Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

3025

Total

722

Share

Individual characteristics that may influence UEL staffs’ research productivity






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Promting research has always been identified as a focus in the activities of the University of Economics and Law (UEL), which has been oriented as a research-oriented university. This article aims to examine the relationship between UEL staffs' individual characteristics and their research productivity, as regards publications on international and domestic journals. This study helps to gain un understanding of the correlation between these individual characteristics and research productivity. The study was conducted through quantitative analysis with descriptive and inferential statistics with 96 observations (i.e., 96 UEL staffs). The data from the questionnaire was analyzed through descriptive and inferential statistics including exploratory factor analysis (EFA) and Poisson regression analysis. The results show that research skills and orientation, autonomy, and commitment in research as individual characteristics were positively correlated with research productivity. Therefore, promoting UEL staffs' research productivity requires the enhancement of their research skills as well as facilitaing their research orientation, autonomy and commitment. The findings from the study offer implications to institutional leadership on the strategies to increase the their staffs' research productivity, focusing on developing scientific research capacity and professional development, and paying attention to individual characteristics and publications as research outputs, one of the key components for the university to be considered as a research-oriented university.

GIỚI THIỆU

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các đặc điểm ảnh hưởng đến hiệu suất nghiên cứu của giảng viên, và đề xuất các mô hình lý thuyết toàn diện để làm rõ mối quan hệ giữa các đặc điểm này và hiệu suất NCKH của giảng viên như: Bland và các cộng sự 1 , Borg và Alshumaimeri 2 , và Chen, Gupta và Hoshower 3 , Phạm Thị Ly 4 , Đào Thị Oanh và Lê Mỹ Dung 5 , và Huỳnh Thanh Tiến 6 . Để thúc đẩy hoạt động NCKH tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam nhiều nghiên cứu chuyên sâu cần được thực hiện, đặc biệt các khía cạnh nhằm nâng cao hiệu suất công bố khoa học. Hiệu suất NCKH là khái niệm có nhiều nghĩa khác nhau trong bối cảnh khác nhau. Nhìn chung, hiệu suất NCKH tổng thể các công bố khoa học của giảng viên trong một thời gian nhất định 7 , có thể bao gồm bài viết hội thảo, bài báo, và sách 8 . Trong một số trường hợp, hiệu suất NCKH có thể được đo bằng các công bố trên các tạp chí 9 , 10 . Công bố khoa học là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một nhà nghiên cứu năng động; và đối với nhiều giảng viên, số lượng xuất bản thuần túy có ảnh hưởng nhiều hơn đến việc định hình sự nghiệp 11 . Hiệu suất NCKH có thể được đo lường một cách định tính (như đo lường ảnh hưởng của công bố khoa học) hoặc định lượng (như số lượng công bố mà giảng viên thực hiện trong một giai đoạn); và mặc dù có sự khác biệt trong lựa chọn thể loại công bố để đo lường hiệu suất NCKH, các bài báo đăng trên các tạp chí thường được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực 12 . Do đó, bài viết này sẽ sử dụng công bố trên các tạp chí như thước đo hiệu suất NCKH của viên chức và người lao động.

UEL là trường đại học định hướng nghiên cứu. Do đó, nhu cầu thúc đẩy hoạt động NCKH là cấp thiết, và Trường tập trung vào nhiều sản phẩm NCKH của VC-NLĐ, trong đó nhấn mạnh công bố trên các tạp chí. Ngoài những thay đổi về chính sách cho NCKH cấp trường, UEL cũng quan tâm phát triển năng lực nghiên cứu của VC-NLĐ thông qua các chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu. Bên cạnh đó, UEL còn khuyến khích VC-NLĐ đưa ra những định hướng và cam kết NCKH. Vì thế, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu mối liên hệ của kỹ năng NCKH, và định hướng, tự chủ, cam kết của VC-NLĐ Trường Đại học Kinh tế - Luật đối với NCKH và công bố khoa học trên tạo chí trong nước và quốc tế.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tổng quan cho thấy rằng các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất nghiên cứu và sự tham gia nghiên cứu của giảng viên bao gồm: (i) ngành học 13 , ví dụ: từ 1980 đến 2000 của số ấn phẩm của giảng viên Na Uy trong lĩnh vực công nghệ, khoa học tự nhiên và y khoa cao hơn so với các đồng nghiệp của họ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 14 ; (ii) đặc tính cá nhân 3 , ví dụ: nhu cầu đóng góp tri thức hay phần thưởng tài chính 15 ; (iii) đặc tính cơ sở giáo dục và (iv) lãnh đạo (cấp độ tổ chức), ví dụ: chính sách hỗ trợ NCKH, kinh phí tài trợ, hướng dẫn của lãnh đạo (1); (v) các yếu tố xã hội và cộng đồng (cấp cộng đồng); và 6 các yếu tố chính sách quốc gia (cấp quốc gia) (Moore, 2015, trích dẫn từ Huỳnh Thanh Tiến 6 ). Trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục thì các yếu tố thuộc đặc tính cá nhân, các đặc tính cơ sở giáo dục và lãnh đạo là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng NCKH và hiệu suất công bố khoa học của giảng viên.

Dựa trên thảo luận các nghiên cứu trước và nghiên cứu thực tế Bland và cộng sự 1 đưa ra mô hình các thành tổ của tổ chức nghiên cứu hiệu quả dùng để dự báo hiệu suất NCKH, bao gồm: các đặc tính cá nhân, các đặc tính CSGD và các đặc tính lãnh đạo. Ba khía cạnh này có ảnh hưởng đến hiệu suất nghiên cứu. Các yếu tố thuộc đặc tính cá nhân là các điều kiện thuộc về giảng viên được chuẩn bị để thực hiện NCKH. Tiếp đó, giảng viên sẽ được hỗ trợ trong môi trường CSGD khuyến khích NCKH thông qua sự lãnh đạo hiệu quả. Vì vậy, các đặc tính lãnh đạo sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho giảng viên NCKH. Bài viết này sử dụng mô hình các thành tố của một tổ chức nghiên cứu hiệu quả của Bland và cộng sự 1 để làm cơ sở cho phân tích, trong đó bài viết tập trung vào một số yếu tố thuộc đặc tính cá nhân có ảnh hưởng đến hiệu suất NCKH ( Figure 1 ).

Figure 1 . Yếu tố cá nhân ảnh hưởng hiệu suất NCKH (trích từ mô hình của Bland và cộng sự 1 )

Trong mô hình này các thành tố thuộc đặc tính cá nhân bao gồm: xã hội hoá, động lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao, các dự án NCKH, định hướng, tự chủ và cam kết, thói quen làm việc 1 . Bài viết này tập trung thảo luận những đặc tính cá nhân có tác động đến hiệu suất nghiên cứu khoa học sau: Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao, và định hướng, tự chủ và cam kết.

Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao

Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao có thể bao gồm kỹ năng, phương pháp NCKH, kỹ năng máy tính, kỹ năng viết, và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tác động đến công bố khoa học. Một ví dụ khác là kiến ​​thức và kinh nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nghiên cứu 16 . Việc thiếu kiến thức và kỹ năng nghiên cứu là trở ngại cho việc phát triển hoạt động NCKH của giảng viên 17 . Năng lực NCKH có mối tương quan dương với hiệu suất NCKH 1 , 18 , 19 . Phần lớn các nhà nghiên cứu ở các quốc gia không nói tiếng Anh phải đối mặt với vấn đề sử dụng tiếng Anh trong các bài viết và ấn phẩm khoa học của họ 20 . Kỹ năng NCKH là yêu cầu quan trọng để tăng hiệu suất NCKH.

Có định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH

Các biến quan trọng dự báo hiệu suất NCKH của giảng viên bao gồm việc có định hướng nghiên cứu, có thói quen NCKH, giao tiếp với các đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, và đủ thời gian phân bổ cho nghiên cứu (Finkelstein,1984, trích dẫn trong Bland và cộng sự 1 ). Sự cam kết của bản thân cũng đóng góp vào hiệu suất NCKH 1 . Sự cam kết này thể hiện đam mê nghiên cứu. Đam mê nghiên cứu là động lực để thực hiện nghiên cứu và tác động vào hiệu suất nghiên cứu của giảng viên 21 . Ramsden (1998, trích dẫn theo Nguyễn Hữu Quý 12 ) nhấn mạnh rằng hiệu suất nghiên cứu của giảng viên có động lực bên trong nhất thường cao gấp đôi so với giảng viên có động lực bên trong thấp nhất trong cùng một chuyên ngành và trong cùng điều kiện làm việc.

Mục tiêu của bài viết là: (i) khám phá các yếu tố của đặc tính cá nhân ảnh hưởng đến hiệu suất nghiên cứu; (ii) xem xét mức độ tác động của các yếu tố thuộc đặc tính cá nhân đến hiệu suất nghiên cứu.

Giả thuyết 1: Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao và có định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH có tác động tích cực đến số lượng bài báo trên tạp chí quốc tế của VC-NLĐ.

Giả thuyết 2: Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao và có định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH có tác động tích cực đến số lượng bài báo trên tạp chí trong nước của VC-NLĐ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng phương pháp định lượng để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố trong khía cạnh các đặc tính cá nhân và hiệu suất NCKH của VC-NLĐ, đặc biệt xét ở khả năng công bố khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Những người tham gia nghiên cứu được lựa chọn có mục đích từ UEL. Mẫu khảo sát bao gồm 96 quan sát: 96 VC-NLĐ, bao gồm giảng viên (85) ở khắp các khoa và bộ môn trong trường, nghiên cứu viên và chuyên viên tại UEL. Việc chọn lựa mẫu nghiên cứu là theo mục đích, chiến lược này cho phép chọn những người cung cấp những thông tin mà nhà nghiên cứu cần để tìm hiểu sâu về hiện tượng đang được nghiên cứu 22 .

Để thu thập dữ liệu, nghiên cứu tham khảo sử dụng một khung kết hợp các yếu tố ảnh hưởng hiệu suất nghiên cứu trong mô hình dự đoán của Bland, Center, Finstad, Risbey và Staples (2005) về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu của giảng viên. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc tiếp thu các yếu tố thuộc các đặc tính cá nhân: Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao, và định hướng, tự chủ và cam kết.

Phân tích định lượng giúp xác định mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến số định lượng, đo lường mức độ liên kết giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nghiên cứu diễn giải mối quan hệ bằng một số thử nghiệm thống kê 23 . Phân tích suy diễn giúp đưa ra những dự đoán cho tổng thể từ mẫu đại diện 24 . Để đưa ra dự đoán, một số kiểm định giả thuyết được thực hiện. Phân tích nhân tố, phân tích tương quan (trong trường hợp cần thiết) và phân tích hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu từ bảng hỏi được phân tích thống kê mô tả và thống kê suy diễn dựa trên phần mềm SPSS 22.0 gồm phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy Poisson (Poisson regression)

EFA đã được thực hiện để xác định các khía cạnh chính của kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao, và định hướng, tự chủ và cam kết. EFA được thực hiện với việc giá trị tuyệt đối để phân tích nhân tố dưới 0,55, giải thích phương sai (lớn hơn 60%) cho số lượng quan sát gần 100 25 . Các phân tích hồi quy được thực hiện để xem xét vai trò dự báo hai nhân tố này (biến độc lập) đối với số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước (biến phụ thuộc). Hồi quy Poisson được sử dụng tốt nhất để lập mô hình các sự kiện trong đó kết quả là dữ liệu dạng đếm được quan sát theo phân phối Poisson. Phương pháp này cho phép phân tích dữ liệu đếm bằng cách giải thích biến giải thích nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc có giá trị là các số nguyên không âm và số lượng nhỏ 26 , 27 . Vì mỗi biến phụ thuộc (số lượng công bố) là một số nguyên không âm (dữ liệu dạng đếm), phân tích hồi quy Poisson sẽ phù hợp 28 .

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung của người tham gia nghiên cứu

Table 1 cho thấy số lượng VC-NLĐ nữ tham gia khảo sát nhiều hơn cán bộ, giảng viên nam 10%. Độ tuổi chiếm đa số là từ 30-49 với 84,38%. Những người có bằng thạc sỹ (75%) gấp 3 lần bằng tiến sĩ (gần 24%). Trong số người trả lời có 2 người là phó giáo sư, còn lại là cán bộ, giảng viên.

Table 1 Thông tin chung của những người tham gia nghiên cứu (10)

Table 2 cho thấy VC-NLĐ tham gia trả lời bảng hỏi phân bố khắp các đơn vị đào tạo và nghiên cứu của Trường. Do đó, các ý kiến cũng thể hiện mức độ bao phủ rộng đối với các đối tượng tham gia, phản ánh mức độ phù hợp đối với yêu cầu thông tin có độ giá trị khi phần lớn các bên liên quan đều tham gia cung cấp thông tin về hoạt động NCKH của Trường.

Table 2 Thông tin chung của những người tham gia nghiên cứu theo đơn vị

Tác động của các đặc tính cá nhân đối với hiệu suất NCKH

Trước khi thực hiện các phân tích định lượng, dữ liệu được kiểm định và lọc đối với các giá trị ngoại lai trong mẫu thông qua sử dụng kiểm định Little’s MCAR ( Table 3 ). Giả thuyết H 0 đối với kiểm định MCAR của Little là dữ liệu bị thiếu hoàn toàn ngẫu nhiên (MCAR). Dữ liệu là MCAR khi mẫu thiếu giá trị không phụ thuộc vào giá trị dữ liệu. Bởi vì giá trị Sig. lớn hơn 0,05, không có ý nghĩa thống kê nên không thể phủ nhận giả thuyết H 0 . Vì vậy, có thể kết luận rằng dữ liệu bị thiếu hoàn toàn ngẫu nhiên và phù hợp để phân tích.

Table 3 Giá trị trung bình EM (cực đại hoá kỳ vọng)

Phân tích nhân tố (EFA) được thực hiện để xác định nhân tố của khía cạnh đặc tính cá nhân đối với hiệu suất NCKH, cung cấp bằng chứng cho độ giá trị của cấu trúc bảng hỏi ( Table 4 ). Các giả định về tính nhân tố đã được đáp ứng, vì thang đo mức độ phù hợp lấy mẫu của Kaiser Meyer Olkin (KMO) là 0,808, Bartlett test có ý nghĩa (p <0,000) 24 . Principal components factoring được sử dụng để chiết xuất nhân tố và varimax được sử dụng cho phép chuyển. Số lượng các yếu tố được trích xuất được xác định bằng cách cùng xem xét các giá trị riêng eigenvalues (lớn hơn 1), với giá trị tuyệt đối để phân tích nhân tố dưới 0,55 cho mẫu quan sát gần 100, giải thích phương sai (63,62%, lớn hơn 60%) 25 . Khi thực hiện EFA, ma trận xoay các nhân tố cho thấy các biến phân bố rõ ràng theo 2 nhóm nhân tố khi các hệ số đáp ứng điều kiện, không có hiện tượng các biến tải trên hai nhân tố (nghĩa là, không có hiện tượng hệ số tải chéo – no cross-loadings):

Table 4 Ma trận xoay nhân tố thuộc đặc tính cá nhân
  • Nhân tố thứ nhất thuộc nhóm có định hướng, tính tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH, (IC) bao gồm 6 biến ( Table 5 ): IC1.1, IC1.2, IC1.3, IC1.4, IC1.5, IC1.6

Table 5 Thống kê mô tả biến định hướng, tính tự chủ và cam kết
  • Nhân tố thứ hai thuộc nhóm kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao (RS) bao gồm 5 biến ( Table 6 ): RS1.1, RS1.2, RS1.3, RS1.4, RS1.5

Table 6 Thống kê mô tả biến kỹ năng nghiên cứu

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Đối với kiểm định thang đo thì yêu cầu loại bỏ biến khi Cronbach’s Alpha < 0,6. Kết quả Cronbach’s Alpha của hai nhóm thang đo này lần lượt là 0,784 và 0,902 ( Table 7 ). Vì vậy, các biến quan sát trong hai nhân tố này đều được chấp nhận và có độ tin cậy cao.

Table 7 Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Thống kê mô tả của 2 nhân tố RS và IC được thể hiện trong Table 8 .

Table 8 Thống kê mô tả của 2 nhân tố RS và IC

Kiểm tra đa cộng tuyến được thực hiện qua hai bước: xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập và kiểm tra các giá trị tolerance và Variance Inflation Factor (VIF). Table 9 cho thấy hệ số tương quan giữa hai biến độc lập này thấp (< 0,5) nên là dấu hiệu đầu tiên cho thấy không có đa cộng tuyến. Table 10 cho kết quả kiểm tra ảnh hưởng đa cộng tuyến cho thấy các giá trị VIF nằm trong khoảng [1,2] (1 < VIF <2), nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc xem xét giá trị tolerance và VIF, chẳng hạn [0,1 và 10], [0,2 và 5], và [0,5 và 2]. Như vậy là các biến giải thích thỏa các điều kiện cho bước phân tích hồi quy.

Table 9 Tương quan giữa các biến độc lập
Table 10 Tolerance và VIF

Phân tích hồi quy Poisson : Mối liên hệ kỹ năng nghiên cứu (RS), và định hướng, tự chủ và sự cam kết (IC) với hiệu suất NCKH

Dựa trên phân tích EFA và các điều kiện áp dụng cho biến phụ thuộc thì mô hình hồi quy Poisson được áp dụng để tìm mối liên hệ giữa 2 nhân tố trong đặc tính cá nhân, gồm kỹ năng nghiên cứu (RS), và định hướng, tự chủ và sự cam kết (IC) đối với lần lượt 2 biến phụ thuộc hiệu suất NCKH: bài báo trên tạp chí quốc tế (IAR), bài báo trên tạp chí trong nước (DAR). Table 11 mô tả hồi quy Poisson ba biến dự báo với hiệu suất công bố quốc tế.

Table 11 Ước lượng tham số trong mối liên hệ các đặc tính cá nhân và bài báo trên tạp chí quốc tế

Table 11 cho thấy các biến RS và IC đều có ảnh hưởng đến hiệu suất công bố quốc tế ở dưới mức 0,05, các giá trị Sig. Lần lượt là 0,015 và 0,000. Omnibus Test cho giá trị p = 0,000 < 0,05, nghĩa là mô hinh dự báo được ở mức 0,05. Các giá trị beta của các biến này dương, nghĩa là hiệu suất công bố khoa học quốc tế tỷ lệ thuận kỹ năng nghiên cứu định hướng, tự chủ và sự cam kết . Chẳng hạn, IC là biến dự báo tốt cho IAR (B = 0,518; S.E = 0,1429; p = 0,000 < 0,005): mỗi đơn vị tăng lên đối với biến IC thì giá trị đếm logarit dự báo của IAR tăng 0,518 bài báo. Giá trị Exp(B) cho các biến này > 1, nghĩa là khi mức độ các biến này tăng sẽ tăng khả năng tăng số lượng bài báo đăng tạp chí quốc tế (Exp(B) = 1 nghĩa là không có mối liên hệ, Exp(B) < 1 nghĩa là khi tăng mức độ các biến độc lập thì sẽ tăng khả năng giảm mức độ biến phụ thuộc). Như vậy, Table 11 cho thấy hai biến dự báo kỹ năng nghiên cứu (RS) và định hướng, tự chủ và sự cam kết (IC) có tác động dự báo tăng IAR. Table 12 mô tả hồi quy Poisson ba biến dự báo với hiệu suất công bố trong nước.

Table 12 Ước lượng tham số trong mối liên hệ các đặc tính cá nhân và bài báo trên tạp chí trong nước

Table 12 cho thấy IC có ảnh hưởng đến hiệu suất công bố trong nước ở mức dưới 0,05, giá trị Sig. là 0,000. Omnibus Test cho giá trị p = 0,000 < 0,05, nghĩa là mô hình dự báo được ở mức 0,05. Giá trị beta của các biến này dương, nghĩa là hiệu suất công bố khoa học trong nước (DAR) tỷ lệ thuận với định hướng, tự chủ và sự cam kết. Kỹ năng nghiên cứu không có mối liên hệ với số lượng bài báo trên tạp chí trong nước ở mức 0,05. Có thể thấy IC là biến dự báo tốt cho DAR (B = 0,669; S.E = 0,0987; p = 0,000 < 0,005): mỗi đơn vị tăng lên đối với biến IC thì giá trị đếm logarit dự báo của DAR tăng 0,669 bài báo. Giá trị Exp(B) cho biến này > 1, nghĩa là khi mức độ biến này tăng sẽ tăng khả năng tăng số lượng bài báo đăng tạp chí trong nước. Có thể thấy Exp(B) của RS gần bằng 1 nghĩa là không có mối liên hệ. Như vậy, Table 12 cho thấy trong số 2 biến dự báo thì định hướng, tự chủ và sự cam kết (IC) có tác động dự báo tăng DAR.

THẢO LUẬN

Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao với hiệu suất NCKH

Biến RS (kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao) bao gồm kỹ năng bao gồm phương pháp NCKH, kỹ năng máy tính, kỹ năng viết, và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ tác động đến công bố quốc tế và bài viết hội thảo. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Bland và cộng sự 1 Bland, Seaquist 18 , Aydin 19 . Phần lớn các nhà nghiên cứu ở các quốc gia không nói tiếng Anh phải đối mặt với vấn đề sử dụng tiếng Anh trong các bài viết và ấn phẩm khoa học của họ 20 . Hiệu suất NCKH phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhân rộng và mở rộng các kỹ năng nghiên cứu qua các thế hệ 11 . Kỹ năng NCKH là yêu cầu quan trọng và là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến việc tăng hiệu suất NCKH 12 . Nội dung này cũng phản ánh trong kết quả nghiên cứu tại UEL. Ngoài ra, trong công bố trước đó của nhóm tác giả thì những VC-NLĐ có bằng tiến sỹ có trung bình bài báo đăng tạp chí cao hơn thạc sĩ 10 . Trong thông tin chung (xem Table 1 a) thì VC-NLĐ có bằng thạc sỹ chiếm 75% mẫu nghiên cứu. Do đó, có thể nói rằng việc tạo điều kiện để VC-NLĐ phát triển chuyên môn, nâng cao bằng cấp là yếu tố góp phần thúc đẩy hiệu suất NCKH. Hơn nữa, cần có những hoạt động phát triển chuyên môn giúp tăng cường khả năng nghiên cứu của VC-NLĐ thông qua hợp tác với đồng nghiệp trong NCKH và các khoá đào tạo bồi dưỡng bao gồm cả bồi dưỡng ngoại ngữ 12 .

Có định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH với hiệu suất NCKH

Phân tích hồi quy cho thấy nhân tố IC (Có định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH) là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu suất NCKH gồm sản phẩm bài báo quốc tế, bài báo trong nước. Nhân tố IC bao gồm việc xác định mục tiêu NCKH, dành thời gian cho NCKH, việc tham gia NCKH, cam kết, và hợp tác với đồng nghiệp. Hệ số Beta của IC trong các bảng luôn ở mức cao và lớn hơn của RS. Kết quả này cũng tương đồng với những gì mà Finkelstein (1984, trích dẫn trong Bland và cộng sự 1 ) đề xuất về các biến quan trọng dự báo hiệu suất NCKH, chẳng hạn như có định hướng nghiên cứu, có thói quen NCKH, giao tiếp với các đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, và đủ thời gian phân bổ cho nghiên cứu. Hơn nữa, sự cam kết của bản thân cũng đóng góp vào hiệu suất NCKH 1 . Nghiên cứu cho thấy những nhà nghiên cứu có sự cam kết và giá trị nghề nghiệp thường có hiệu suất NCKH cao nhất 11 . Có thể tranh luận rằng những VC-NLĐ có định hướng nghiên cứu sẽ có đam mê nghiên cứu. Đam mê nghiên cứu được thể hiện như một động lực để thực hiện nghiên cứu và được cho là tăng cường hiệu suất nghiên cứu 21 . Trong bài viết trước của nhóm tác giả, động lực NCKH có ảnh hưởng đến hiệu suất NCKH; trong đó, động lực bên trong có ảnh hưởng nhiều hơn đối với VC-NLĐ UEL 10 . Động lực của VC-NLĐ ảnh hưởng đến năng suất của họ, vì thế cần tạo động lực cho họ một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu của tổ chức 11 . Do đó, trường có định hướng nghiên cứu cần thực hiện các hoạt động rà soát, đánh giá động lực và cam kết NCKH của VC-NLĐ đối với các mục tiêu NCKH của trường, đồng thời thiết lập và đánh giá các mục tiêu, kết quả NCKH 12 . Tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quý 12 đối với các trường có định hướng nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả này gợi ý rằng nếu VC-NLĐ có định hướng NCKH, có sự cam kết, có thời gian và hợp tác với đồng nghiệp thì sẽ có hiệu suất công bố khoa học cao. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng gợi ý rằng, lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kết quả NCKH, sự nhiệt tình và cam kết của VC-NLĐ đối với NCKH 29 .

KẾT LUẬN

Các kết quả của nghiên cho thấy các nhân tố kỹ năng NCKH, và các yếu tố định hướng tự chủ thuộc các đặc tính cá nhân có tương quan dương đối với hiệu suất NCKH. Nghĩa là, việc có kỹ năng nghiên cứu (RS) (ở mức ý nghĩa 0,01) cũng như có định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH (IC) (ở mức ý nghĩa 0,05) thì hiệu suất công bố quốc tế của VC-NLĐ sẽ tăng. Kết quả này gợi ý rằng để thúc đẩy NCKH tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, thì Trường cần tập trung vào phát triển đội ngũ NCKH, bao gồm thúc đẩy các đặc tính của cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến NCKH. Trường cần thường xuyên mở các khoá đào tạo, hướng dẫn VC-NLĐ thực hiện NCKH. Ngoài ra, Trường có thể xem xét các mô hình hỗ trợ hướng dẫn NCKH, chẳng hạn, các chuyên gia hướng dẫn giảng viên trẻ, những người mới tham gia vào hoạt động NCKH và có cơ chế hỗ trợ cho hoạt động này. Tạo môi trường để nuôi dưỡng đam mê NCKH của VC-NLĐ bằng cách xác định các hướng NCKH. Trường nên thiết lập cơ chế và công cụ giao nhiệm vụ VC-NLĐ theo các chỉ tiêu hoạt động trong NCKH, giảng dạy và phục vụ cộng đồng để họ có thể cân đối theo nhu cầu cá nhân và nhiệm vụ được giao, qua đó thực hiện việc tự chủ và cam kết trong NCKH. Các kết quả của nghiên cứu này đóng góp vào lĩnh vực quản lý NCKH. Những phát hiện từ nghiên cứu gợi ý cho các nhà lãnh đạo về các chiến lược để tăng hiệu suất nghiên cứu của VC-NLĐ, chú trọng vào phát triển năng lực NCKH, phát triển chuyên môn và sản phẩm đầu ra, yếu tố then chốt để trường được xem là một trường đại học nghiên cứu.

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tài trợ cho nghiên cứu này trong khuôn khổ Đề tài mã số CS/2018-13. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tham gia đóng góp ý kiến, phục vụ việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VC-NLĐ : Viên chức và người lao động

DAR : Bài báo trên tạp chí trong nước

EFA : Phân tích nhân tố khám phá

IAR : Bài báo trên tạp chí quốc tế

RS : Kỹ năng nghiên cứu cơ bản và nâng cao

IC : Định hướng, tự chủ và cam kết trong hoạt động NCKH

NCKH : Nghiên cứu khoa học

UEL : Trường Đại học Kinh tế - Luật

TUYÊN BỐ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

TUYÊN BỐ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do nhóm tác giả thực hiện.

Tác giả chính Nguyễn Vũ Phương biên soạn tất cả các nội dung tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu, thảo luận và tóm tắt nghiên cứu, chỉnh sửa và biên tập bản thảo theo góp ý phản biện.

Đồng tác giả Nguyễn Anh Tuấn góp ý đề cương bản thảo, thu thập dữ liệu, góp ý và bổ sung tài liệu phụ vụ thảo luận kết quả nghiên cứu, góp ý chỉnh sửa bản thảo theo góp ý phản biện.

Đồng tác giả Hoàng Thị Quế Hương đồng biên soạn đề cương bản thảo bài báo, thu thập và xử lý dữ liệu, góp ý và bổ sung tài liệu phụ vụ thảo luận kết quả nghiên cứu, là tác giả liên hệ tương tác với tạp chí, góp ý chỉnh sửa bản thảo theo góp ý phản biện.

PHỤ LỤC

Figure 2

Figure 2 . Đặc điểm cá nhân tác động hiệu suất nghiên cứu của VC-NLĐ

References

  1. Bland CJ, Center BA, Finstad DA, Risbey KR, Staples JG. A theoretical, practical, predictive model of faculty and department research productivity. Academic Medicine. 2005;30(3):225-37. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Borg S, Alshumaimeri Y. University teacher educators' research engagement: Perspectives from Saudi Arabia. Teaching and Teacher Education,. 2012;28(3):347-56. . ;:. Google Scholar
  3. Chen Y, Gupta A, Hoshower L. Factors that motivate business faculty to conduct research: An expectacy theory analysis. Journal of Education for Business. 2006;81(4):179-89. . ;:. Google Scholar
  4. Ly Phạm Thị. Case study: The effectiveness of research and innovation management at policy and institutional levels in Vietnam. In: Olsson A, Meek L, editors. The effectiveness of research and innovation management at policy and institutional levels: Cambodia, Malaysia, Thailand, and Vietnam. Paris, France: OECD; 2013. . ;:. Google Scholar
  5. Oanh Đào Thị, Dung Lê Mỹ. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên Đại học Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội. 2014;59(6A). . ;:. Google Scholar
  6. Tiến Huỳnh Thanh. Vietnamese academics' research capacity in tertiary contexts [Doctoral thesis]: Victoria Univerisity of Wellington; 201. . ;:. Google Scholar
  7. Print M, Hattie J. Measuring quality in universities: An approach to weighting research productivity. Higher Education. 1997;33:453-69. . ;:. Google Scholar
  8. Toutkoushian RK, Porter SR, Danielson C, Hollis PR. Using publications counts to measure an institution's research productivity. Research in Higher Education. 2003;44(2):121-48. . ;:. Google Scholar
  9. Dundar H, Lewis DR. Determinants of research productivity in higher education. Research in Higher Education. 1998;39(6):607-31. . ;:. Google Scholar
  10. Phương Nguyễn Vũ. Mối liên hệ giữa động lực nghiên cứu của giảng viên với hiệu suất nghiên cứu. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế-Luật và Quản lý. 2020;4(3):821-32.. . ;:. Google Scholar
  11. Mantikayan JM, Abdulgani MA. Factors affecting faculty research productivity: Conclusions from a critical review of the literature. JPAIR Multidisciplinary Research. 2018;31:1-21. . ;:. Google Scholar
  12. Quý Nguyễn Hữu. Factors Influencing the Research Productivity of Academics at the Research-Oriented University in Vietnam. Griffith University: Griffith University; 2015. . ;:. Google Scholar
  13. Jung J. Faculty research productivity in Hong Kong across academic disciplines. Higher Education Studies. 2012;2(4):13. . ;:. Google Scholar
  14. Kyvik S. Changing trends in publishing behaviour among university faculty, 1980-2000. Scientometrics. 2003;58(1):35-48. . ;:. Google Scholar
  15. Chen Y, Nixon MR, Gupta A, Hoshower L. Research Productivity of Accounting Faculty: An Exploratory Study. American Journal of Business Education. 2010;3(2):101-15. . ;:. Google Scholar
  16. Sarunya L. An investigation of factors related to research productivity in a public university in Thailand: A case study. Melbourne, Australia: Victoria University; 2008. . ;:. Google Scholar
  17. Jones A, Burgess TA, Farmer EA, Fuller J, Stocks NP, Taylor JE, et al. Building research capacity: An exploratory model of GPs' training needs and barriers to research involvement. Australian Family Physician. 2003;32(11):955- 8. . ;:. Google Scholar
  18. Bland CJ, Seaquist E, Pacala JT, Center B, Finstad D. One school's strategy to assess and improve the vitality of its faculty. Academic Medicine. 2002;77(5):368-76. . ;:. PubMed Google Scholar
  19. Aydin OT. Research performance of higher education institutions: A review on the measurements and affecting factors of research performance. Journal of Higher Education and Science. 2017;7(2):312-20. . ;:. Google Scholar
  20. Hanauer DI. Scientific writing in a second language. Englander K, editor. Anderson. South Carolina: Parlor Press; 2013. . ;:. Google Scholar
  21. Bentley P, Kyvik S. Individual differences in faculty research time allocations across 13 countries. Research in Higher Education. 2013;54(3):329-48. https://doi.org/10.1007/s11162-012-9273-4. . ;:. Google Scholar
  22. Marshall MN. Sampling for qualitative research. Family Practice. 1996;13(6):522-5. . ;:. PubMed Google Scholar
  23. Creswell JW. Research design: Qualitative, quantitative, and mixed methods approaches. 3rd ed. Thousand Oaks, CA: SAGE; 2009. . ;:. Google Scholar
  24. Field A. Discovering statistics using SPSS (3rd ed.). London, England: Sage. 3rd ed. London, UK: Sage; 2009. . ;:. Google Scholar
  25. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE. Multivariate data analysis. Essex, England: Pearson; 2014. . ;:. Google Scholar
  26. Koletsi D, Pandis N. Poisson regression. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 2017;152(2):284-5. . ;:. PubMed Google Scholar
  27. Trivedi PK. Models for Count Data. In: Culyer AJ, editor. Encyclopedia of Health Economics. San Diego: Elsevier; 2014. p. 306-11. . ;:. Google Scholar
  28. Coxe S, West SG, Aiken LS. The Analysis of Count Data: A Gentle Introduction to Poisson Regression and Its Alternatives. Journal of Personality Assessment. 2009;91(2):121-36. . ;:. PubMed Google Scholar
  29. Bushaway RW. Managing research. Maidenhead: Open University Press; 2003. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 5 No 3 (2021)
Page No.: 1721-1732
Published: Jul 15, 2021
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v5i3.738

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, V. P., Nguyễn, A. T., & Hoang, T. Q. H. (2021). Individual characteristics that may influence UEL staffs’ research productivity. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 5(3), 1721-1732. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v5i3.738

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 3025 times
Download   = 722 times
View Article   = 0 times
Total   = 722 times