Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1749

Total

717

Share

Analysis of the factors affecting Vietnam's exports to the EU market






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The paper uses the gravity model and panel data to examine the determinants of Vietnam's export to the EU market during the 2007-2017 period. Vietnam is an export-oriented economy. In the context of international economic integration, Vietnam is one of the countries with a very high export growth rate. With a GDP of 18.82 trillion USD, a population of 512 million people (2017), the European Union (EU) is the world's largest economy and is Vietnam's second largest commodity import market. As a result, the urgent requirement from practice is to identify and quantify the factors affecting Vietnam's exports to the EU market and on that basis to give appropriate policy implications to boost exports to increase export turnover and gradually improve the economy. The article uses the Hausman-Taylor estimator for the optimal combination of Fixed-Effects (FE) and Random-Effects (RE) methods. The estimation results indicate that the determinants of Vietnam's export to the EU market include: aggregate population; aggregate GDP per capita; Vietnam's index of infrastructure and aggregate trade openness. Based on these findings, the paper suggests policies to boost Vietnam's export to the EU.

GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong những những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao. Theo số liệu từ UN Comtrade 1 , trong giai đoạn 2007-2017, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nước ta rất cao, giá trị xuất khẩu tăng gần 4,5 lần, từ 48 tỷ USD năm 2007 lên đến 215 tỷ USD năm 2017.

Liên minh châu Âu (EU) là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt 18,82 nghìn tỷ USD, dân số 512 triệu người (2017) và là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2017, KNXK của nước ta vào thị trường EU là 38,31 tỷ USD, chỉ sau Mỹ (41,5 tỷ USD) và đứng trên Trung Quốc (35 tỷ USD). Điểm đặc biệt trong quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, vị trí xuất khẩu của Việt Nam tại EU vẫn còn khiêm tốn. Theo số liệu UN Comtrade thì năm 2017 hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,99% kim ngạch nhập khẩu của EU. Do đó, tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu rằng các yếu tố nào tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU?

Để tìm câu trả lời cho vấn đề trên, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hoặc dòng thương mại của một quốc gia.

Những nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả chính như sau:

Về không gian nghiên cứu: đa số tác giả đều phân tích KNXK hoặc dòng thương mại giữa quốc gia (hoặc khu vực) với các đối tác thương mại. Điều này làm tăng số biến của mô hình và loại bỏ được một số khuyết tật của mô hình.

Về các yếu tố tác động: bên cạnh những yếu tố cơ bản (GDP, GDP bình quân đầu người, khoảng cách địa lý, dân số,...) thì các nghiên cứu đã bổ sung thêm những điểm mới trong mô hình của mình. Các tác giả đã mở rộng về cách tiếp cận, phương pháp tính đối với các yếu tố cơ bản, ví dụ như chi phí vận chuyển, khoảng cách giữa các quốc gia (khoảng cách kinh tế, khoảng cách công nghệ), quy mô thị trường nhập khẩu (tổng khối lượng hàng nhập khẩu), quy mô kinh tế nước xuất khẩu (khối lượng sản xuất). Bên cạnh đó, các tác giả thêm các yếu tố mới, chẳng hạn như các yếu tố về phía cung (số lượng đầu vào sản xuất, giá bán sản phẩm), các yếu tố về phía cầu (chất lượng sản phẩm) và các yếu tố hấp dẫn, cản trở (sự can thiệp của Chính phủ, thể chế chính trị, cơ sở hạ tầng, việc tham gia các tổ chức,...).

Về phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh những mô hình truyền thống như OLS, REM, FEM, nhiều nghiên cứu còn sử dụng một số kỹ thuật ước lượng khác như SUR, GMM (Lehman và cộng sự 2 ) để khắc phục sự tương quan giữa các quan sát chéo, PPML (Aman và cộng sự) để khắc phục hiện tượng phương sai không đồng nhất và biến phụ thuộc có nhiều giá trị bằng 0, FGLS (Mai Thị Cẩm Tú 3 , Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự 4 ) để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các nghiên cứu còn có những hạn chế sau:

Về không gian nghiên cứu: Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước có sử dụng mô hình trọng lực hoặc mới nghiên cứu về xuất khẩu của Việt Nam (Tho, N.H. 5 , Mai Thị Cẩm Tú 3 hoặc mới nghiên cứu về thương mại của Việt Nam-EU (Thai, T.D. 6 , Duong, N.B. 7 ) hoặc mới nghiên cứu về xuất khẩu một mặt hàng cụ thể sang EU (Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự 4 , Đỗ Thị Hoà Nhã 8 ). Vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề tổng thể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn hiện nay.

Về các yếu tố tác động: Mặc dù các nghiên cứu đã bổ sung nhiều yếu tố vào mô hình trọng lực, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về tác động của tất cả các yếu tố đó tới KNXK của Việt Nam sang thị trường EU. Việt Nam hiện vẫn đang là nước đang phát triển và việc xuất khẩu hàng hoá sang EU còn chịu tác động của nhiều yếu tố quan trọng khác như trình độ công nghệ, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, độ mở nền kinh tế,...

Do đó, thực hiện nghiên cứu này là việc làm cần thiết nhằm ước lượng các yếu tố tác động và từ kết quả sẽ đưa ra các hàm ý chính sách để tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.

Các phần tiếp theo của bài viết này bao gồm: (2) cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu; (3) Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; (4) Kết quả và thảo luận; (5) Kết luận, hàm ý chính sách, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới vận dụng để phân tích hoạt động thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau.

Tinbergen 9 và Poyhonen 10 là các nhà nghiên cứu đầu tiên ứng dụng mô hình này, có dạng như sau:

Trong đó:

: hằng số;

: Giá trị xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia j;

và : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia i và j;

: Khoảng cách địa lý giữa quốc gia i và j.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá từ quốc gia i sang quốc gia j tỷ lệ thuận với GDP của quốc gia i và j và tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa chúng.

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu như trên, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và bổ sung thêm những yếu tố khác như: thu nhập bình quân đầu người, thuế quan của Linneman 11 , hiệu ứng biên giới của Anderson 12 , giá hàng hoá, tỷ giá hối đoái thực của Bergstrand 13 , sự dồi dào các yếu tố đầu vào, thị hiếu của Bergstrand 14 ,... và các nhà nghiên cứu có đóng góp để hoàn thiện mô hình tổng quát như Helpman và Krugman 15 , Anderson và van Wincoop 16 , Song 17 ,...Tổng hợp tất cả các nghiên cứu trên, mô hình trọng lực tổng quát hiện nay có ba nhóm yếu tố chính tác động đến xuất khẩu hoặc dòng thương mại của các quốc gia bao gồm: Nhóm các yếu tố phía cung (nước xuất khẩu i), nhóm các yếu tố phía cầu (nước nhập khẩu j) và nhóm các yếu tố hấp dẫn, cản trở.

Mô hình trọng lực tổng quát có dạng tuyến tính như sau:

Trong đó, 𝑘 = 1,2,3, . . . ,𝑛 là giá trị của biến độc lập , 𝑛 là số biến độc lập định lượng của mô hình; 𝑙 = 1,2,3, . . . ,𝑚 là giá trị của biến giả , nhận giá trị bằng 1 khi một điều kiện nào đó được thoả mãn và bằng 0 trong trường hợp còn lại, m là số biến giả của mô hình.

Bài viết vận dụng mô hình trọng lực hấp dẫn tổng quát (2) để đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Điểm lưu ý của mô hình nghiên cứu là tác giả sử dụng kỹ thuật gộp biến nhằm phản ảnh rõ hơn tác động của các yếu tố đến xuất khẩu (tương tự Thai, T.D. 6 , Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng 18 , Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ 19 ) và sử dụng biến trễ nhằm tránh hiện tượng biến phụ thuộc (KNXK) tác động trở lại biến độc lập (có GDP) (tương tự Nguyen, B.X. 20 , Eyayu 21 , Duong, N.B. 7 ).

Mô hình được viết dưới dạng logarit tự nhiên cụ thể như sau:

Trong đó:

i: nước xuất khẩu (Việt Nam), (j = 1, 2, … 28): nước nhập khẩu (28 nước EU), t = 2007, 2008, …, 2017.

ln(1+EX ijt ): Logarit của KNXK của Việt Nam sang nước nhập khẩu j vào năm t. Do KNXK của Việt Nam sang một số nước nhập khẩu j vào một số thời điểm t không có số liệu (điều này không có nghĩa là Việt Nam không xuất khẩu) nên tác giả lấy ln(1+EX ijt ) để có ý nghĩa.

PGDP i(t -1) *PGDP j(t-1) : Biến gộp GDP bình quân đầu người thực của Việt Nam và nước nhập khẩu j vào năm (t - 1).

POP it *POP jt : Biến gộp dân số của Việt Nam và nước nhập khẩu j vào năm t.

DIST ij : Khoảng cách địa lý từ Hà Nội đến thủ đô của nước nhập khẩu j.

RER ijt : Tỷ giá hối đoái thực của VND với đồng tiền nước nhập khẩu j vào năm t.

Tỷ giá hối đoái thực đo lường mức giá tương đối giữa hàng hoá của Việt Nam và các nước nhập khẩu. Ở đây, tác giả tính toán với đồng tiền riêng của từng quốc gia (nếu quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro thì sẽ tính với đồng tiền chung Euro) chứ không với đồng tiền chung Euro bởi vì giai đoạn 2007-2017 có những quốc gia sử dụng đồng tiện nội tệ của quốc gia và sau đó mới sử dụng đồng tiền chung Euro như Síp, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Slovakia, Slovenia và có những quốc gia chỉ sử dụng đồng tiền nội tệ của mình thay cho Euro như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Anh, Hungary (đối với các quốc gia thay đổi đồng tiền nội tệ thành đồng tiền chung Euro thì tác giả tính tỷ giá hối đoái trước khi thay đổi với đồng tiền nội tệ và sau khi thay đổi với đồng tiền chung Euro).

INFRAS it : Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam vào năm t. Đây là một trong những chỉ số quan trọng của Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF. Chỉ số này bao gồm: chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể, chất lượng đường sá, chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt, cảng biển, sân bay, số chỗ ngồi có sẵn hàng tuần, chất lượng cung ứng điện, số lượng thuê bao di động /100 người dân, số lượng thuê bao cố định /100 người dân.

TECH it : Chỉ số sẵn sàng công nghệ của Việt Nam vào năm t.

Đây là một trong những chỉ số quan trọng của Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF. Chỉ số này bao gồm: sự có sẵn các công nghệ mới nhất, sự hấp thụ công nghệ của cấp doanh nghiệp, chuyển đổi vốn FDI và công nghệ, tỷ lệ cá nhân sử dụng internet, số lượng đăng ký internet băng thông rộng /100 người dân, tốc độ băng thông internet quốc tế, số lượng thuê bao di động băng thông rộng /100 người dân.

OPEN i(t-1) *OPEN j(t-1) : Độ mở thương mại gộp của Việt Nam và nước nhập khẩu j vào năm (t - 1).

Ðộ mở thương mại của một quốc gia được sử dụng như một yếu tố đại diện cho chính sách ngoại thương của một quốc gia, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Chính sách ngoại thương càng theo hướng tự do hóa, độ mở thương mại càng lớn khiến cho quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa càng tăng.

u it : Sai số ngẫu nhiên của mô hình.

Dấu kỳ vọng: và

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng số liệu bảng của Việt Nam và 28 nước EU bao gồm: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý, Anh, Đan Mạch, Ai-len, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Lit-va, Malta, Cộng hoà Séc, Cộng hoà Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia (các nước này được xếp theo trình tự thời gian gia nhập EU). Số liệu được thu thập liên tục giai đoạn 2007-2017. Nguồn số liệu cụ thể như Table 1 .

Table 1 Nguồn dữ liệu của các biến

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp Hausman-Taylor 22 để kết hợp ưu điểm hai mô hình được sử dụng phổ biến trong dữ liệu bảng là FEM và REM. Tác giả sẽ lựa chọn mô hình phù hợp trong bài viết giữa OLS, FEM và REM bằng các kiểm định Breusch-Pagan Lagrange (LM) và kiểm định Hausman. Sau đó, tiến hành sử dụng các kiểm định phù hợp để phát hiện và khắc phục các khuyết tật.

Đầu tiên, tác giả ước lượng theo 2 phương pháp OLS và REM. Từ kết quả ước lượng, tiến hành kiểm định. Tiếp theo, tác giả ước lượng FEM. Tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp tối ưu giữa REM và FEM. Kết quả là FEM được chọn. Sau đó, thực hiện Breusch-Pagan Lagrange (LM) để lựa chọn phương pháp tối ưu và chọn được REM. Thực hiện kiểm định các khuyết tật của FEM và phát hiện có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả ở Table 2 .

Dó đó, tác giả thực hiện ước lượng Hausman-Taylor để khắc phục khuyết tật trên. Tác giả sử dụng kết quả của ước lượng Hausman-Taylor để thảo luận kết quả nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

Căn cứ vào kết quả Hausman-Taylor ( Table 3 ) của mô hình, các yếu tố tác động đến KNXK của Việt Nam sang thị trường EU có ý nghĩa thống kê là: GDP bình quân đầu người gộp (+1,2561), dân số gộp (+2,5124), chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam (+0,8243) và độ mở thương mại gộp (+0,3773).

Table 2 Kết quả ước lượng OLS, REM, FEM và các kiểm định

Thứ nhất, với mức ý nghĩa thống kê 1%, dân số gộp có tác động cùng chiều với KNXK của Việt Nam sang thị trường EU. Khi hệ số này tăng 1% thì KNXK tăng 2,5124%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ 19 , Đỗ Thị Hoà Nhã 8 .

Thứ hai, với mức ý nghĩa thống kê 1%, GDP bình quân đầu người gộp có tác động cùng chiều với KNXK của Việt Nam sang thị trường EU. Khi hệ số này tăng 1% thì KNXK tăng 1,2561%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ 19 , Đỗ Thị Hoà Nhã 8 .

Thứ ba, với mức ý nghĩa thống kê 5%, độ mở thương mại gộp có tác động cùng chiều với KNXK của Việt Nam sang thị trường EU. Khi hệ số này tăng 1% thì KNXK tăng 0,3773%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu Abidin và cộng sự, Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ 23 .

Table 3 Kết quả ước lượng Hausman-Taylor

Thứ tư, với mức ý nghĩa thống kê 10%, chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam tác động cùng chiều với KNXK của Việt Nam sang thị trường EU. Khi hệ số này tăng 1% thì KNXK tăng 0,8243%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu Zarzoso và cộng sự 24 .

KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH, HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP

Từ những kết quả nghiên cứu trên, bài nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng KNXK của Việt Nam sang thị trường EU.

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy GDP bình quân đầu người gộp tác động tích cực đến xuất khẩu. Vì vậy, đối với Việt Nam cần duy trì được sự tăng trưởng cao để tạo điều kiện ổn định cho tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường EU: kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật; đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn nữa trong từng ngành, lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh thực hiện chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với các nước EU, cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có GDP bình quân đầu người cao.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy dân số gộp tác động tích cực đến xuất khẩu. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng lực lượng lao động ở mức tối đa đối với tất cả các ngành cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính phủ cần định hướng chuyên môn hoá lực lượng lao động, tỷ lệ lực lượng lao động phù hợp cho tất cả các ngành nghề cụ thể. Chính phủ cần tiếp tục chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động phù hợp với các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cần triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như quy định cụ thể tiền lương tối thiểu, mức độ đãi ngộ cho người lao động có trình độ cao, có cống hiến lâu dài hay quy định mức thưởng đột xuất cho những công trình nghiên cứu ứng dụng cho sản xuất.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng của Việt Nam tác động tích cực đến xuất khẩu. Vì vậy, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm) là giải pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thời gian, chi phí xuất khẩu, góp phần tăng trưởng KNXK. Một là, Nhà nước cần có chính sách tiếp tục đầu tư và thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ,… của Việt Nam nhằm cải thiện và tối ưu các khoản chi phí liên quan đến vận tải trong nước, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi,… Hai là, Nhà nước cần đẩy mạnh hệ thống hải quan tự động toàn phần nhằm giảm đáng kể sự can thiệp của con người và thủ tục giấy tờ, tạo sự nhất quán, ổn định, minh bạch cho quá trình thông quan, thông qua đó cắt giảm đáng kể thời gian và chi phí cho thủ tục thông quan.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại gộp tác động tích cực đến xuất khẩu. Vì vậy, chính phủ cần tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các nước EU, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để mở đường cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này ngày càng nhiều và ngược lại thu hút được đầu tư về vốn, công nghệ, thiết bị,... hiện đại từ các nước này.

Nghiên cứu đã ước lượng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến KNXK của Việt Nam sang thị trường EU.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định như sau: nghiên cứu chưa phân tích định lượng cho từng mặt hàng chủ lực cụ thể xuất khẩu sang EU, chưa kết hợp phân tích theo SWOT để giải thích.

Chính vì thế, trong thời gian tới, tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu theo mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU và có thể kết hợp SWOT để phân tích chi tiết hơn.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EU: European Union

GDP: Gross Domestic Product

USD: United States Dollar

KNXK: Kim ngạch xuất khẩu

OLS: Ordinary Least Squares

RE/REM: Random Effects Model

FE/FEM: Fixed Effect Model

UN: United Nations

WEF: World Economic Forum

FDI: Foreign Direct Investment

LM: Lagrangian Multiplier

SWOT: Strengths, Weakness, Opportunities, Threats.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

- Tác giả Trần Thanh Long chịu trách nhiệm nội dung: Giới thiệu, Cơ sở lý thuyết và Kết luận, hàm ý chính sách

- Tác giả Võ Minh Vương chịu trách nhiệm nội dung: Đề xuất mô hình và kết quả nghiên cứu.

References

  1. Ngày truy cập 20/02/2019. . ;:. Google Scholar
  2. Herzer ITAS, D. NOWAK‐Lehmann, F. Eur L j C, I. N. M. A. C. U. L. A. D. A., & Vollmer, S.. The Impact of a Customs Union between Turkey and the EU on Turkey's Exports to the EU. JCMS: Journal of Common Market Studies, 45(3); 2007. 719-743. . ;:. Google Scholar
  3. Mai TTC. Estimating the impact of export costs on Vietnam's export. Sci Tech Dev J Econ Law Manag. 2017;1(Q5):74-81. . ;:. Google Scholar
  4. Quỳnh NN, Linh PH, Hải BTT. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên MINH châu Âu (EU). Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 2018;188(12/3):173-8. . ;:. Google Scholar
  5. Tho NH. Determinants of Vietnam's exports: A gravity model approach ([doctoral dissertation]. Bangkok, Thailand: Assumption University); 2013. . ;:. Google Scholar
  6. Thai TD. A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries; 2006. . ;:. Google Scholar
  7. Duong NB. Vietnam-EU free trade agreement: impact and policy implications for Vietnam. SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper. Series. 2016;7. . ;:. Google Scholar
  8. Nhã ĐTH, & Hà NTT. Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Thái Nguyên. 2019;196(3):123-9. . ;:. Google Scholar
  9. Tinbergen J. Shaping the world economy; suggestions for an international economic policy. Books (JAN Tinbergen). 1962. . ;:. Google Scholar
  10. Pöyhönen P. A tentative model for the volume of trade between countries. Weltwirtsch Arch. 1963:93-100. . ;:. Google Scholar
  11. Linnemann H. An econometric study of international trade flows (No. 42). North-Holland Publishing Co; 1966. . ;:. Google Scholar
  12. Anderson JE. A theoretical foundation for the gravity equation. Am Econ Rev. 1979;69(1):106-16. . ;:. Google Scholar
  13. Bergstrand JH. The gravity equation in international trade: some microeconomic foundations and empirical evidence. Rev Econ Stat. 1985;67(3):474-81. . ;:. Google Scholar
  14. Bergstrand JH. The generalized gravity equation, monopolistic competition, and the factor-proportions theory in international trade. Rev Econ Stat. 1989;71(1):143-53. . ;:. Google Scholar
  15. Helpman E, Krugman PR. Market structure and foreign trade: increasing returns, imperfect competition, and the international economy. MIT press; 1985. . ;:. Google Scholar
  16. Anderson JE, Van Wincoop E. Gravity with gravitas: A solution to the border puzzle. Am Econ Rev. 2003;93(1):170-92. . ;:. Google Scholar
  17. Song EY. On gravity, specialization and intra‐industry trade. Rev Int Econ. 2011;19(3):494-508. . ;:. Google Scholar
  18. Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập truing thương mại của Việt Nam với ASEAN+3. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. Bài Nghiên cứu NC-05/2008, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia HN; 2008. . ;:. Google Scholar
  19. Kiên TN, Thị N Mỹ. Các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam: Phân tích bằng mô hình trọng lực. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế & Chính trị thế giới, số. 2015;3(227):47-52. . ;:. Google Scholar
  20. Nguyen BX. The determinants of Vietnamese export flows: static and dynamic panel gravity approaches. Int J Econ Fin. 2010;2(4):122. . ;:. Google Scholar
  21. Mulugeta ET. Determinants of agricultural export in sub-Saharan Africa: evidence from panel study; 2014. . ;:. Google Scholar
  22. Hausman JA, Taylor WE. Panel data and unobservable individual effects. Econ J Econ Soc. 1981:1377-98. . ;:. Google Scholar
  23. Abidin ISZ, Bakar NA, Sahlan R. The determinants of exports between Malaysia and the OIC member countries: A gravity model approach. Procedia Econ Fin. 2013;5:12-9. . ;:. Google Scholar
  24. Zarzoso. Augment Gravity Model: an empirical Application to Mercousur- European Union Trade Flows. J Appl Econ. Nov 2003;VI(2):291-316. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 3 (2022)
Page No.: 3008-3014
Published: Sep 30, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.782

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Long, T., & Vuong, V. (2022). Analysis of the factors affecting Vietnam’s exports to the EU market. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(3), 3008-3014. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i3.782

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1749 times
PDF   = 717 times
XML   = 0 times
Total   = 717 times