Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1834

Total

889

Share

Analysis of factors affecting the income of agritourism farms in Lam Dong Province






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The study used descriptive statistical methods, interval regression to analyze factors affecting the income of Agritourism Farms (DLNN) in Lam Dong province. On the basis of the resource-based efficiency theory, the previous studies along with the implementation situation to propose model the factors affecting farmers' income. With valid 189 answer sheets, the study combined qualitative analysis with quantitative analysis to identify problems. The findings indicate that the income of farms engaged in agritourism is strongly influenced from group factors such as Characteristic group of household head: age, education; Farm characteristics group: area size, number of years participating in foreign tourism, foreign tourism service activities, distance; Group of social capital: trust, relationship with tourism companies, local authorities; Local authorities and Group factors supported by the state, local government: open class training knowledge on tourism, support loan assistance. In other words, from the reality of the agritourism business situation of farmers in Lam Dong province, the research results show the importance of the above group factors. This is proposing some main functions aimed at improving income for farmers doing business in foreign tourism, while contributing to the development of agritourism in Lam Dong province.

Giới thiệu

Du lịch và nông nghiệp là hai ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập đáng kể cho Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng. Tọa lạc tại phía nam Tây Nguyên, Lâm Đồng được hưởng rất nhiều lợi thế đặc biệt về mặt tự nhiên. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, là nơi hội tụ rất nhiều vùng dân cư của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau trong cả nước tạo ra sự đa dạng về phong tục, tập quán, văn hóa của nhiều vùng miền tạo điều kiện lý tưởng cho Lâm Đồng hình thành và phát triển ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao cũng như phát triển du lịch. Việc phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế của du lịch nông nghiệp là hướng đi mới mà Lâm Đồng đang hướng tới và là xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch Lâm Đồng, nó vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời cũng là giải pháp hữu ích nhằm phát triển du lịch bền vững.

Dựa vào tình hình thực tiễn về DLNN tỉnh Lâm Đồng cùng với các nghiên cứu trước về thu nhập của nông hộ kinh doanh DLNN. Nội dung bài viết tập chung vào hai vấn đề chính: nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN tại địa bàn nghiên cứu và gợi ý các hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho hộ kinh doanh DLNN tỉnh Lâm Đồng nói chung và góp phần phát triển kinh tế cho tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm

Theo Michael (1998) “Thu nhập hộ gia đình nông dân là số lượng hàng hóa và dịch vụ vật chất mà hộ gia đình nông dân có thể dùng thu nhập bằng tiền của họ mua được, với thu nhập bằng tiền là tổng số tiền mà hộ nông dân kiếm được hàng tháng, năm 1 .

Một số tác giả khác như Barbieri và Mshenga (2008); McGehee (2007) cho rằng du lịch nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động, nhưng không giới hạn, tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp. Vậy du lịch nông nghiệp là một hoạt động được thực hiện ở khu vực nông thôn, nơi tất cả các giai đoạn của nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp diễn ra 2 , 3 .

Thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN là số lượng hàng hóa và dịch vụ vật chất mà hộ gia đình nông dân kiếm được hàng tháng, năm từ hoạt động DLNN.

Lý thuyết hiệu quả dựa trên tài nguyên

Theo Mieczkowski (1995), du lịch thay thế nằm trong hệ thống du lịch hiện đại. Du lịch nông nghiệp là một trong những hình thức du lịch thay thế (Alternative Tourism) ở vùng nông thôn. Vậy DLNN là một hoạt động được thực hiện ở khu vực nông thôn, nơi tất cả các giai đoạn của nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp diễn ra 4 .

Theo Coates và McDermott (2002) thì hầu hết các tài nguyên có thể được sử dụng bằng những cách khác nhau, và một công ty có thể tìm kiếm sự cạnh tranh mới bằng cách sử dụng các lợi thế tài nguyên này theo những cách mới và biến chúng thành sản phẩm hoặc dịch vụ mới 5 . Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh dựa trên tài nguyên cho rằng bản chất và mở rộng tài nguyên của một doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của nó và kết quả là hiệu suất của nó (Lee và cộng sự (2001)) 6 . Lewis (1954), Oshima (1993) và Barker (2002) 7 , 8 , 9 cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp bao gồm: quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ, vốn vay, trình độ kiến thức nông nghiệp. Bên cạnh đó, Rojana (2013) chỉ ra rằng lòng tin, mối quan hệ với các đại lý, chính quyền địa phương, đồng nghiệp, bạn bè...có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân 10 .

Thật vậy, có nhiều nghiên cứu về thu nhập hộ nông dân kinh doanh du lịc nông nghiệp (DLNN) như Haber và Reichel (2007); Barbieri (2010); Christine Tew (2010); Hung và cộng sự (2015); Joo và cộng sự (2013); Barbieri (2008); Annamalah và cộng sự (2016); Broccardo và cộng sự (2017) ... 11 , 12 , 13 , 14 , 15 , 2 , 16 , 17 .Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân kinh doanh du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng chưa có. Vì vậy, nội dung nghiên cứu này là nhu cầu cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.

Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu

Điều tra được tiến hành vào tháng 7, 8, 9 năm 2019. Đối tượng lấy mẫu: Đại diện hộ gia đình kinh doanh DLNN (người có quyền quyết định, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh DLNN). Địa bàn nghiên cứu sẽ được chọn ở 18 xã thuộc 06 huyện của tỉnh Lâm Đồng, đây là những vùng có kết hợp du lịch và nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. Thông qua thực trạng kinh doanh DLNN và khả năng thực hiện điều tra dữ liệu, tác giả phân bố số mẫu điều tra tại các vùng theo Table 1 bên dưới:

Table 1 Mẫu nghiên cứu theo địa bàn khảo sát

Theo Tabachinick và Fidell (2007) 18 , khi sử dụng các phương pháp hồi quy, kích thước mẫu cần thiết được tính theo công thức: n ≥ 50 + 8p. Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập trong mô hình. Do đó, 17 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được đề xuất thì cỡ mẫu cần điều tra là n ≥ 50+8*17= 186 quan sát. Nghiên cứu đã phát ra 270 phiếu, thu về 225 phiếu nhưng chỉ có 189 phiếu hợp lệ. Vậy với cỡ mẫu 189 quan sát cho mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ kinh doanh DLNN tỉnh Lâm Đồng, dữ liệu đã đảm bảo thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu khảo sát tổng cộng 189 hộ kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch (dùng để phân tích và ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN).

Phương pháp nghiên cứu

Một mô hình kinh tế lượng đã được sử dụng để đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN. Một mô hình hồi quy khoảng được sử dụng, cho rằng biến phụ thuộc, tổng thu nhập hàng năm, là một khoảng. Cấu trúc của mô hình hồi quy khoảng được sử dụng dựa trên tác phẩm của Stewart (1983) và Barbieri và Mshenga (2008) 19 , 2 . Hồi quy khoảng này mô hình được viết như sau:

Tại đó:

Trong đó không được quan sát, nhưng phạm vi mà nó rơi vào dữ liệu được mã hóa theo khoảng.

Giả sử có liên quan đến biến quan sát yi như sau: 0 < < a1; a1< < a2; a2 < < a3; a3 < < + ∞

Mô hình được thiết lập:

TNH i * = β 0 + β 1 TU+ β 2 GT+ β 3 HV++ β 4 NC+ β 5 DT+ β 6 SN+ β 7 LD+ β 8 HD+ β 9 KC+ β 10 LT+ β 11 DL+ β 12 CQ+ β 13 DN+ β 14 HA+ β 15 HT+ β 16 TH+ β 17 VV +μ i

Dấu kỳ vọng β 1 , β 3 , β 4 , β 5 , β 6 , β 7 , β 8 , β 10 , β 11 , β 12 , β 13 , β 14 , β 15 , β 16 , β 17 >0; β 9 < 0 β 2 >0 hoặc <0

Figure 1 . Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình kinh doanh du lịch nông nghiệp

Các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN ( Figure 1 ) được giải thích cụ thể trong Table 2 .

Table 2 Các biến độc lập trong mô hình

Kết quả và thảo luận

Thống kê mô tả các biến

Table 3 Một số đặc điểm của hộ điều tra

Theo kết quả Table 3 cho thấy có một số điểm đáng chú ý sau:

Nhóm đặc điểm chủ hộ: hộ kinh doanh DLNN có độ tuổi trung bình là 38,89, trình độ học vấn trung bình của hộ kinh doanh DLNN là 5,82.

Đối với nhóm đặc điểm trang trại: quy mô diện tích trung bình của hộ kinh doanh DLNN là 0,6 ha, tuy nhiên hộ có quy mô diện tích lớn nhất là 1 ha, nhỏ nhất là 0,3 ha. Tỷ lệ lao động trung bình của hộ kinh doanh DLNN là 0,53% và khoảng cách đến trục đường chính của hộ DLNN là 7,48 km.

Nhóm vốn xã hội: những hộ kinh doanh DLNN có lòng tin trung bình 0,54, yếu tố mối quan hệ với các công ty du lịch, chính quyền địa phương của những hộ kinh doanh DLNN có số trung bình là 1,85 và 1,17.

Nhóm hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương: những hộ kinh doanh DLNN đền nhận đươc sự hỗ trợ từ phía nhà nước và chính quyền địa phương. Tuy nhiên sự hỗ trợ này còn chưa triệt để, thể hiện ở mức trung bình tương ứng với quảng bá hình ảnh du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch, hỗ trợ vay vốn là 0,63; 0,61; 0,31; 0,59.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN tỉnh Lâm Đồng

Table 4 Kết quả mô hình hồi quy khoảng dự đoán kết quả kinh doanh của các hộ kinh doanh DLNN.

Kết quả Table 4 cho thấy mô hình hồi quy khoảng dự đoán kết quả kinh doanh của các hộ kinh doanh DLNN là có ý nghĩa thống kê (χ 2 = 293,17, df = 17, p < 0,001). Mô hình này cho thấy một tác động đáng kể về mặt thống kê đối với các nhóm đặc điểm chủ sở hữu, đặc điểm trang trại, vốn xã hội và nhóm yếu tố hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương. Pseudo-R 2 là 0,604, chỉ ra rằng các dự đoán chiếm khoảng 60,4% của sự thay đổi trong biến kết quả tiềm ẩn, cụ thể như sau:

Nhóm yếu tố đặc điểm chủ hộ(CH) :

  • Giới tính (GT), Nghề nghiệp chính (NC) có giá trị p > 0,05 cho thấy TU và GT không có ý nghĩa thống kê;

  • Tuổi (TU), Trình độ học vấn (HV) có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). TU có mối quan hệ nghich biến với TNH, khi tuổi của chủ hộ tăng lên một đơn vị thì TN của hộ giảm 0,737 đơn vị. HV thì có mối quan đồng biến với TNH, khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm một năm thì thu nhập của hộ tăng thêm 3,223 đơn vị, trình độ học vấn cao hơn đồng nghĩa với việc chủ hộ có kinh nghiệm nhiều hơn, việc được đưa ra các quyết định về nông nghiệp, du lịch nông nghiệp sẽ hiệu quả hơn hay hộ sẽ có chuyên môn về nông nghiệp nhiều hơn, phân bổ các nguồn lực cho kinh doanh trang trại hay hiểu biết sâu sắc về trang trại của mình ảnh hưởng đến hiệu quả của họ.

Đặc điểm trang trại (TT):

  • Lao động (LD) có giá trị p > 0,05 cho thấy LD không có ý nghĩa thống kê;

  • Quy mô diện tích (DT), Số năm tham gia vào NN (SN), Hoạt động dịch vụ DLNN (HD), Khoảng cách (KC) có ý nghĩa thống kê (P < 0,05):

Yếu tố DT có mối quan hệ đồng biến với TNH, khi DT tăng thêm một đơn vị thì TNH tăng lên 33,417 đơn vị.

Yếu tố SN có mối quan hệ đồng biến với TNH, khi SN tăng thêm một đơn vị thì TNH tăng lên 1,122 đơn vị.

Yếu tố HD được xem như thành phần cốt lõi hình thành nên mô hình DLNN. Kết quả hồi quy cho thấy HD có mối quan hệ đồng biến với TNH, khi hộ tăng thêm một hoạt động dịch vụ mới để phục vụ khách du lịch thì thu nhập bình quân của hộ sẽ tăng thêm 6,565 đơn vị (giả định các yếu tố khác không đổi). Mặc dù HD ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nhưng hiện trạng cung cấp các dịch vụ phục vụ cho du khách còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, như kết quả Table 5 đa số hộ cung cấp dịch vụ tham quan, chụp ảnh (100%), một số ít hộ cung cấp thêm dịch vụ trải nghiệm vào quá trình sản xuất nông nghiệp cho du khách (35%), dịch vụ biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hoạt động hướng dẫn viên du lịch (19%)... còn hạn chế.

Table 5 Các hoạt động và dịch vụ du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng

Yếu tố KC cũng cho thấy tầm quan trong trong phát triển DLNN, kết quả nghiên cứu cho thấy KC có mối quan hệ nghịch biến với TNH, khi khoảng cách càng gần trục đường chính thì du khách càng dễ tiếp cận khu DLNN của hộ nông dân, cụ thể khi khoảng cách đến trục đường chính tăng thêm 1km thì thu nhập của hộ kinh doanh DLNN sẽ giảm thêm trung bình -0,799 đơn vị thu nhập. Bryden et al., (1993); Hilchey, (1993) 24 , 22 cũng đã chứng minh được vai trò của yếu tố khả năng tiếp cận (khoảng cách từ tuyến đường chính hoặc trung tâm đô thị đển điểm du lịch nông nghiệp).

Vốn xã hội (XH):

  • Đồng nghiệp (DN) có giá trị p > 0,05 cho thấy DN không có ý nghĩa thống kê.

  • Lòng tin (LT); Công ty du lịch (DL); Chính quyền địa phương (CQ) có ý nghĩa thống kê (P < 0,05):

Yếu tố LT có tác động thuận chiều với thu nhập của hộ, khi hộ lòng tin vào sự thành công của DLNN thì hộ sẽ tập trung nguồn lực cho phát triển mô mình DLNN của mình, cụ thể khi hộ có lòng tin thì thu nhập trung bình sẽ tăng thêm 21,121 đơn vị.

Các yếu tố mối quan hệ xã hôi như DL, CQ tác động thuận chiều đến thu nhập của hộ, khi hộ có mối quan hệ tốt với các công ty du lịch, cán bộ địa phương thì hộ sẽ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, được hỗ trợ nhiều hơn cho việc phát triển DLNN, cụ thể khi tăng thêm một mối quan hệ với các yếu tố DL, CQ thì thu nhập trung bình tăng thêm của hộ là 8,497 và 7,265 đơn vị thu nhập.

Hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương (NN):

Quảng bá hình ảnh du lịch (HA); Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (HT) có giá trị p > 0,05 cho thấy HA, HT không có ý nghĩa thống kê.

Mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch (TH); Hỗ trợ vay vốn (VV) có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả hồi quy cho thấy TH, VV đều tác động thuận chiều đến thu nhập của hộ, đặc biệt là hỗ trợ vay vốn có tác động đáng kể đến thu nhập của hộ, khi hộ dễ dàng tiếp cận vốn vay để mở để đầu tư vào DLNN thì thu nhập trung bình của hộ sẽ tăng thêm 9,032 đơn vị. Tiếp cận tốt hơn với kênh phân phối hiệu quả và hiệu quả nhất và truyền thông tiếp thị, quảng bá hình ảnh du lịch cũng có thể cung cấp cho các hộ nông dân những lợi thế quan trọng trong việc phát triển DLNN.

Table 6 So sánh kết quả nghiên cứu mô hình với các nghiên cứu trước

Từ Table 6 cho thấy yếu tố nghề nghiệp chính không tác động đến hiệu quả thu nhập của hộ DLNN trong khi kết quả nghiên cứu của Barbieri và Mshenga (2008) là 53,827 2 .

Yếu tố tuổi tác động nghịch biến với thu nhập, kết quả giống như Barbieri và Mshenga (2008) 2 nhưng mức độ tác động của Barbieri và Mshenga (2008) nhiều hơn của luận án.

Yếu tố trình độ học vấn tác động dương đến thu nhập, kết quả nghiên cứu của luận án là 3,223, Hung và cộng sự (2015) là 0,228 14 .

Trong khi đó Barbieri và Mshenga (2008) 2 cho thấy yếu tố chủng tộc tác động dương đến thu nhập trong khi luận án và tác giả còn lại không phân tích yếu tố này.

Tóm lại: So sánh với nghiên cứu của Barbieri và Mshenga (2008) và Hung và cộng sự (2015) cho thấy các nghiên cứu đều nghiên cứu nhóm các yếu tố đặc điểm chủ sở hữu (chủ hộ), nhóm đặc điểm trang trại đến thu nhập, kết quả cho thấy trình độ học vấn, tuổi tác động đến thu nhập. Bên cạnh đó, do đặc điểm tự nhiên, khí hậu, địa lý, tình hình kinh tế xã hội khác nhau dẫn đến việc lựa chọn các yếu tố cụ thể trong hai nhóm yếu tố trên cũng khác nhau như Barbieri và Mshenga (2008) đã chọn yếu tố chủng tộc.

Kết luận và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ thêm yếu tố nào tác động đến phát triển DLNN, và tác động như thế nào? Kết quả cho thấy yêu tố quy mô diện tích có tác động nhiều nhất đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN, kế đến là yếu tố hỗ trợ của cơ quan nhà nước về mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch cho hộ nông dân, yếu tố lòng tin của hộ vào DLNN, được hỗ trợ vay vốn.... Đây là cơ sở đê đưa ra một số hàm ý chính sách để phát triển DLNN tỉnh Lâm Đồng.

Tập trung vào:

  1. Có chính sách kế hoạch phát triển đồng bộ các khu DLNN, tránh trường hợp phát triển với quy mô diện tích nhỏ lẻ, manh mún.

  2. Mở lớp tập huấn kiến thức về DLNN để hộ nông dân có cái nhìn đúng đắn và có lòng tin về phát triển DLNN.

  3. Tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn nhằm đa dạng hóa trang trại

  4. Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh DLNN có cơ hội giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức về mô hình DLNN.

  5. Có chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích để hộ đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ DLNN.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DLNN: Du lịch nông nghiệp

TNH: Thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN

TU: Tuổi

GT: Giới tính

HV: Trình độ học vấn

NC: Nghề nghiệp chính

DT: Quy mô diện tích

SN: Số năm tham gia vào nông nghiệp

LĐ: Lao động

HĐ: Hoạt động dịch vụ DLNN

KC: Khoảng cách

LT: Lòng tin

DL: Công ty du lịch

CQ: Chính quyền địa phương

ĐN: Đồng nghiệp

HA: Quảng bá hình ảnh du lịch

HT: Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

TH: Mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch

VV: Hỗ trợ vay vốn

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện

References

  1. Ilbery, Brian W. State-assisted Farm Diversification in the United Kingdomn In: Bowler, I.R, Bryant, CR. and Nellis, M.D (eds.) Contemporary Rural Systems in Transition: Volume 1 Agtïculture and Environment., London: C0A.B International. . 1992;:100-116. Google Scholar
  2. Haber S, Reichel A. The cumulative nature of the entrepreneurial process: The contribution of human capital, planning and environment resources to small venture pergormance. Journal of Business Venturing. . 2007a;22:119-145. Google Scholar
  3. Rojana T. Community participation and social capital in tourism planning and management in a Thai context, Thesis submitted in partial fulfillment of the requirements for the Degree of Doctor of Philosophy. Lincoln University. . 2013;:. Google Scholar
  4. Barbieri C, Mshenga P. The role of firm and owner characteristics on the performance of agritourism farms. Sociologia Ruralis. . 2008;48:166-183. Google Scholar
  5. Barbieri C, Tew C. Perceived impact of agritourism on farm economic standing, sales and profits. Proceedings for the 2010 Travel and Tourism Research Association Conference. San Antonio, TX. 2010;:20-22. Google Scholar
  6. Friesen J. Farm Tourism: lnventory and Discussion Regional Municipality of Waterloon, in (eds.) Margaret J. Staite and Robert A.G. Wong, Tourism and Sustainable Communify Development TYRA Canada Conference Proceedings, St. John's, Newfoundland. . 1995;:. Google Scholar
  7. Annamalah S, Munusamy J, Sentosa I. Agro-Tourism: A Cash Crop for Farmers in Malaysian Rural Area. . 2016;:. Google Scholar
  8. Broccardo L, Culasso F, Truant E. Unlocking Value Creation Using an Agritourism Business Model. Sustainability. . 2017;9:1618. Google Scholar
  9. Choo H, Jamal T. Tourism on organic farms in South Korea: a new form of ecotourism? Journal of Sustainable Tourism. . 2009;17(4):431-454. Google Scholar
  10. Veeck G, Che D, Veeck J. America's changing farmscape: A study of agricultural tourism in Michigan. The Professional Geographer. . 2006;58(3):235-248. Google Scholar
  11. Bryden J, Keane M, Hahne U, Thibal S. Farm and Rural Tourism in France, Germany and Ireland. The Arkleton Trust Research Ltd. . 1993;:1-120. Google Scholar
  12. Hilchey D. Agritourism in New York State: Opportunities and Challenges. Comell University: Dept. of Rural Sociology. . 1993;:. Google Scholar
  13. Michael PT. Kinh tế học cho thế giới thứ ba. Nhà Xuất bản Giáo dục. . 1998;:. Google Scholar
  14. McGehee NG. An agritourism systems model: A Weberian perspective. Journal of Sustainable Tourism. . 2007;15(2):111-124. Google Scholar
  15. Mieczkowski Z. Envrionmental Issues of Tourism and Recreation. Lantarn, MD: University Press of America. . 1995;:. Google Scholar
  16. Coates TT, McDermott C. An exploratory analysis of new competencies: a resource based view perspective. Journal of Operations Management. . 2002;20:435-450. Google Scholar
  17. Lee C, Lee K, Pennings J. Internal capabilities, external networks, and performance: a study on technology-based ventures. Strategic Management Journal. . 2001;22(6-7):615-640. Google Scholar
  18. Lewis WA. Economic Development with Unlimited Supplies of Labour. The manchester school. . 1954;22(2):139-191. Google Scholar
  19. Oshima HT. Strategic Processes in Monsoon Asia's Economic Development, The Johns Hopkings University Press, Baltimore. . 1993;:12-285. Google Scholar
  20. Barker R. Giáo trình kinh tế nông thôn, Đại học Kinh tế TP. HCM. . 2002;:. Google Scholar
  21. Christine T. Importance of Agritourism for agripreneur goal accomplishment. Thesis of Faculty of the Graduate School University of Missouri. . 2010;:5-20. Google Scholar
  22. Hung WT, Ding HY, Lin S. Determinants of performance for agritourism farms: an alternative approach. Current Issues in Tourism. . 2015;19(13):1281-1287. Google Scholar
  23. Joo H, Khanal AR, Mishra AK. Farmers' Participation in Agritourism: Does It Affect the Bottom Line? Agricultural and Resource Economics Review. . 2013;42(3):471-490. Google Scholar
  24. Tabachnick BG, Fidell LS. Using multivariate statistics (3rd ed). New York: Harper Collins. . 2007;:. Google Scholar
  25. Stewart MB. On least squares estimation when the dependent variable is grouped. Review of Economic Studies. . 1983;50(4):737-753. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 1 (2021)
Page No.: 1368-1377
Published: Mar 31, 2021
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v5i1.719

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, D. (2021). Analysis of factors affecting the income of agritourism farms in Lam Dong Province. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 5(1), 1368-1377. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v5i1.719

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1834 times
Download PDF   = 889 times
View Article   = 0 times
Total   = 889 times