Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

332

Total

92

Share

Factors affecting the livelihood diversification of Vietnam households






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Sustainable livelihood is not only the livelihood objective but also households’ expectations. Livelihood diversification is aimed at ensuring the farmer's resilience to shocks and improving livelihood sustainability. Research on livelihood diversification in rural areas contributes to the development of agricultural development policies, social security policies for all farm households in Vietnam. The authors applied statistic and regression methods to analyze VARHS’s database which is surveyed 12 provinces in Vietnam over years. This paper is carried out to analyze and evaluate factors affecting the probability of choosing to diversify the livelihoods of Vietnamese farmers by developing a diversification index (SID) and SID’s determinants based on the DFID framework. The results show that the decision to diversify livelihood is influenced by many factors, including age, planted areas, asset value, saving money. Since then, the authors propose some implications for promoting the livelihood diversification of Vietnamese farmers.

Đặt vấn đề

Từ trước đến nay, tại vùng nông thôn, sinh kế được định nghĩa như một chuỗi các hoạt động nằm trong khả năng của nông hộ để tạo ra thu nhập 1 , 2 , 3 , 4 . Đơn giản hóa định nghĩa, Chambers và các cộng sự so sánh sinh kế như “một ý nghĩa sống, một cách sống” của nông hộ, hay một chuỗi những hoạt động giúp định hướng tương lai 5 , 6 . Trên thực tế, nông hộ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau kết hợp đa dạng các hoạt động sinh kế, hoạt động xã hội để nâng cao thu nhập và lựa chọn một chiến lược sinh kế phù hợp. Đặc biệt, để đạt được sinh kế bền vững, cần tránh tối đa việc phụ thuộc lâu dài vào chỉ một nguồn thu nhập 7 . Nói cách khác, đa dạng hóa sinh kế là hướng đi tối ưu để duy trì và phát triển sinh kế trong khu vực nông thôn.

Đa dạng hóa sinh kế được xem như quá trình giúp con người thỏa mãn các nhu cầu cần thiết thông qua các hoạt động sinh kế 8 . Theo thời gian, chứng kiến nhiều sự biến đổi quan trọng trên toàn thế giới, Rahman và cộng sự đề cao đa dạng hóa sinh kế như chiếc chìa khóa duy nhất giúp nông hộ ở các nước đang phát triển chinh phục các mục tiêu họ đặt ra 9 . Ngoài ra, đa dạng hóa sinh kế còn thúc đẩy những tác động tích cực đến môi trường, giảm tính dễ tổn thương cho nông hộ và phát triển những giá trị tài sản 10 . Dựa trên nền tảng quan điểm của các nghiên cứu gần đây, đa dạng hóa sinh kế tồn tại thêm những khái niệm về sinh kế bền vững và phục hồi sinh kế. Ngoài việc chú trọng đến giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ, các nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế còn đưa ra những chính sách tối ưu giúp giảm nghèo đối với các nông hộ khó khăn 11 , 12 . Nhìn trên góc độ ngược lại, việc thiếu hụt các nguồn vốn lại là một động lực giúp nông hộ thay đổi hoạt động sinh kế góp phần đa dạng hóa sinh kế trong khu vực 13 , 14 .

Nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế phụ thuộc nhiều vào bối cảnh, đặc điểm, tính chất của khu vực được nghiên cứu, các chính sách giải pháp đưa ra cũng cần phải cân nhắc khi áp dụng vào một đất nước cụ thể. Mặt khác, đa dạng hóa sinh kế thay đổi dựa trên chiều hướng hành vi của nông hộ nên mức độ áp dụng của các chính sách theo góc nhìn của chính phủ và người dân là hoàn toàn khác nhau 15 , 16 , 17 . Đa dạng hóa sinh kế là sự ứng phó của hộ nông dân với những điều kiện bất ổn của sản xuất và thị trường bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp được thực hiện để tạo ra thu nhập. Từ lâu, đa dạng hóa sinh kế đã tồn tại như một bài toán chưa có lời giải chính xác và cụ thể trên khắp toàn cầu, đặc biệt là với khối nước đang phát triển 18 , 19 .

Cơ sở lý thuyết trên có tính ứng dụng cao đối với Việt Nam khi những đặc điểm về dân số, địa lý, văn hóa-xã hội tại đây có tính đặc trưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới việc xác định các nhân tố tác động đến sự đa dạng sinh kế của nông hộ Việt Nam.

Tổng quan nghiên cứu

Khung phân tích sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững (mô tả tại Figure 1 ) xác định mối quan hệ giữa các nguồn tài sản sinh kế để xây dựng chiến lược đa dạng sinh kế của nông hộ nhằm đạt được các kết quả sinh kế kỳ vọng trong bối cảnh dễ bị tổn thương vừa bị điều chỉnh bởi các quy định pháp lý chính thức và định chế không chính thức của xã hội. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khi các tài sản và hoạt động sinh kế được đa dạng thì khả năng phục hồi của sinh kế đối với các tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội sẽ tăng lên 8 , 15 , 20 .

Figure 1 . Khung phân tích sinh kế nông hộ bền vững

Các nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề đa dạng hóa sinh kế được tiếp cận trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Các nghiên cứu đa phần chú trọng đến yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế, đưa ra các gợi ý mang tính giải pháp nhằm phục hồi và khắc phục tình trạng sinh kế bền vững của khu vực được nghiên cứu. Dựa trên các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, sinh kế và các nguồn vốn sinh kế nhìn chung đã được đề cập tương đối đa dạng thông qua các định nghĩa.

Md Nazirul Islam Sarker và các cộng sự thì “Sinh kế là hàm số thể hiện sự tương quan của các nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên” 5 . Trong nghiên cứu thực nghiệm trên các số liệu ở vùng nông thôn Nepal, Shanta Paudel Khatiwada và các cộng sự đưa ra định nghĩa: “Sinh kế được hiểu như khả năng, tài sản (bao gồm tài sản vô hình, tài sản hữu hình) và các hoạt động kinh tế hỗ trợ sinh kế của nông hộ 14 . Để làm rõ hơn, Xiaolan Wang và các cộng sự đã chia nguồn vốn sinh kế thành 5 nhóm chính: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội cùng theo đó chỉ ra 23 phương án để đo lường các nguồn vốn này [21]. Tuy nhiên, 5 loại vốn sinh kế trên có thể tồn tại những định nghĩa hoàn toàn khác dựa trên góc độ nghiên cứu cũng như khu vực hoặc các nền văn hóa đặc thù. 21 , 22 , 23

Foyuan Kuang và các cộng sự khái quát, nguồn vốn con người của nông hộ được đánh giá dựa trên 2 góc độ, là chất lượng và số lượng 24 . Cụ thể hơn, trong nghiên cứu của Xiaolan Wang và các cộng sự về sinh kế tại khu vực sông Mân Giang, Trung Quốc, “Vốn con người bao gồm sức khỏe các thành viên thuộc nông hộ, trình độ học vấn, kĩ năng của các lao động trong hộ. Đặc biệt, nguồn vốn này nắm vai trò quan trọng quyết định tình trạng thu nhập của nông hộ.” Nghiên cứu chỉ ra 7 yếu tố tác động chính là độ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, số lao động trong hộ, độ tuổi trung bình, tình trạng sức khỏe, tay nghề của lao động trong hộ 25 . Mặt khác, đối với các nghiên cứu đặc thù như Erenstein và các cộng sự “Bản đồ phân bố các tình trạng nghèo dựa trên các tài sản sinh kế”, xuất hiện các chỉ báo về tỉ trọng giới tính trong hộ và tình trạng học vấn đối với 2 loại giới tính 26 .

Về nguồn vốn tự nhiên, Xiaolan Wang và các cộng sự sử dụng hai chỉ báo là diện tích đất canh tác và diện tích đất vườn bình quân đầu người 25 . Tuy nhiên, Rui Sun và các cộng sự lại chọn phân tích vốn tự nhiên dựa trên chỉ số diện tích đất trồng lúa, đất trồng các loại hạt và đất chưa canh tác 27 . Tương tự, Md Nazirul Islam Sarker và các cộng sự đưa vào các chỉ số thiên tai cho hạng mục này 5 .

Về nguồn vốn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, sinh kế tại các vùng nông thôn phụ thuộc tương đối lớn vào mức độ liên kết của các mạng lưới khu vực. Hay chính xác hơn, nguồn vốn xã hội bao gồm nguồn lực đến từ các mối quan hệ trong xã hội và hiệp hội, tổ chức xã hội 4 . Định nghĩa cụ thể hơn mối quan hệ xã hội “Là các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế” 28 .

Có đặc điểm tương tự vốn tự nhiên, vốn tài chính được đề cập trong các nghiên cứu vô cùng đa dạng, biến thiên theo từng hoàn cảnh nghiên cứu. Junaidi và các cộng sự liệt kê 3 loại thu nhập của nông hộ bao gồm: thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp thông qua việc làm chủ, thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp thông qua việc làm thuê và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp 29 . Ngoài ra, mức độ tiếp cận và tình trạng tín dụng, trợ cấp cũng là yếu tố chính quyết định nguồn vốn tài chính 5 . Đối với một số nghiên cứu hướng đến chiến lược sinh kế của nông hộ như nghiên cứu của Rui Sun và cộng sự tình trạng nợ của nông hộ cũng là một chỉ báo quan trọng đối với vốn tài chính 27 .

So với 4 loại vốn trên, vốn vật chất thường được các nhà nghiên cứu định nghĩa tương đối giống nhau. Vốn vật chất là các cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ nông hộ trong các hoạt động sinh kế 25 . Các trang thiết bị bao gồm các thiết bị điện tử hay các phương tiện (điện thoại di động, TV, đài, máy vi tính, xe máy, tàu xe,…) 30 .

Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc xác lập và đánh giá tác động của các nhân tố lên mức độ đa dạng hóa sinh kế của nông hộ Việt Nam. Thông qua đó, nghiên cứu này thảo luận về vai trò và các hàm ý đến sự đa dạng hóa sinh kế nói riêng và sinh kế bền vững của hộ nói chung.

Khung phân tích đề xuất

Từ khung phân tích của các bài nghiên cứu khoa học trước nhóm đã xây dựng khung phân tích của đề tài được mô tả tại Figure 2 .

Figure 2 . Khung phân tích đa dạng hóa sinh kế của nông hộ tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Đo lường các biến số nghiên cứu

Chỉ số Simpson về đa dạng hóa (Simpson's index of diversity – SID) được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và chấp nhận để xác định đa dạng hóa sinh kế 5 , 7 , 31 , 32 , 33 , 34 , 35 , 36 . Chỉ số SID được xác định theo công thức sau:

Trong đó, n là số nguồn thu nhập có thể có và Pi là tỷ trọng thu nhập thứ i. Giá trị của SID nằm trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó 0 có nghĩa là chỉ một nguồn thu nhập và 1 có nghĩa là có nhiều nguồn thu nhập nhất. Mặc dù giá trị của SID phụ thuộc vào số lượng nguồn thu nhập và tỷ trọng của nguồn thu nhập, nhưng nó phản ánh hiện tượng thực tế của đa dạng hóa sinh kế.

Vì bài nghiên cứu này chỉ quan tâm đến việc hộ gia đình có đa dạng hóa sinh kế hay không nên sau khi tính được giá trị SID, tiến hành mã hóa SID với các giá trị 0.01 là 0 tương ứng với không đa dạng hóa sinh kế và SID > 0.01 là 1 tương ứng với đa dạng hóa sinh kế 14 .

Sau khi mã hóa, nghiên cứu dùng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố quyết định đến khả năng (hay xác suất) đa dạng hóa sinh kế của hộ. Mô hình có công thức toán học:

Đặt P (Y = 1) = P 0 và P (Y = 0) = 1 - P 0 , phương trình được viết lại như sau:

Trong đó: Y là biến giả có hai mức giá trị, Y nhận giá trị bằng 1 là hộ có đa dạng hóa sinh kế (có nhiều hơn 2 nguồn thu nhập), Y nhận giá trị bằng 0 nếu hộ không đa dạng hóa thu nhập (chỉ có 1 nguồn thu nhập). X i là các yếu tác động đến việc đa dạng hóa sinh kế của hộ (i = 1, 2,..., 15). Đặc điểm của các biến được thể hiện tại Table 1 .

Table 1 Mô tả các biến trong mô hình

Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu VARHS (Vietnam Access to Resources Household Survey) điều tra lặp trên cùng các hộ gia đình nông thôn năm 2012, 2014 và 2016 tại 12 tỉnh Việt Nam. VARHS tập trung vào tiếp cận nguồn lực và những khó khăn về đất đai, lao động và tín dụng trong quá trình tiếp cận sinh kế của hộ. Điều tra được thực hiện trên cùng địa bàn nông thôn của 12 tỉnh: Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An. Với bộ dữ liệu lớn và được điều tra lặp lại mỗi 2 năm, đây là cơ sở dữ liệu có đủ thông tin quan trọng về các hoạt động sinh kế và các nguồn lực của nông hộ Việt Nam và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về sinh kế của nông hộ Việt Nam.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình logit với dữ liệu bảng nhằm thể hiện tác động của các nhân tố đến việc lựa chọn đa dạng hóa sinh kế của nông hộ Việt Nam.

Biến phụ thuộc Y i nhận 2 giá trị. Y i = 1: Lựa chọn đa dạng hóa sinh kế, Y i = 0: Không lựa chọn.

Biến phụ thuộc là các biến X i bao gồm biến vùng và các biến của vốn sinh kế. Mô hình có công thức toán học: Y = β 0 + 1i = 1 β i X i + u

Đặt P (Y = 1) = P 0 và P (Y = 0) = 1 - P 0 , phương trình được viết lại như sau:

Mô hình logit với dữ liệu bảng có dạng: Y it = ; Y it = 1{Y it > 0}, t = 1,… T.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thống kê mô tả và ước lượng mô hình

Các giá trị thống kê ở Table 2 đã mô tả chi tiết thông tin về các biến như SID, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, quy mộ hộ, thành viên ngoài độ tuổi lao động, diện tích đất sở hữu, diện tích đất canh tác, nhà ở, vật nuôi, tài sản, tiền vay, thu nhập, tiết kiệm, số tổ chức tham gia.

Table 2 cho thấy giá trị trung bình của SID là 0,95, điều này có nghĩa các hộ gia đình có xác suất đa dạng hóa sinh kế nhiều hơn là không đa dạng hóa. Giới tính của chủ hộ có mức trung bình là 0,77 có nghĩa chủ hộ tập trung ở nam giới nhiều hơn. Tuổi của chủ hộ có trung bình là 52,86 với giá trị tuổi lớn nhất là 100 và nhỏ nhất là 18. Quy mộ hộ lớn nhất là 14 người. Tỷ lệ phụ thuộc trung bình là 0.34 người/quy mô hộ. Table 2 cũng cho thấy giá trị trung bình diện tích đất canh tác là 6021,236 m 2 . Các biến về vốn vật chất là nhà ở, vật nuôi và tài sản có giá trị trung bình lần lượt là 82,32 m 2 , 510330,8 (nghìn VND) và 7,50 tài sản. Số tổ chức hộ tham gia trung bình là 1,95 tổ chức với giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 10 tổ chức.

Table 2 Thống kê mô tả các biến

Kết quả ước lượng trong mô hình hồi quy Logit về ảnh hưởng của các nhân tố đến xác suất đa dạng hóa sinh kế được thể hiện ở Table 3 . Ta xét mức độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua mức ý nghĩa (Prob > Chi-square), kết quả này có ý nghĩa ở độ tin cậy 90%. Do đó, nghiên cứu cho thấy các biến độc lập có quan hệ tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc trong tổng thể và mô hình lựa chọn là phù hợp tốt.

Table 3 Kết quả mô hình hồi quy Logit về sự lựa chọn đa dạng hóa của hộ

Trong tổng số 14 biến số được đưa vào nghiên cứu thì có 4 biến số không ảnh hưởng đến sự đa dạng hóa sinh kế, bao gồm: học vấn chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, nhà ở, giá trị tiền vay. Ngược lại, các biến độc lập còn lại lại có tác động đến việc đa dạng hóa sinh kế với mức ý nghĩa khá cao. Cụ thể khi tuổi của chủ hộ, quy mô hộ, tổng diện tích đất canh tác, vật nuôi, tiết kiệm và tổng số tổ chức hộ tham gia tăng (giảm) một đơn vị thì việc lựa chọn đa dạng hóa sinh kế sẽ tăng(giảm) lần lượt 0,03%; 0,39%; 0,22%; 0,18%; 3,71.10 -6 %và 0,36%. Ngược lại khi giới tính chủ hộ, tình trạng sức khỏe, tài sản, thu nhập tăng (giảm) một đơn vị thì việc lựa chọn đa dạng sinh kế sẽ giảm (tăng) lần lượt 0,52%; 1,35%; 0.14% và 2,18.10 -6 %.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả cho thấy rằng, vốn con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn đa dạng hóa sinh kế của hộ, kết quả này trùng với nghiên cứu của 10 , 21 . Đó là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Về giới tính chủ hộ, những hộ có chủ hộ là nữ thường là những hộ thiếu hụt về lao động và thiếu hụt về nguồn vốn tài chính nên họ không có đủ nguồn lực để tham gia vào hoạt động sản xuất. Vì vậy, để đa dạng nguồn thu, chủ hộ thường lựa chọn nhiều hình thức sinh kế khác nhau. Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe chung của gia đình tác động đáng kể đến lựa chọn đa dạng hóa sinh kế.

Học vấn của chủ hộ không ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn đa dạng hóa sinh kế vì người có trình độ học vấn cao hay thấp thì đều có thể lựa chọn các chiến lược sinh kế khác nhau, bao gồm đa dạng hoặc không đa dạng. Thêm vào đó, chủ hộ không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc tham gia vào các thị trường lao động mà còn phụ thuộc vào quyết định của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, số người ngoài độ tuổi lao động cũng không quyết định hộ có đa dạng hóa sinh kế hay không. Điều này dễ hiểu vì đây là nhóm người không tham gia vào hoạt động sản xuất, thường là những người hưu trí hoặc chưa tới tuổi lao động. Người có trình độ học vấn cao sẽ chuyên môn hóa sản xuất thay vì đa dạng hóa sinh kế để giảm thiểu rủi ro, kết quả này trùng với kết luận với nhiều nghiên cứu đi trước về các yếu tố nhân khẩu học 37 , 38 .

Do đó, việc can thiệp các chính sách cần xem xét đến chăm lo sức khỏe cho người dân ở vùng nông thôn Việt Nam, vì đây là khu vực hạn chế về năng lực y tế dẫn tới thiếu nhân lực tham gia vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là các hoạt động nông nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực có sức khỏe cao có thể chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt cũng như công việc nặng nhọc 39 . Hơn nữa, những lao động này chủ yếu làm công việc chân tay và không thể dễ dàng làm việc trong những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, do đó lĩnh vực làm việc tương đối hẹp, và thu nhập tương đối thấp 25 .

Có thể thấy rằng, vốn tự nhiên tác động đáng kể đến việc lựa chọn đa dạng hóa sinh kế, đại diện cho nhóm biến này là tổng diện tích đất canh tác hay nói cách khác là đất nông nghiệp của hộ 40 , 41 Mặc dù biến này khác nhau giữa các hộ gia đình và cộng đồng, nó cho thấy địa vị xã hội và khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản 5 . Nghiên cứu tiết lộ rằng tổng diện tích đất canh tác tăng khiến cho xác suất đa dạng hóa sinh kế cũng tăng. Nguyên nhân đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, do đó hộ có đất nông nghiệp thường sẽ kết hợp các hoạt động tạo thu nhập khác nhau để gia tăng thu nhập trong thời gian nông nhàn so với hộ không có đất.

Vốn vật chất là yếu tố quan trọng và có tác động tích cực đến việc lựa chọn đa dạng hóa sinh kế của nông hộ Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích nhà ở không ảnh hưởng đến quyết định này. Nguyên nhân là ở khu vực nông thôn, những hộ có diện tích nhà cao thường có diện tích đất cao, đặc biệt ở vùng nông thôn Việt Nam, phần lớn đất ở gắn liền với đất nông nghiệp và hộ ít quan tâm đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do đó họ thường chọn lựa một chiến lược sinh kế bền vững. Ngược lại, giá trị tài sản cũng như giá trị vật nuôi có tác động tới xác suất lựa chọn đa dạng hóa sinh kế. Các nông hộ có giá trị tài sản cao thường đáp ứng đủ nhu cầu sinh kế nên họ lựa chọn chuyên môn hóa sản xuất để giảm thiểu rủi ro 42 .

Vốn tài chính chỉ được duy trì trong mô hình của toàn bộ khu vực, trong đó chúng đóng vai trò quan trọng tác động đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn, tức là các hộ gia đình nông thôn có thể tăng thu nhập của họ bằng cách tăng tài sản tài chính 43 , 44 , 45 . Khi tổng tiết kiệm tăng, xác suất lựa chọn đa dạng hóa sinh kế tăng. Điều này dễ hiểu vì càng có nhiều tiền tiết kiệm, hộ có thể làm được nhiều việc hơn, như là đầu tư hay làm các hoạt động phi nông nghiệp. Ngược lại, tổng thu nhập tác động ngược chiều với xác suất lựa chọn đa dạng hóa sinh kế vì khi tổng thu nhập giảm thì nông dân sẽ làm nhiều công việc khác để cải thiện thu nhập dẫn đến đa dạng hóa sinh kế. Tuy nhiên, tổng tiền vay không ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn đa dạng hóa sinh kế vì không phải hộ nào vay tiền cũng với mục đích đa dạng hóa sinh kế mà có thể dùng cho mục đích khác.

Từ kết quả ước lượng mô hình cho thấy, việc hộ tham gia vào nhiều tổ chức ảnh hưởng tích cực đến lựa chọn đa dạng hóa sinh kế của hộ 46 , 47 . Theo số liệu thống kê mô tả, trung bình 1 hộ sẽ tham gia vào 2 tổ chức và nhiều nhất là 10 tổ chức. Tại Việt Nam, các hộ có khả năng thăm gia vào rất nhiều các tổ chức khác nhau như hội nông dân, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, các chương trình, dự án,… Nguyên nhân cho thấy khi tham gia vào các tổ chức, các mối quan hệ sẽ tăng lên cũng như củng cố vị trí của các thành viên, giúp các hộ mở rộng thêm các hoạt động tạo thu nhập cho hộ, từ đó thúc đẩy việc đa dạng hóa sinh kế thay vì chuyên môn hóa trong các hoạt động thuần nông và phi nông. Vai trò của vốn xã hội trong lựa chọn đa dạng hóa sinh kế là vô cùng quan trọng, đẩy mạnh vốn xã hội cũng có thể xóa đói giảm nghèo và nâng cao sinh kế nông thôn 48 .

Kết luận và các hàm ý

Nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa các nhân tố trong 5 nguồn vốn sinh kế (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội) đến xác suất lựa chọn đa dạng hóa sinh kế. Dựa trên cơ sở nền tảng kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng việc thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế của nông hộ Việt Nam cần lưu ý đến việc phân nhóm các đối tượng về nhân khẩu học theo các vùng khác nhau (vốn con người có sự khác biệt lớn). Đối với những ngành nghề nông nghiệp lâu đời, gia truyền, các phương tiện, thiết bị công-nông nghiệp đa số tương đối lạc hậu lỗi thời, chính phủ cần tạo điều kiện giúp những nông hộ này chuyển đổi thiết bị, công nghệ để gia tăng năng suất. Chính sách về đất đai là một yếu tố cốt lõi thúc đẩy hoạt động chuyển đổi sinh kế, đa dạng hóa sinh kế của nông hộ. Do đó, các chính sách, hỗ trợ dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn cần được tiếp tục được thực hiện, và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này sẽ là các tác động tích cực đến hoạt động đa dạng hóa sinh kế của nông hộ Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, các tác giả chưa đề cập đến nhiều yếu tố khác có thể tác động đến quyết định đa dạng hóa sinh kế của hộ như: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mức độ ưa thích rủi ro của nông hộ,..Các yếu tố này là gợi ý quan trọng các các nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VARHS: Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Access to Resources Household Survey).

SID: Chỉ số đa dạng hóa (Simpson Simpson's index of diversity).

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Huỳnh Ngọc Chương chịu trách nhiệm nội dung: Ý tưởng, Lý thuyết, Phân tích và đánh giá.

Trần Thị Bảo Ngọc chịu trách nhiệm nội dung: Dữ liệu nghiên cứu, Phân tích dữ liệu.

Lê Hoàng Đạt chịu trách nhiệm nội dung: Phương pháp nghiên cứu, Phân tích dữ liệu.

Trần Thị Hải Yến chịu trách nhiệm nội dung: Phương pháp nghiên cứu, Phân tích dữ liệu, hình thức trình bày.

References

  1. Ansoms A., McKay A.. A quantitative analysis of poverty and livelihood profiles: The case of rural Rwanda. Food Policy. . 2010;35(6):584-598. Google Scholar
  2. Berre D.. Thinking beyond agronomic yield gap: Smallholder farm efficiency under contrasted livelihood strategies in Malawi. F. Crop. Res. . 2017;214(September):113-122. Google Scholar
  3. Ellis F.. Rural livelihoods and diversity in developing countries: evidence and. . 2000;:. Google Scholar
  4. Scoones I.. Sustainable Rural Livelihoods a Framework for Analysis. Analysis. . 1998;72:1-22. Google Scholar
  5. Sarker M. N. I.. Livelihood diversification in rural Bangladesh: Patterns and determinants in disaster prone riverine islands. Land use policy. . 2020;96(April):104720. Google Scholar
  6. Chambers R.. Sustainable Livelihoods and environment: putting poor rural people first. Brighton. . 1988;240:. Google Scholar
  7. Block S., Webb P.. The dynamics of livelihood diversification in post-famine Ethiopia. Food Policy. . 2001;26(4):333-350. Google Scholar
  8. DFID. Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, section 2.1. Department for International Development (DFID). Dep. Int. Dev. . 1999;:26. Google Scholar
  9. Rahman H. M. Tuihedur. How Do Capital Asset Interactions Affect Livelihood Sensitivity to Climatic Stresses? Insights From the Northeastern Floodplains of Bangladesh. Ecol. Econ. . 2018;150:165-176. Google Scholar
  10. Pour M. Dehghani. Revealing the role of livelihood assets in livelihood strategies: Towards enhancing conservation and livelihood development in the Hara Biosphere Reserve, Iran. Ecol. Indic. . 2018;94(May):336-347. Google Scholar
  11. Mahmudul A. M.. Resilience, adaptation and expected support for food security among the Malaysian east coast poor households. Manag. Environ. Qual. . 2018;29(5):877-902. Google Scholar
  12. Rigby D.. A review of indicators of agricultural and rural livelihood sustainability. 2000. . ;:. Google Scholar
  13. Peng W.. Household Livelihood Strategy Choices, Impact Factors, and Environmental Consequences in Miyun Reservoir Watershed, China. Sustainability. . 2017;9(2):175. Google Scholar
  14. Khatiwada S. P.. Household Livelihood Strategies and Implication for Poverty Reduction in Rural Areas of Central Nepal. Sustainability. . 2017;9(4):612. Google Scholar
  15. Ellis F.. Household strategies and rural livelihood diversification. J. Dev. Stud. . 1998;35(1):1-38. Google Scholar
  16. Zezza A.. Rural Income Generating Activities: Whatever Happened to the Institutional Vacuum? Evidence from Ghana, Guatemala, Nicaragua and Vietnam. World Dev. . 2009;37(7):1297-1306. Google Scholar
  17. Gautam Y., Andersen P.. Rural livelihood diversification and household well-being: Insights from Humla, Nepal. J. Rural Stud. . 2016;44:239-249. Google Scholar
  18. Ellis F., Freeman H. A.. Rural livelihoods and poverty reduction strategies in four African countries. J. Dev. Stud. . 2004;40(4):1-30. Google Scholar
  19. Bouahom B.. Building sustainable livelihoods in Laos: untangling farm from non-farm, progress from distress. Geoforum. . 2004;35(5):607-619. Google Scholar
  20. Adger N.. Social Vulnerability to Climate Change and Extremes in Costal Vietnam. World Dev. . 1999;27(2):249-269. Google Scholar
  21. Wu Z.. Adaptive choice of livelihood patterns in rural households in a farm-pastoral zone: A case study in Jungar, Inner Mongolia. Land use policy. . 2017;62:361-375. Google Scholar
  22. Dai X.. Pastoral livelihood transition via divergent pathways: A case study in northern Xinjiang, China. J. Arid Environ. . 2020;174:19. Google Scholar
  23. Yan J.. Determinants of Engagement in Off-Farm Employment in the Sanjiangyuan Region of the Tibetan Plateau. Mt. Res. Dev. . 2017;37(4):464-473. Google Scholar
  24. Kuang F.. Influence of livelihood capital on adaptation strategies: Evidence from rural households in Wushen Banner, China. Land use policy. . 2019;89(August):104228. Google Scholar
  25. Wang X., Peng L.. Sensitivity of Rural Households' Livelihood Strategies to Livelihood Capital in Poor Mountainous Areas: An Empirical Analysis in the Upper Reaches of the Min River, China. Sustainability. . 2019;11(8):2193. Google Scholar
  26. Erenstein O., Thorpe W.. Livelihoods and agro-ecological gradients: A meso-level analysis in the Indo-Gangetic Plains, India. Agric. Syst. . 2011;104(1):42-53. Google Scholar
  27. Sun R.. Classifying livelihood strategies adopting the activity choice approach in rural China. Sustain. . 2019;11(11):3019. Google Scholar
  28. Portes A., Landolt P.. Social Capital: Promise and Pitfalls of its Role in Development. J. Lat. Am. Stud. . 2000;32(2):529-547. Google Scholar
  29. Yulmardi Y.. Household livelihoods strategies of descendants of transmigrants in Jambi Province, Indonesia. Int. J. Adv. Sci. Technol. . 2020;29(3):6118-6133. Google Scholar
  30. Arun S.. Overcoming Household Shocks: Do Asset-Accumulation Strategies Matter? Rev. Soc. Econ. . 2013;71(3):281-305. Google Scholar
  31. Reardon T.. Household income diversification into rural nonfarm activities. in Transforming the rural nonfarm economy: opportunities and threats in the developing world. . 2007;:115-140. Google Scholar
  32. Gebru G. W.. Determinants of livelihood diversification strategies in Eastern Tigray Region of Ethiopia. Agric. Food Secur. . 2018;7:. Google Scholar
  33. Alinovi L.. Livelihoods strategies and household resilience to food insecurity: An empirical analysis to Kenya. Promot. Resil. through Soc. Prot. Sub-Saharan Africa. . 2010;:28-30. Google Scholar
  34. Adem M., Tesafa F.. Intensity of income diversification among small-holder farmers in Asayita Woreda, Afar Region, Ethiopia. Cogent Econ. Financ. . 2020;8(1):1759394. Google Scholar
  35. Chettri D.. Agricultural diversification in Sikkim: A move towards organic high-value agriculture. Indian J. Sci. Technol. . 2020;13(44):4500-4505. Google Scholar
  36. Mzyece A., Ng'ombe J. N.. Does Crop Diversification Involve a Trade-Off Between Technical Efficiency and Income Stability for Rural Farmers? Evidence from Zambia. Agronomy. . 2020;10(21):1875. Google Scholar
  37. Ooms D. L., Hall A. R.. On- and Off-Farm Labour Supply of Dutch Dairy Farmers: Estimation and Policy Simulations. 2005 Int. Congr. August 23-27, 2005, Copenhagen, Denmark. . 2005;:. Google Scholar
  38. Deaton A. S., Ruiz-Castillo J., Thomas D.. The Influence of Household Composition on Household Expenditure Patterns: Theory and Spanish Evidence. J. Polit. Econ. . 1989;97(1):179. Google Scholar
  39. G. Baffoe, Matsuda H.. An empirical assessment of rural livelihood assets from gender perspective: evidence from Ghana. Sustain. Sci. . 2018;13(3):815-828. Google Scholar
  40. Baird T. D., Gray C. L.. Livelihood Diversification and Shifting Social Networks of Exchange: A Social Network Transition?. World Dev. . 2014;60:14-30. PubMed Google Scholar
  41. T. D. Baird, Hartter J.. Livelihood diversification, mobile phones and information diversity in Northern Tanzania. Land use policy. . 2017;67:460-471. Google Scholar
  42. Ma J.. Study on Livelihood Assets-Based Spatial Differentiation of the Income of Natural Tourism Communities. Sustainability. . 2018;10(2):353. Google Scholar
  43. Perz S. G.. Are Agricultural Production and Forest Conservation Compatible? Agricultural Diversity, Agricultural Incomes and Primary Forest Cover Among Small Farm Colonists in the Amazon. World Dev. . 2004;32(6):957-977. Google Scholar
  44. Khai T. T., Danh N. N.. Những yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Phát triển Kinh tế. . 2014;284(06):22-41. Google Scholar
  45. Trân N. M.. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch nội địa của nhân viên văn phòng tại thành phố Cần Thơ. Can Tho Univ. J. Sci. . 2016;46:51. Google Scholar
  46. Zewdu G. A.. Irregular migration, informal remittances: evidence from Ethiopian villages. GeoJournal. . 2018;83(5):1019-1034. Google Scholar
  47. Kassie G. W.. Determinant factors of livelihood diversification: Evidence from Ethiopia. Cogent Soc. Sci. . 2017;3(1):1-16. Google Scholar
  48. Li C.. Farmer's Adaptation to Climate Risk in the Context of China -: A research on Jianghan Plain of Yangtze River Basin. Agric. Agric. Sci. Procedia. . 2010;1:116-125. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 1 (2022)
Page No.: 2073-2082
Published: Nov 3, 2021
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i1.807

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Chuong, H., Ngoc, T., Dat, L., & Yen, N. (2021). Factors affecting the livelihood diversification of Vietnam households. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(1), 2073-2082. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i1.807

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 332 times
PDF   = 92 times
XML   = 0 times
Total   = 92 times