Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1093

Total

418

Share

Impact of financial development, trade openness, and renewable energy consumption on economic growth






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The financial market is responsible for connecting savings and investment in order to put social resources into production and business. The developed financial market has able to generate low transaction costs along with trade policies and international integration, which can be the driving force for economic development in each country. In the context of the industrial revolution 4.0, countries must move towards cleaner production by using renewable energy sources to reduce pollution and create advantages for long-term economic growth. The research aims to assess the impact of financial development, trade openness, and the use of renewable energy on economic growth in the period from 1990 to 2020. Using the autoregressive distributional lag (ARDL) method in order to assess the short and long-term relationship, the research results suggest that there exists a positive impact of financial development on economic growth in both the short and long term. Specifically, a 1% change in financial development will change economic growth by 0.0524% in the short run and 0.0082% in the long run. The research also confirms that renewable energy use and trade openness have no impact on growth, but there can be positive effects of renewable energy use and negative effects of trade openness to economic growth in the long run.

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong vòng 30 năm giai đoạn 1986 đến 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm, trong năm 2018 và 2019 nền kinh tế tăng trưởng cao đạt 7.08% và 7.02%, mặc dù trong năm 2020 dưới tác động của đại dịch Covid – 19, tốc độ tăng trưởng giảm xuống nhưng vẫn dương, còn 2.92%, cao hơn so với Trung Quốc 2.3%, và tốt hơn các nền kinh tế Singapore, Thái Lan, Malaysia đều tăng trưởng âm 1 .

Kể từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu tham gia nhiều vào các hiệp định tự do thương mại, đặc biệt là hiệp định tự do thương mại mới, như TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) và đồng thời là CPTPP sau này (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Ngoài ra, tham gia các Hiệp đinh tự do thương mại cũng tạo động lực giúp Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thương mại và phát triển kinh tế 2 .

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hệ thống tài chính ngày đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế. Kể từ khi Pháp lệnh ngân hàng ra đời năm 1988 – 1990, hệ thống ngân hàng được chia thành 2 cấp, trong gần 30 năm hệ thống ngân hàng nói riêng và tổ chức tài chính nói riêng đã có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, ngoài ngân hàng nhà nước thì hệ thống ngân hàng trong nước còn xuất hiện các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thương mại cổ phần, phản ánh sự phát triển nhiều mặt của hệ thống tài chính 2 .

Hệ thống tài chính là kênh quan trọng có vai trò to lớn trong kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư, những khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể tài chính sẽ được phân phối sang các chủ thể cần vốn. Khi hệ thống tài chính phát triển đồng nghĩa với chi phí giao dịch ngày càng nhỏ, nói cách khác, nền kinh tế phải trả một chi phí rẻ hơn, và trong hoàn cảnh đó hoạt động của ngân hàng và tổ chức tín dụng trở nên cạnh tranh, phát triển lành mạnh. Trong nhiều nghiên cứu trước của Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2016) 2 , Bist (2018) 3 , Puatwoe và Piabua (2017) 4 đều khẳng định sự phát triển tài chính đều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, trong nghiên cứu Phạm Thị Hồng Khoa và cộng sự (2019) 5 cho rằng tồn tại quan hệ chữ U ngược giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, điều đó phát triển tài chính có tác động tích cực lẫn tiêu cực lên tăng trưởng và kết quả tác động tùy theo từng bối cảnh kinh tế khác nhau. Đặc biệt khi những nguồn lực tài chính chảy vào các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường thì nền kinh tế càng có sự phát triển bền vững. Do đó, thị trường tài chính đang dần định hướng phát triển trên nền tảng tài chính xanh, hỗ trợ nhà đầu tư có các dự án công nghệ ngày trở nên vô cùng cấp thiết.

Nghiên cứu này thực hiện đánh giá tác động của phát triển tài chính, sử dụng năng lượng tái tạo lên tăng trưởng trong bối cảnh Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua mở rộng thương mại và gia nhập các hiệp định thương mại tự do, đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân phối trễ tự hồi quy (ARDL), nhằm đánh giá các tác động trong ngắn hạn và dài hạn các mối quan hệ này.

Ngoài phần mở đầu, nghiên cứu gồm có 4 phần nữa: Phần nghiên cứu thảo luận các nghiên cứu trước, phần nghiên cứu thảo luận nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là phần thảo luận kết quả và kết luận của nghiên cứu.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Tăng trưởng kinh tế có thể chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng, phát triển tài chính là nhân tố có thể có tác động lên tăng trưởng, theo cả nghĩa tích cực hoặc tiêu cực và tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế từng quốc gia tại thời điểm nghiên cứu, như nghiên cứu của Bist (2018) 3 , Puatwoe và Piabua (2017) 4 , Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2016) 2 . Ngoài ra, trong bối cảnh phát triển kinh tế, các quốc gia hướng tới tăng trưởng bền vững, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo cũng là động lực cho tăng trưởng, như đã được thảo luận trong nghiên cứu của Asiedu và cộng sự (2021) 6 .

Nghiên cứu của Bist (2018) 3 nghiên cứu tại 16 quốc gia châu Phi và quốc gia ngoài châu Phi có mức thu nhập trung bình thấp trong thời gian từ 1995 đến 2014 và tác giả cho rằng tồn tại tác động tích cực trong quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng. Khi thực hiện kiểm tra từng nước, thì hầu hết trong các nước cũng tồn tại kết quả tương tự, và tác giả cho rằng, các quốc gia thu nhập thấp cần có chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận dịch vụ tài chính, để làm động lực tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tương tự, nghiên cứu của Puatwoe và Piabua (2017) 4 , tác giả sử dụng phương pháp hồi quy phân phối trễ tự hồi quy, tác giả cũng tìm thấy tác động dương của phát triển tài chính lên tăng trưởng tại Cameroon, điều đó hàm ý thị trường tài chính Cameroon cần tiếp tục đổi mới để thúc đẩy phát triển tài chính, đa dạng sản phẩm và dịch vụ tài chính, các chủ thể tài chính để hỗ trợ tốt hơn cho tăng trưởng.

Theo tác giả Venkatraja (2019) 7 , chi phí sử dụng năng lượng tái tạo cao hơn nhiều so với sử dụng năng lượng hóa thạch, do vậy các quốc gia sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ tạo nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong ngắn hạn, đồng thời ô nhiễm môi trường tăng lên. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, trong dài hạn các quốc gia vẫn cần phải chuyển sang sử dụng nhiều năng lượng tái tạo, và tác giả đã thực hiện nghiên cứu tại 4 quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Nga và cho rằng giảm tiêu dùng năng lượng tái tạo có tác động tốt hơn lên tăng trưởng. Trong một nghiên cứu khác, Asiedu và cộng sự (2021) 6 tại châu Âu và khẳng định, không những tồn tại quan hệ dài hạn giữa sử dụng năng lượng tái tạo và tăng trưởng, mà phát thải khí CO2 cũng có tác động dài hạn lên tăng trưởng. Thực vậy, sử dụng năng lượng tái tạo ít tạo ra khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, và đồng thời cũng là nhân tố có tác động lên tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là tại các quốc gia châu Âu có mức độ phát triển cao, sử dụng năng lượng nhiều.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2016) 2 thực hiện nghiên cứu tác động phát triển tài chính và phát triển kinh tế 29 nước tại châu Á trong thời gian từ năm 1996 đến 2013, cho rằng phát triển tài chính có tác động tích cực lên phát triển tài chính, đặc biệt ở quốc gia thu nhập cao tác động này càng mạnh hơn; nhưng tác động này sẽ yếu đi nếu có sự mất cân đối giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế, thậm chí nếu tốc độ phát triển tài chính diễn ra nhanh hơn tăng trưởng kinh tế, Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2016) 2 cho rằng phát triển tài chính sẽ làm xấu đi phát triển kinh tế. Điều đó cho thấy, phát triển hài hòa giữa kinh tế và tài chính sẽ là nền tảng tốt nhất giúp ích cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trong khi đó, kết quả đa dạng hơn giữa mối quan hệ này, Phạm Thị Hồng Khoa và cộng sự (2019) 5 nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2015, tác giả cho rằng tồn tại quan hệ chữ U ngược giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, điều đó đồng nghĩa rằng có thời kỳ phát triển tài chính có tác động tích cực, nhưng cũng có thời kỳ tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định quan hệ ngược chiều giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế, nhưng mối quan hệ này khá yếu và chỉ tác động tại mức ý nghĩa tại 10%, và tác giả dự đoán thương mại cản trở tăng trưởng bởi hoạt động kinh tế có sự chuyên môn hóa sai khu vực.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu này được thu thập từ Tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 1990 đến hết 2020, được thể hiện như trong Table 1 .

Table 1 Biến sử dụng trong mô hình

Phương pháp nghiên cứu

Dựa theo nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Khoa và cộng sự (2019) 5 , Venkatraja (2019) 7 , phương trình hồi quy thông thường được viết như sau:

Hoặc

Phương pháp ước lượng theo ARDL được mô tả như sau:

Trong đó,

là hiệu chỉnh sai số, rút ra từ phần dư từ phương trình ước lượng trong dài hạn. Trong khi là phản ánh tốc độ các thông số hiệu chỉnh về phía giá trị cân bằng, có giá trị âm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vinh và Trịnh Thị Thùy Dương (2019) 8 , hệ số này có giá trị xoay quanh giá trị 1 và mang dấu âm, thể hiện các thông số hiệu chỉnh về phía giá trị cân bằng phù hợp với thực tế.

là phần dư của mô hình ước lượng

KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN

Dựa vào thống kê mô tả ở Table 2 thấy rằng, Việt Nam duy trì phát triển tài chính cao, hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng và cung cấp sản phẩm tín dụng cho nền kinh tế, dao động từ 19.56% GDP đến 164.86% GDP (xem Figure 1 ). Hơn nữa, độ mở thương mại của đất nước cũng liên tục mở rộng trong giai đoạn 1992 đến 2020, độ mở thương mại đạt 210.4% GDP (xem Figure 2 ), thể hiện sự hòa nhập kinh tế của đất nước vào sâu trong kinh tế thế giới, sự phát triển kinh tế của đất nước cũng phụ thuộc lớn vào thương mại với thế giới. Trong khi đó, mức độ sử dụng năng lượng tái tạo trong tổng nhu cầu năng lượng ngày càng giảm, thể hiện sự phát triển kinh tế dựa nhiều vào năng lượng hóa thạch và ô nhiễm môi trường (xem Figure 3 ). Đồng thời, tăng trưởng kinh tế GDP biến động mạnh, và theo xu hướng giảm dần trong những năm gần đây (xem Figure 4 ).

Table 2 Thống kê mô tả

Figure 1 . Phát triển tài chính (FD)

Figure 2 . Độ mở thương mại (TO)

Figure 3 . Sử dụng năng lượng tái tạo (REC)

Figure 4 . Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Table 3 Kiểm tra tính dừng

Table 3 trình bày về kiểm tra tính dừng theo Augmented Dickey-Fuller và Phillips–Perron, thấy rằng hầu hết các chuỗi dữ liệu đều không dừng tại dữ liệu gốc nhưng có dừng tại sai phân cấp 1, do vậy sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL phù hợp trong nghiên cứu này.

Table 4 Kiểm định Bounds testing

Table 4 là kết quả của kiểm định bounds testing để kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các thông số hồi quy. Giá trị thống kê bao là 6.208 là lớn hơn giá trị tới hạn cận trên (Fu = 3.2 – 4.66) do vậy tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến số trong mô hình ước lượng, hoặc có thể nói tồn tại quan hệ dài hạn giữa các biến số. Nghiên cứu đã xác định lag tối ưu là ARDL (1, 0, 2, 2) và được sử dụng trong phân tích ARDL và cho kết quả như ở Table 5 . Kết quả hồi quy thể hiện hệ số (hoặc CointEq(-1)) của bằng – 0.639 và nằm trong giới hạn cho phép, như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Vinh và Trịnh Thị Thùy Dương (2019) 8 , điều này thể hiện kết quả là tin cậy.

Theo Table 5 bao gồm quan hệ ngắn hạn và quan hệ dài hạn. Theo đó, nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, trong dài hạn tồn tại tác động dương, tuy nhiên cả hai tác động này đều không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích mức độ đáp ứng của năng lượng Việt Nam trong ngắn hạn còn thấp, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong nền kinh tế ngày càng giảm, năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng chủ yếu đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, trong dài hạn, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ có tác động tích cực hơn lên tăng trưởng, mặc dù bằng chứng thực nghiệm chưa có ý nghĩa thống kê, nhưng qua đó hàm ý nếu Việt Nam có sự cải thiện hơn nữa về sử dụng năng lượng tái tạo thì sẽ có tác động thúc đẩy hơn nữa kinh tế phát triển. Kết quả nghiên cứu của Venkatraja (2019) 7 , Asiedu và cộng sự (2021) (6) còn cho rằng chi phí sử dụng năng lượng tái tạo quá cao, điều đó chưa tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp và quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững.

Đối với độ mở thương mại, nhân tố này có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và tác động âm trong dài hạn, nhưng biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê trong dài hạn, điều này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Khoa và cộng sự (2019) 5 nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2015 cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc lớn vào hoạt động ngoại thương, khi có những cú sốc từ bên ngoài tác động, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn thì tăng độ mở thương mại có tác động tích cực lên tăng trưởng, do nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và mở cửa, những cải cách về thương mại trong ngắn hạn có tác động tích cực. Trong dài hạn, nếu nền kinh tế có sự chuyên môn hóa thấp, chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực hoặc một vài doanh nghiệp FDI tận dụng lao động giá rẻ, thì mở cửa hoạt động thương mại chưa mang lại lợi ích kinh tế trong dài hạn. Để chống lại những cú sốc, ngoài mở rộng thương mại với thế giới, Việt Nam bên cạnh đa dạng hóa các đối tác thương mại để giảm rủi ro từ hoạt động thương mại thì cũng cần hướng tới thị trường nội địa. Thị trường nội địa của Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn, dân số gần 98 triệu người trong khi dân số trẻ, đang trong thời kỳ dân số vàng, nên sức tiêu dùng lớn, nên thị trường này được nhiều các tập đoàn đa quốc gia quan tâm và khai thác, vì vậy mở rộng thị trường nội địa là giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của cú sốc về thương mại.

Theo kết quả Table 5 mô tả rằng, phát triển tài chính có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong cả dài hạn và ngắn hạn, thể hiện rằng, sự mở rộng khu vực tài chính, gia tăng hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do các doanh nghiệp có nhiều hơn cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính thức. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng, tác động tích cực của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn là lớn hơn tác động ngắn hạn. Cụ thể, khi phát triển tài chính tăng lên 1% sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế tăng lên 0.0524% trong ngắn hạn và 0.0082% trong dài hạn, điều đó thể hiện Việt Nam đang quan tâm đến hoạt động khu vực ngân hàng trong thời gian vừa qua, tái cấu trúc những ngân hàng yếu kém, nâng cao cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng đã làm cho thị trường tài chính phát triển ngày càng lành mạnh hơn, điều này tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng có thời gian các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phi chính thức, tín dụng đen chịu lãi suất cao, các doanh nghiệp rất khó bù đắp được chi phí lãi vay, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2016) 2 , Bist (2018) 3 , Puatwoe và Piabua (2017) 4 đã được thực hiện tại nhiều khu vực khác trên thế giới, và ngay cả trong nước. Theo đánh giá của Phạm Thị Hồng Khoa và cộng sự (2019) 5 , tồn tại cả tác động tích cực và tiêu cực của phát triển tài chính lên tăng trưởng, đặc biệt khi sự thay đổi phát triển tài chính diễn ra quá nhanh và nền kinh tế không hấp thụ được nguồn lực tài chính thì chưa thể thúc đẩy tăng trưởng. Nhìn vào Việt Nam, xét trong cả quá trình đổi mới, Việt Nam đã thành công khi thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển và hỗ trợ cho tăng trưởng cao trong thời gian dài, tuy nhiên giai đoạn 2011 đến 2015 là giai đoạn thị trường tài chính phát triển chưa hỗ trợ tăng trưởng do thị trường tài chính phát triển quá nóng, mức cung tiền của hệ thống ngân hàng tăng cao, cũng là thời kỳ tăng trưởng thấp.

Table 5 Tác động ngắn hạn và dài hạn

Table 6 trình bày một số kiểm định trong mô hình hồi quy, kết quả thấy rằng mô hình lựa chọn hồi quy là phù hợp, theo kiểm định Ramsey RESET, mô hình không có hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Ngoài ra, các biến độc lập của mô hình có thể giải thích được 64.84% biến phụ thuộc.

Để đánh giá sự ổn định của phần dư, kiểm định CUSUM và CUSUMSQ được thực hiện trong Figure 5Figure 6 , đường kết quả của mô hình hồi quy CUSUM và CUSUMSQ đều nằm trong đường biên tới hạn tại mức ý nghĩa 5%, khẳng định mô hình là hoàn toàn ổn định và tin cậy về kết quả ước lượng.

Table 6 Kiểm định một số lỗi của mô hình

Figure 5 . CUSUM

Figure 6 . CUSUMSQ

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Sự phát triển thị trường tài chính coi là mạch máu quan trọng trong phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng xanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam được đánh giá là quốc gia đang phát triển mới nổi có tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, đóng góp vào thành công này, có thể nói không thể thiếu sự đóng góp của thị trường tài chính. Trong nghiên cứu tác động của phát triển tài chính, thương mại, sử dụng năng lượng tái tạo lên tăng trưởng kinh tế thực hiện trong thời gian từ 1990 đến 2020, sử dụng phương pháp hồi quy phân phối trễ tự hồi quy (ARDL), nghiên cứu cho rằng tồn tại tác động tích cực của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn, cụ thể khi phát triển tài chính tăng lên 1% sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế tăng lên 0.0524% trong ngắn hạn và 0.0082% trong dài hạn. Ngoài ra, sử dụng năng lượng tái tạo và độ mở thương mại lần lượt có tác động âm và tác động dương lên tăng trưởng, nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra những có thể có tác động tiêu cực của độ mở thương mại lên tăng trưởng trong dài hạn.

Nghiên cứu có một số đề xuất, một là Việt Nam tiếp tục thực hiện cải cách thị trường tài chính, đặc biệt là lành mạnh hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng, cũng như nâng cao hệ thống giám sát, xử lý những ngân hàng yếu kém. Hiện một số ngân hàng trong nước đang hướng đến chuẩn giám sát của Basel II và định hướng tới năm 2023 hệ thống ngân hàng sẽ đạt theo chuẩn Basel III về hệ thống giám sát, nguồn vốn và minh bạch thông tin. Ngoài ra, thị trường tài chính cần định hướng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ như Blockchain, Big data, và điều này càng nên đẩy mạnh nhằm cho thị trường tránh có khả năng thích ứng tốt hơn với các cú sốc. Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19, các tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống tài chính nói riêng khi áp dụng công nghệ thì hoạt động thanh toán, các giao dịch được thông suốt thông qua các cơ chế không sử dụng tiền mặt, các giao dịch qua app trên nền tảng thanh toán online. Hai là, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong đó thị trường tài chính có định hướng tạo các khoản vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư có sử dụng nguồn năng lượng sạch, không ưu đãi đối với dự án sử dụng nhiều năng lượng và năng lượng hóa thạch, hướng tới phát triển kinh tế xanh trên nền tảng tài chính xanh. Ba là, Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động thương mại đối với các quốc gia, bên cạnh những đối tác truyền thống thì hoạt động thương mại cũng hướng tới các đối tác mới, cùng với thúc đẩy thị trường nội địa, ưu tiên người Việt dùng hàng Việt.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ARDL: Autoregressive Distributed Lag

CPTPP: Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership

CUSUM: Cumulative Sum

CUSUMSQ: Cumulative Sum Squared

EC: Error Correction

ECT: Error Correction Term

FD: Financial Development

GDP: Gross Domestic Product

GSO: General Statistics Office

IMF: International Monetary Fund

LM: Lagrange Multiplier

REC: Renewable Energy Consumption

TO: Trade Openness

TPP: Trans- Pacific Partnership

VGP: Vietnam Government Portal

WB: World Bank

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Tác giả tuyên bố không có xung đột lợi ích trong nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.

References

  1. VGP. GDP năm 2020 tăng 2,91%. 2020 [cited 2020 Oct 20]. . ;:. Google Scholar
  2. Anh Hoàng Thị Phương, Danh Đinh Tấn. Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực châu Á. Tạp chí phát triển và hội nhập [Internet]. 2016;26(26):21 - 26. . ;:. Google Scholar
  3. Bist JP. Financial development and economic growth: Evidence from a panel of 16 African and non-African low-income countries. Read R, editor. Cogent Econ Financ. 2018 Jan 1;6(1):1449780. . ;:. Google Scholar
  4. Puatwoe JT, Piabuo SM. Financial sector development and economic growth: evidence from Cameroon. Financ Innov . 2017;3(1):25. . ;:. Google Scholar
  5. Khoa Phạm Thị Hồng. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2019. . ;:. Google Scholar
  6. Asiedu BA, Hassan AA, Bein MA. Renewable energy, non-renewable energy, and economic growth: evidence from 26 European countries. Environ Sci Pollut Res [Internet]. 2021;28(9):11119-28. . ;:. Google Scholar
  7. Venkatraja B. Does renewable energy affect economic growth? Evidence from panel data estimation of BRIC countries. Int J Sustain Dev World Ecol. 2020 Feb 17;27(2):107-13. . ;:. Google Scholar
  8. Vinh Nguyễn Thị Thúy, Dương Trịnh Thị Thùy. The Impact of Exchange Rate Volatility on Exports in Vietnam: A Bounds Testing Approach. Journal of Risk and Financial Management. 2019. 12(1):6. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 6 No 2 (2022)
Page No.: 2611-2621
Published: May 29, 2022
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i2.964

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, C. (2022). Impact of financial development, trade openness, and renewable energy consumption on economic growth. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 6(2), 2611-2621. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v6i2.964

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1093 times
PDF   = 418 times
XML   = 0 times
Total   = 418 times