một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo, ít nhất là đối với chương trình chất lượng cao hay chương trình tiên tiến.

Thứ hai, các trường cần tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ mạng lưới đối tác cho nhau, đặc biệt, cần nỗ lực đàm phán để giảm chi phí cho sinh viên và tạo thêm cơ hội cho sinh viên.

Thứ ba, sinh viên cần đóng vai trò chủ động và quyết định trong công tác tổ chức chương trình thực tế tại nước ngoài dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của giảng viên, khoa đào tạo hay các phòng ban chức năng để các em có thể phát huy tối đa năng lực và phát triển toàn diện.

Thứ tư , cần xây dựng một mạng lưới đại sứ sinh viên kết nối giữa các trường đối tác nhằm hỗ trợ đoàn đến hoặc đi. Việc này có thể giúp tránh gây sự quá tải ở đối tác, vốn là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho hoạt động nhận đoàn.

Thứ năm, cần nghiên cứu áp dụng công cụ đánh giá phù hợp để đo lường kết quả sau các chuyến đi. Ví dụ, Global Perspective Inventory (GPI) hiện đang được dùng phổ biến 30 vì có thể đo lường được toàn diện mức độ thay đổi của sinh viên, từ thay đổi trong nhận thức, kiến thức, các kỹ năng hội nhập, trách nhiệm đối với xã hội, nhạy cảm văn hoá, khả năng độc lập tư duy và ở cả phương diện phát triển bản thân như khả năng tự nhận thức, chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt…

KẾT LUẬN

Số lượng các chương trình trải nghiệm ngắn hạn đang gia tăng nhanh trên khắp thế giới để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận đáng kể sinh viên chưa hoặc không đủ điều kiện du học dài hạn vì lý do tài chính, gia đình, sức khoẻ hay nhiều lý do khác. Các chương trình này dễ tổ chức, dễ tiếp cận hơn cho sinh viên và góp phần phát triển toàn diện người học. Nhìn chung, trải nghiệm quốc tế dù theo hình thức nào cũng mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân người tham gia. Trong khi hình thức du học nước ngoài chỉ khả thi đối với một số trường hợp cụ thể, hình thức trải nghiệm ngắn hạn tại nước ngoài lại có thể thực hiện đại trà với các lợi ích không thua kém. Những hoạt động như giao lưu, trao đổi, thực tập, thực tế tại nước ngoài có thể giúp các cơ sở đào tạo phát triển toàn diện người học, từ góc độ chuyên môn học thuật, kỹ năng, ngoại ngữ để hướng người học trở thành công dân toàn cầu, đạt được sự phát triển ở bản thân người học lẫn cung cấp cho họ cơ hội việc làm tốt hơn. Thực tế triển khai tại Trường ĐH Kinh tế - Luật đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên, để đạt được những lợi ích toàn diện, bài viết đưa ra một số đề xuất và kiến nghị nhằm có thêm nghiên cứu chuyên sâu, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam./.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Tác giả chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung bài báo

References

  1. Gribble C., Coelen R.. Introduction. In: Internationalization and Employability in Higher Education. . 2019;:. PubMed Google Scholar
  2. Dwyer M.J.. More Is Better : The Impact of Study Abroad Program Duration. Front Interdiscip J study abroad. 2004;:. Google Scholar
  3. Steinberg M.. Involve Me and I Will Understand: Academic Quality in Experiential Programs Abroad. Front Interdiscip J Study Abroad. 2002;:. Google Scholar
  4. Morris J., Kehl K.. Differences in global-mindedness between short-term and semester-long study abroad participants at selected private universities. Interdiscip J study abroad. 2007;:. Google Scholar
  5. Walters C., Charles J., Bingham S.. Impact of short-term study abroad experiences on transformative learning: A comparison of programs at 6 weeks. J Transform Educ. 2017;:. Google Scholar
  6. Education I. Open Doors report. . 2016;:. Google Scholar
  7. Newcastle A.. Learning abroad 2015. Australian Universities International Directors Forum. . 2015;:. Google Scholar
  8. Walters C., Charles J., Bingham S.. Impact of Short-Term Study Abroad Experiences on Transformative Learning: A Comparison of Programs at 6 Weeks. Clayton State University. 2016;:. Google Scholar
  9. Lewin R.. Transforming the Study Abroad Experience into a Collective Priority. Peer Rev. 2009;:. Google Scholar
  10. Campbell K.. Short-term study abroad programmes: objectives and accomplishments. J Int Mobil. 2016;:. Google Scholar
  11. Pajkossy T., Kolb D.M.. Double layer capacitance of the platinum group metals in the double layer region. Electrochem commun. 2007;:. Google Scholar
  12. Tarrant M.A., Rubin D.L., Stoner L.. The effects of studying abroad and studying sustainability on students' global perspectives. Front Interdiscip J Study Abroad. 2015;:. Google Scholar
  13. Ingraham E.C., Peterson D.L.. Assessing the Impact of Study Abroad on Student Learning at Michigan State University. Front Interdiscip J Study Abroad. 2004;10(1):83-100. Google Scholar
  14. Malmgren J., Galvin J.. Effects of Study Abroad Participation on Student Graduation Rates: A Study of Three Incoming Freshman Cohorts at the University of Minnesota, Twin Cities. NACADA J.. 2008;:. Google Scholar
  15. Potts D.. Understanding the Early Career Benefits of Learning Abroad Programs. J Stud Int Educ. 2015;:. Google Scholar
  16. Schomburg H., Teichler U.. Employability and Mobility of Bachelor Graduates in Europe. Key Results of the Bologna Process. Rotterdam: Sense Publishers. 2011;:. Google Scholar
  17. Harrison J.K.. The relationship between international study tour effects and the personality variables of self-monitoring and core self-evaluations. Front Interdiscip J Study Abroad. 2006;:. Google Scholar
  18. Jiusto S., DiBiasio D.. Experiential learning environments: Do they prepare our students to be self-directed, life-long learners?. J Eng Educ. 2006;:. Google Scholar
  19. Chieffo L., Griffiths L.. Large-Scale Assessment of Student Attitudes after a Short-Term Study Abroad Program. Front Interdiscip J Study Abroad. 2004;:. Google Scholar
  20. Stebleton M.J., Soria K.M., Cherney B.T.. The High Impact of Education Abroad: College Students' Engagement in International Experiences and the Development of Intercultural Competencies. Frontiers: The Interdisciplinary Journal of Study Abroad. 2013;22:1-24. Google Scholar
  21. Tarrant M.A.. A conceptual framework for exploring the role of studies abroad in nurturing global citizenship. J Stud Int Educ. 2010;:. Google Scholar
  22. Kilgo C.A., J.K. Ezell, E.T. Pascarella. The link between high-impact practices and student learning: some longitudinal evidence. High Educ. 2015;69(4):. Google Scholar
  23. Tarrant M.A., Rubin D.L., Stoner L.. The Added Value of Study Abroad: Fostering a Global Citizenry. J Stud Int Educ. 2014;:. Google Scholar
  24. L. Braskamp, D.C. Braskamp, K. Merrill. Assessing Progress in Global Learning and Development of Students with Education Abroad Experiences. Interdiscip J Study Abroad. 2009;:. Google Scholar
  25. Campbell C., Walta C.. Maximising intercultural learning in short term international placements: Findings associated with orientation programs, guided reflection and immersion. Aust J Teach Educ. 2015;:. Google Scholar
  26. Brandenburg U.. Effects of mobility on the skills and employability of students and the internationaliation of higher education institutions. Publications office of the European Union, Luxembourge. 2014;:. Google Scholar
  27. Celeste G.A.. Short-term faculty-led study abroad programs enhance cultural exchange and self-awareness. Int Educ J.. 2015;:. Google Scholar
  28. T.L. Lewis, Niesenbaum R.A.. The benefits of short-term study abroad. Chron High Educ. 2005;:. Google Scholar
  29. Trooboff S., M. Vande, J. Rayman. Employer Attitudes Towards Studying Abroad. Interdiscip J Study Abroad. 2008;:. Google Scholar
  30. Engberg M.E., Fox K.. Exploring the Relationship between Undergraduate Service-Learning Experiences and Global Perspective-Taking. J Stud Aff Res Pract. 2011;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 4 No 3 (2020)
Page No.: 800-806
Published: Jul 29, 2020
Section: Commentaries
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i3.673

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
LE, T. (2020). Student holistic development through short-term student mobility activities. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 4(3), 800-806. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i3.673

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 2043 times
Download PDF   = 607 times
View Article   = 0 times
Total   = 607 times