Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management

An official journal of University of Economics and Law, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

25

Total

9

Share

Practical experience from USA, Europe and Qatar in building a learning environment to support start-ups and its applicability to Vietnam






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Entrepreneurship education serves as a pivotal driver of economic advancement globally, acknowledged for its multifaceted contributions to fostering innovation, generating employment opportunities, and catalyzing overall economic growth trajectories. However, the landscape of entrepreneurship education exhibits notable diversity, characterized by varying approaches, policies, and support mechanisms across different countries and even within specific regions. Despite its recognized importance, scholarly inquiry into the nuanced implementation of entrepreneurship education in Vietnam remains relatively limited. Consequently, this research endeavors to address this gap by embarking on a comprehensive exploration and comparative analysis of entrepreneurship education policies, support systems, and resource allocation strategies across diverse national contexts. By drawing upon illuminating case studies from a spectrum of countries, each distinguished by its unique socio-cultural milieu, this study aims to distill best practices and glean valuable insights that can inform and enrich the development of entrepreneurship education initiatives in Vietnam. Through a meticulous and nuanced examination, the research endeavors to furnish policymakers, educators, and stakeholders in Vietnam with actionable recommendations aimed at bolstering the efficacy and impact of entrepreneurship education endeavors in the nation. In doing so, it seeks to cultivate a more conducive environment for entrepreneurial innovation and economic prosperity.

GIỚI THIỆU

Khởi nghiệp được xem là một trong những yếu tố then chốt trong sự phát triển của một quốc gia bởi vì nó tác động rất lớn vào sự phát triển kinh tế cho một quốc gia 1 . Thành công của những doanh nghiệp khởi nghiệp phần lớn xuất phát từ tầng lớp tri thức. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách càng nhận thấy vai trò các trường đại học trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và toàn cầu là vô cùng thiết yếu 2 . Các trường đại học không chỉ mang đến những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn là nơi ươm mầm giúp hình thành những dự án có giá trị phục vụ cho xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, có kiến thức và kỹ năng vẫn chưa chắc chắn rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm sáng tạo được thương mại hóa trong thị trường nhưng lĩnh vực khởi nghiệp được đào tạo tại các trường đại học và sự kết nối trong trường chính là những bước sơ khai sẽ giúp hoạt động kinh doanh được tốt hơn 3 .

Trước đây, không chỉ các trường đại học ở Việt Nam mà còn trên thế giới chỉ tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiệm vụ của một trường đại học đã không chỉ giới hạn ở 2 khía cạnh trên mà bao gồm ba nhiệm vụ lớn: giảng dạy, nghiên cứu và khởi nghiệp kinh doanh nhằm hướng tới sự đổi mới và khởi nghiệp. Nhưng vấn đề là nhiều cơ sở giáo dục vẫn chưa biết thực thi khởi nghiệp ở trường đại học. Việc giáo dục khởi nghiệp ở các trường đại học được cho là rất quan trọng và sẽ là nền tảng cho người học có được những giá trị cơ bản khi bước chân ra khỏi trường đại học, đặc biệt những người có ý định khởi nghiệp ngay trong trường hoặc sau khi tốt nghiệp đại học.

Việc tìm hiểu vai trò giáo dục khởi nghiệp cũng như nội dung chương trình hỗ trợ cho giáo dục đại học là thực sự cần thiết trong việc góp phần vào đào tạo năng lực khởi nghiệp cho người học. Thực tế cho thấy rằng đã có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã rất thành công ở các trường đại học như lớn Harvard, Stanford, MIT, v.v., Nhưng các trường đại học đã làm như thế nào và đóng vai trò hỗ trợ sao cho quá trình khởi nghiệp của sinh viên, đặc biệt là cung cấp các kiến thức, kỹ năng kinh doanh cũng như hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp của người học. Việc nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới sẽ mang lại cho Việt Nam những bài học thực tiễn trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở trường đại học, một thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Mục tiêu của nghiên cứu tập trung ghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ của các đại học trên thế giới trong việc xây dựng môi trường học tập, kiến thức, kỹ năng kinh doanh, hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp hình thành, phát triển và khả năng vận dụng cho các Đại học Việt Nam. Nghiên cứu tập trung lược khảo cơ sở lý luận liên quan đến giáo dục và đào tạo khởi nghiệp ở các trường đại học, kinh nghiệm thực tiễn của mộ số quốc gia về xây dựng mô hình hỗ trợ kiến thức, kỹ năng và phát triển ý tưởng khởi nghiệp của người học, và từ đó đề xuất các giải pháp liên quan trong bối cảnh Việt Nam.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp

Theo truyền thống, hai mục tiêu của các trường đại học là giáo dục và thực hiện nghiên cứu 4 . Tuy nhiên, các trường đại học cũng ngày càng tham gia vào việc sử dụng tri thức 5 , mặc dù điều này thường có vẻ trái ngược với hai mục tiêu truyền thống.

Khái niệm trường đại học khởi nghiệp vẫn được coi là sơ khai ở các nước phát triển và mới nổi ở các nước đang phát triển. Trường đại học khởi nghiệp là một mô hình phát triển hơn trường đại học truyền thống trong việc xem xét nhiệm vụ thứ ba, bao gồm việc thương mại hóa nghiên cứu được bổ sung vào các chức năng nghiên cứu và giảng dạy và “một tổ chức có cấu trúc linh hoạt, có năng lực lãnh đạo và quản lý và nơi văn hóa doanh nhân là động lực chính” 6 . Các trường đại học khởi nghiệp chính là sự kết hợp theo “Mô hình ba vòng xoắn” bao gồm các mối quan hệ đối ngoại giữa các chính phủ - ngành – trường đại học 7 . Để sự hợp tác đó thành công, các trường đại học nên phát triển các chiến lược khác nhau thông qua một quá trình chuyển đổi: “(1) trường đại học bắt đầu xác định các ưu tiên của mình và đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình; (2) tổ chức bắt đầu thương mại hóa trí thức tài sản phát sinh từ các hoạt động nghiên cứu của nó; và (3) trường đại học đóng vai trò tích cực trong việc tham gia vào môi trường đổi mới trong khu vực.” 8 . Để thực hiện các mục tiêu trước đó, một số hoạt động kinh doanh nên được bắt đầu trong môi trường đại học bao gồm, ví dụ, huy động nghiên cứu, tính độc đáo, hợp tác với ngành và các chính sách của trường đại học 8 . Để có đủ tư cách doanh nhân thông qua thương mại hóa tri thức và xây dựng văn hóa kinh doanh, trước tiên trường đại học cần tập trung vào môi trường nội bộ của mình, tìm ra các chiến lược giáo dục mới để kích thích nhận thức về kinh doanh của sinh viên sau đó giúp họ ấp ủ các dự án của mình.

Hệ sinh thái khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp mô tả sự tương tác của các tác nhân phụ thuộc lẫn nhau trong cùng cộng đồng. Ngày nay hệ sinh thái khởi nghiệp được xem xét với bức tranh rộng hơn bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến văn hóa, các tổ chức và các cộng đồng được xây dựng qua thời gian hơn là được phát triển theo thứ tự trong môi trường toàn cầu. Nói cách khác, hệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp các yếu tố có tác động cộng sinh bao gồm các tổ chức khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ tài chính, các nhà đầu tư thiên thần, các cơ quan liên quan (như trường đại học, các cơ quan chính phủ, các cơ quan tài chính) và các yếu tố khác được kết nối chính thức và không chính thức để điều hành kết quả hoạt động trong môi trường khởi nghiệp địa phương 9 . Tuy nhiên, do mỗi hệ sinh thái khởi nghiệp đều được hình thành dưới những điều kiện đặc trưng và riêng biệt nên khi áp dụng cho mỗi quốc gia, vai trò và các thành phần cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với quốc gia đó .

Vai trò của trường đại học trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Giáo dục kinh doanh bởi các trường đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và phát triển liên tục thái độ khởi nghiệp. Các nghiên cứu thường được thực hiện ở trường đại học là một nguồn tài nguyên quan trọng của các hoạt động khởi nghiệp, và kích thích các hoạt động kinh tế đã trở nên rõ ràng hơn trong 30 năm qua 10 . Một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của giáo dục đối với sự thành công của khởi nghiệp cũng chỉ ra nhiều người tốt nghiệp cao đẳng đại học có sự thành công cao khi khởi nghiệp 11 .

Các vai trò chính của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp chính là: phát triển dạy và thực hành khởi nghiệp – cần phải thực hành khởi nghiệp bao gồm các thực hành kinh doanh đa ngành, thử nghiệm và khám phá, sáng tạo phương pháp sư phạm, phương pháp tiếp cận kinh nghiệm và phương pháp tiếp cận chéo. Các trường đại học khuyến khích sinh viên khởi nghiệp bằng truyền cảm hứng doanh nhân, giáo dục và đào tạo. Trường đại học có thể thu hút các bên liên quan trong và ngoài trường đại họcbao gồm các nhà khoa học, hiệu trưởng, câu lạc bộ sinh viên, các doanh nghiệp kinh doanh và khởi nghiệp và các tổ chức xã hội. Vai trò tiếp theo là tạo ra môi trường thể chế thuận lợi – vai trò trọng yếu của trường đại học chính là tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp, bao gồm khả năng lãnh đạo có tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng, xây dựng năng lực và văn hóa khởi nghiệp 12 . Vai trò thứ tư chính là trường đại học là nguồn của khởi nghiệp – ngày càng có nhiều áp lực cho các trường đại học để tăng cường vai trò đóng góp khả năng canh tranh trên đấu trường quốc tế của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là thông qua việc thương mại hóa các nghiên cứu được chuyển giao cho các bên liên quan tại khu vực thông qua bằng sáng chế, giấy phép hoặc tạo ra các doanh nghiệp kinh doanh từ trường đại học 13 . Nhìn chung các vai trò của trường đại học bao gồm: hình thành ý tưởng, xây dựng các vườn ươm ý tưởng tăng tốc, thu hút tài trợ và thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Các vườn ươm khởi nghiệp trong các trường đại học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế, các hoạt động giúp liên kết mạng lưới hỗ trợ như hỗ trợ marketing, kế toán và quản trị tài chính, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ năng lực trong việc tạo ra sản phẩm độc đáo, có khả năng kết nối với các nhà đầu tư thiên thần hay quỹ đầu tư mạo hiểm; đồng thời hỗ trợ kết nối với các nguồn lực được đào tạo chuyên nghiệp, cung cấp sự tư vấn cho thương mại hóa công nghệ.

Việc thương mại hóa các sản phẩm khởi khiệp trong trường đại học chính là “những doanh nghiệp mới được thành lập để khai thác thương mại một số kiến thức, kết quả nghiên cứu và công nghệ được phát triển trong phạm vi trường đại học”, còn được gọi là spin-off trong trường đại học. Sinh viên trong các trường đại học có ý tưởng, sản phẩm có thể tiến hành thành lập và vận hành những doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của các trường đại học. Các trường đại học có thể cung cấp các chương trình, các khóa học liên quan đến lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá liệu ý tưởng, thành lập doanh nghiệp, khai thác và thương mại hóa doanh ý tưởng. Mối quan hệ giữa trường đại học – nhà khoa học – doanh nghiệp chặt chẽ sẽ giúp cho quá trình mang công nghệ ra thị trường thuận lợi hơn 14 .

Các trường đại học kết nối vối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau 15 . Đồng thời, các trường đại học cũng xây dựng các quỹ khởi nghiệp riêng của mình, ví dụ như Standford và Harvard đã làm thay đổi thái độ của các trường đại học đối với các hoạt động mang tính thương mại và khởi nghiệp. Các trường đại học cố gắng là cầu nối giữa các nhà khởi nghiệp tiềm năng với các nhà đầu tư là cựu sinh viên của trường. Hầu như các trường đại học ở Mỹ, các cựu sinh viên tham gia vào các quỹ thiên thần hoặc đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ sinh viên của trường như quỹ mạo hiểm sáng tạo (trường Đại học New York), Qũy đầu tư mạo hiểm trường Simon và quỹ hạt giống đại học công nghệ (trường đại học Rochester), quỹ mạo hiểm Wolverine và quỹ thương mại Zell Lurie (trường đại học Michigan).

Mối quan hệ giữa trường đại học và các doanh nghiệp khởi nghiệp

Theo Van Stijin và cộng sự, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các trường đại học và startup như thế nào cần phải tìm hiểu mục tiêu và các hoạt động cơ bản cho từng thành phần, mỗi thành phần trong hệ sinh thái sẽ có mục tiêu và các hoạt động cốt lõi khác nhau 16 . Dưới góc độ của các startups, các trường đại học và các hỗ trợ từ các quỹ sẽ tạo nên mối tương quan cần thiết mà một một trường đại học có thể làm những gì để có thể hỗ trợ nâng cao khởi nghiệp cho các sinh viên, học viên. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã chỉ ra mục tiêu và hoạt động cơ bản của từng thành tố, từ đó đưa ra những nguồn lực cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu đó như Figure 1 .

Figure 1 . Tương tác giữa đại học và Start-up 16

Figure 1 
<a class=16" width="300" height="200">

[Download figure]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống. Việc phân tích các kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc gia nhắm tìm ra các khía cạnh nổi bật trong việc xây dựng môi trường giáo dục đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh kinh nghiệm thế giới với thực trạng của Việt Nam Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khởi nghiệp ở các trường đại học

Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học đã tự mình tài trợ cho một số công ty khởi nghiệp, đôi khi đồng tài trợ cùng với các quỹ mạo hiểm. Số lượng các start up ở các trường đại học gia tăng qua các năm, từ 306 doanh nghiệp khởi nghiệp vào năm 1998, thì đến năm 2008 là 606, đến năm 2018 là 1098 và đến năm 2022 là gần 144,000 doanh nghiệp khởi nghiệp 17 . Con số này sẽ gia tăng qua hàng năm và sẽ trải rộng ở các trường đại học trên thế giới.

Xu hướng khởi nghiệp ở các trường đại học với sự hỗ trợ của các trường đại học, các quỹ tài trợ và các bên liên quan đã thúc đẩy nhanh quá trình khởi nghiệp ở các trường đại học. Xu hướng của 20 trường đại học hàng đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đến năm 2022 cho thấy đây là một xu hướng được quan tâm 18 . Đứng đầu là đại học Stanford với số lượng khởi nghiệp là 1271 doanh nghiệp, tiếp theo là các trường California và Harvard. Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng bao gồm: khả năng tiếp cận nguồn vốn, khả năng tiếp cận các doanh nhân và hệ sinh thái của các công ty khởi nghiệp khác và các công ty tương tự. Các yếu tố quan trọng giúp tăng cường sự thành công của startup là sự ổn định của tổ chức chuyển giao công nghệ, sự lãnh đạo và hỗ trợ từ trường đại học, sự hỗ trợ từ các cựu sinh viên, và quy mô kinh phí nghiên cứu hiện có. Mặc dù tổng số công ty khởi nghiệp từ thế giới học thuật là rất nhỏ nhưng tác động của những bước ngoặt này đối với nền kinh tế là rất đáng kể. Chỉ riêng Đại học Stanford đã khởi nguồn cho những gã khổng lồ bao gồm Google, Cisco và HP.

Trường hợp của Mỹ

Đất nước này đã vượt xa các quốc gia khác trong việc đạt được nhiều phát triển trong giáo dục đại học 19 . Kể từ đầu thế kỷ 20, nhiều trường đại học ở Mỹ đã bắt đầu mở rộng các chương trình và dịch vụ khởi nghiệp, cung cấp các chương trình khởi nghiệp ở bậc đại học 19 .

Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo riêng với hàng nghìn trường giáo dục và đào tạo môn học này. Các trường đại học, tổ chức của Mỹ cung cấp bằng cấp về giáo dục và đào tạo khởi nghiệp ở cấp độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Theo đó, họ đã tạo ra chương trình giảng dạy toàn diện cho các chuyên ngành giáo dục và đào tạo khởi nghiệp.

Về chương trình đào tạo: Các trường đại học tại Mỹ đã xây dựng một loạt các khóa học về khởi nghiệp và được chia thành ba loại: đầu tiên là khóa học hướng dẫn tổng quan về kế hoạch kinh doanh; thứ hai, các khóa học có liên quan chặt chẽ đến các giai đoạn của vòng đời kinh doanh; thứ ba, các khóa học về chức năng kinh doanh bao gồm các vấn đề liên quan đến quản lý, tài chính, kế toán và thuế, luật và marketing. Theo Hofer và cộng sự, các trường đại học thiết kế một tập hợp các mô-đun kiến ​​thức cốt lõi được giảng dạy cho sinh viên, sau đó là các khóa học tùy chọn (hoặc tự chọn) bao gồm các chủ đề cụ thể chuyên sâu hơn 20 . Sự kết hợp giữa phương pháp sư phạm thiết kế cốt lõi và tự chọn cho phép sinh viên thu nhận một tập hợp các kỹ năng và hiểu biết chung trong khi vẫn cung cấp cho họ khả năng chuyên môn hóa trong các lĩnh vực sở thích để xây dựng chuyên môn.

Các trường đại học ở Mỹ như Stanford, MIT và Johns Hopkins rất nhanh nhạy với các ngành công nghiệp địa phương mà từ đó sinh viên nảy ra các dự án và ý tưởng kinh doanh mới. Ví dụ tại Đại học Stanford, các khóa học khởi nghiệp về thương mại hóa công nghệ tập trung vào lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin truyền thông, trong khi các khóa học tại MIT nâng cao hơn. Tất cả các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng việc thực hiện thành công tinh thần kinh doanh dựa trên trường đại học đòi hỏi một chương trình giảng dạy ở cấp đại học có cách tiếp cận đào tạo và phát triển khẳng định để khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp được thiết kế bởi các giáo sư của các Khoa ở các trường đại học ( Figure 2 ).

Figure 2 . Ví dụ về Chương trình sáng kiến khởi nghiệp ở trường đại học hoàn chỉnh 20

Figure 2 
<a class=20" width="300" height="200">

[Download figure]

Để vận hành các chương trình đào tạo khởi nghiệp hiệu quả, các trường sẽ tuyển dụng giảng viên toàn thời gian, được sự hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác nhau như các cựu sinh viên doanh nhân, các quỹ, chính phủ. Đồng thời, các trường sẽ thành lập các trung tâm khởi nghiệp để giảng dạy khởi nghiệp và hỗ trợ các nhả khởi nghiệp tiềm năng của trường. Các trường sẽ tạo sự liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua mối quan hệ với các doanh nghiệp, công ty trong ngành với nhiều dạng liên kết khác nhau như hỗ trợ nghiên cứu (các phòng nghiên cứu sẽ nhận tài trợ máy móc, tài chính từ doanh nghiệp), cộng tác nghiên cứu (hợp tác với doanh nghiệp), chuyển giao tri thức (trao đổi sinh viên và các khóa học, gắn kết hoạt động của doanh nghiệp trong chương trình, khóa học của trường) và chuyển giao công nghệ (hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp).

Trường hợp của Châu Âu

Theo Hannon, Ủy ban Châu Âu làm việc với OECD (Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế) đã xây dựng một công cụ tự đánh giá trực tuyến, HEInnovate (truy cập tại www.heinnovate.eu), như một khung hướng dẫn cho trường đại học khởi nghiệp 11 . Khuôn khổ này tập trung vào 7 trụ cột chính nhằm mục đích cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại học cơ hội phản ánh nhận thức của họ về điểm mạnh và điểm yếu trong từng lĩnh vực chính, từ đó giúp xác định nhu cầu phát triển thể chế.

  • Lãnh đạo và quản trị

  • Năng lực tổ chức, Con người và Khuyến khích

  • Phát triển Doanh nhân trong Dạy và Học

  • Đại học-Doanh nghiệp / Mối quan hệ bên ngoài để trao đổi kiến ​​thức

  • HEI Doanh nhân như một tổ chức quốc tế hóa

  • Con đường cho doanh nhân

  • Đo lường tác động một môi trường để nâng cao tư duy và hành vi kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực cũng tạo ra những thách thức.

Thách thức đối với các trường đại học là phải xem xét lại những gì họ làm, cách thức và những tác động đối với việc nâng cao hoặc kìm hãm sự phát triển của các năng lực kinh doanh sẽ làm nền tảng cho năng lực đổi mới sáng tạo. Tần suất cấu trúc và chính sách của tổ chức, tất cả các chương trình giảng dạy, hợp tác kinh doanh và ngành, quốc tế hóa các hoạt động được xem xét. Có thể thay đổi nhiều thứ trong một thể chế: khái niệm về tinh thần kinh doanh; các chiến lược để gắn kết tinh thần kinh doanh trong khuôn viên trường; cơ hội học hỏi kinh doanh; những kết hợp mới của kiến thức đa ngành 21 .

Đi trên hành trình hướng tới một trường đại học khởi nghiệp không phải là một hoạt động đơn độc. Cần có một số tác nhân kích thích sự thay đổi, ví dụ: các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa; đội ngũ doanh nhân hoạt động như những tấm gương truyền cảm hứng; sinh viên được trao quyền để hành động và chấp nhận rủi ro; cố vấn và huấn luyện viên, những người có thể truyền cảm hứng và hỗ trợ các cơ hội phát triển kinh doanh; các nhà hoạt động giáo dục và những nhà phản biện, những người sẽ dẫn đầu sự đổi mới trong chương trình giảng dạy và học tập; nhà công nghệ học; hệ sinh thái khởi nghiệp năng động và hiệu quả; sự đa dạng của các bên liên quan từ tất cả các cộng đồng thực hành chính.

Trường hợp của Qatar

Theo Gangi, mặc dù giáo dục khởi nghiệp đã được giới thiệu ở Mỹ vào năm 1970, các nước EU vào những năm 1980, và Trung Quốc và Malaysia vào những năm 1990, nhưng nó chỉ được giới thiệu ở Qatar rất gần đây, sau năm 2011 22 . Lý do cho sự dụ nhập muộn này có thể là do Qatar không nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao, vốn là động lực chính thúc đẩy nhu cầu giáo dục và đào tạo về khởi nghiệp. Một lý do khác có thể liên quan đến tình trạng kinh tế tốt đặc trưng với Qatar về nguồn tài nguyên lớn về dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Trước đó, đã có một số khóa học mang tính chất kinh doanh được giảng dạy như một phần của chuyên ngành kinh tế và kinh doanh tại Đại học Qatar từ cuối những năm 1970 bao gồm quản lý dự án, thẩm định dự án, nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch kinh doanh. Ở Đại học Qatar, không có chuyên ngành chính hay chuyên môn phụ nào về tinh thần kinh doanh ở cả cấp độ đại học hoặc sau đại học. Giáo dục về tinh thần kinh doanh được giới thiệu tại Đại học Qatar sau khi ra mắt Chiến lược Phát triển Quốc gia Qatar (2011-2016) nhằm xác định tinh thần kinh doanh là một công cụ quan trọng để đa dạng hóa nền kinh tế. Kể từ đó, tầm quan trọng của giáo dục khởi nghiệp đã được nhiều nhà hoạch định chính sách ở Qatar công nhận. Họ nhận ra rằng những nỗ lực phát triển lĩnh vực khởi nghiệp sẽ không thể thành công nếu không có giới thiệu các chương trình đào tạo và giáo dục khởi nghiệp phù hợp 23 .

Trong nghiên cứu của Gangyi, là trường đại học quốc gia lâu đời nhất là ở Qatar, Đại học Qatar đã đi đầu và quyết định kết hợp giáo dục khởi nghiệp vào các chương trình giáo dục của mình 22 . Giáo dục khởi nghiệp đã được giới thiệu như một chuyên ngành nhỏ dành cho sinh viên đại học tại Trường Kinh doanh và Kinh tế của Đại học Qatar trong năm học 2012-2013. Nhiều trung tâm và tổ chức khởi nghiệp đã được thành lập nhằm truyền bá và hỗ trợ văn hóa khởi nghiệp quốc gia, bao gồm: Đại học Qatar đã thành lập Trung tâm Khởi nghiệp. Trung tâm này đã triển khai nhiều chương trình đào tạo cho sinh viên, các khoa và nhân viên của Đại học Qatar. Ngoài ra, Qatar đã thành lập nhiều cơ sở đào tạo khác nhau và đưa ra nhiều sáng kiến ​​thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Tổ chức quan trọng nhất đã bắt đầu đào tạo về khởi nghiệp là Ngân hàng Phát triển Qatar. Ngoài nguồn vốn, các doanh nhân cần được tư vấn kinh doanh, hỗ trợ hướng dẫn và đào tạo để trang bị cho họ những kỹ năng kinh doanh cần thiết và giúp họ khởi nghiệp. Nhiều dịch vụ đã được cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm giúp các doanh nhân tự lập nghiên cứu khả thi thực hiện nghiên cứu thị trường và lựa chọn công nghệ; và tư vấn kinh doanh cho cả các công ty mới thành lập và các công ty hiện tại, cung cấp cho các doanh nhân các công cụ để nâng cao kỹ năng mềm của họ và phát triển mối quan hệ với các cơ quan hỗ trợ tài chính và phi tài chính.

Bên cạnh đó, Trung tâm Phát triển Doanh nhân và Nghề nghiệp Bedaya được thành lập vào năm 2011 với tư cách là quan hệ đối tác giữa Ngân hàng Phát triển Qatar và Silatech. Các cơ sở này được giao nhiệm vụ cung cấp các chương trình đào tạo về khởi nghiệp cho các doanh nhân tiềm năng thuộc các nhóm tuổi, giới tính và thu nhập khác nhau trong xã hội. Chương trình khởi nghiệp của đại học Qatar bao gồm bốn khóa học chính (khởi nghiệp và kinh doanh nhỏ, lập kế hoạch kinh doanh để khởi nghiệp, xây dựng và phát triển thành công bền vững, và tài chính cho các dự án khởi nghiệp) và năm khóa học tự chọn (kế toán chi phí và quản lý, tài chính cá nhân, hệ thống thông tin kế toán, quản lý nguồn nhân lực và nghiên cứu tiếp thị). Sử dụng các phương pháp giảng dạy thông thường như thuyết trình, nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm và đóng vai không chỉ giúp người học đạt được kiến thức mà còn kỹ năng cần thiết cho quá trình khởi nghiệp.

Đại học Qatar và các trung tâm, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trập trung vào tinh thần kinh doanh nhằm giúp sinh viên, người học phát triển các kỹ năng cốt lõi cho doanh nghiệp và tạo cơ hội để họ có được sự tự tin và niềm tin vào bản thân, nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề khởi nghiệp. Ngoài hai cơ sở đào tạo này còn có nhiều cơ sở khác đào tạo chất lượng về khởi nghiệp: Trung tâm Doanh nhân của Đại học Qatar, Trung tâm Doanh nhân của Cao đẳng Bắc Đại Tây Dương, INJAZ Qatar (một thành viên của Junior Achievement Worldwide), Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Roudha, và Công viên Khoa học và Công nghệ Qatar. Tất cả các cơ sở đào tạo này cung cấp các khóa đào tạo thay đổi từ một tuần đến sáu tháng. Kết quả của các chương trình này được đo lường bằng sự gia tăng số lượng thực tập sinh bày tỏ ý định thành lập doanh nghiệp mới, số lượng công ty sinh viên bắt đầu vào cuối năm học và số lượng công ty khởi nghiệp tách ra 23 .

THẢO LUẬN

So sánh chính sách khởi nghiệp ở các môi trường thực tiễn

Dựa trên các phân tích về tình hình phát triển của hoạt động khởi nghiệp ở các quốc gia tiêu biểu trên thế giới, Table 1 đưa ra các nhìn tổng hợp về cách các trường đại học xây chính sách cụ thể liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp.

Table 1 Bảng so sánh các chính sách khởi nghiệp ở các môi trường tiêu biểu

Mặc dù với thời điểm xuất phát khác nhau nhưng nhìn chung các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là từ các trường đại học ở các quốc gia có sự tương đồng về các nguồn tài trợ. Cụ thể, các trường đại học ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Qatar hỗ trợ các công ty khởi nghiệp thông qua tiếp cận nguồn tài trợ và các chương trình ươm tạo. Tại Hoa Kỳ, hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ và các văn phòng chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng, trong khi Châu Âu nhấn mạnh sự hỗ trợ và tính bền vững của chính phủ. Riêng đối với Qatar, quốc gia này điều chỉnh các chính sách phù hợp với các sáng kiến quốc gia, tập trung vào nghiên cứu và khuyến khích hợp tác với các ngành công nghiệp địa phương. Đây cũng được xem là yếu tố mà Qatar có sự tương đồng với thực trạng tại Việt Nam và là bài học hữu ích mà Việt Nam có thể học hỏi.

Giáo dục khởi nghiệp ở các trường đại học tại Việt Nam

Mặc dù có sự sơ khai trong việc triển khai các hoạt động khởi nghiệp nhưng môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ so với thế giới. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam có 116.839 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,4% về số doanh nghiệp so với năm 2020, giảm 8,9% so với bình quân năm giai đoạn 2016-2020 do đại dịch Covid-19.

Việt Nam là quốc gia tiềm năng khởi nghiệp một cách mạnh mẽ. Việt Nam có hàng trăm trường đại học, viện nghiên cứu – nơi được coi là trung tâm của hệ sinh thái khởi nghiệp, đang hoạt động khắp cả nước. Tuy nhiên, GD&ĐTKN vẫn là một lĩnh vực mới nổi tại Việt Nam và có rất ít các trường của Việt Nam chưa xây dựng được chuyên ngành đào tạo riêng. Nếu có, phần lớn mô hình dạy học vẫn mang tính truyền thống chưa có tính thực tế nên sinh viên chưa được tiếp cận hoạt động khởi nghiệp một cách tích cực.

Trong thời gian qua, chính phủ cùng với các ban, ngành đã truyền thông về giáo dục khởi nghiệp cho các đối tượng khác nhau trên cả nước, với nhiều đề án, chính sách khác nhau như đề án 844 về khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt là tập trung vào thanh niên, một lực lượng lớn, tác nhân mạnh mẽ của khởi nghiệp. Các hoạt động nâng cao vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tự thân lập nghiệp, các chương trình hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp được tuyên truyền đến các địa phương. Tuy nghiên các hoạt động vẫn còn chưa sâu, nhiều trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm chưa phát huy hết sức mạnh của mình. Vai trò của trường đại học trong GD&ĐTKN cũng chưa được nhận thức rõ ràng.

Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn nhất để phát triển GD&ĐTKN là thiếu nguồn lực về đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn và năng lực trong việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu các kênh thông tin về tài liệu học tập liên quan đến đổi mới sáng tạo, mạng lưới liên kết với các cựu sinh viên, các doanh nghiệp trong ngành còn chưa sâu sắc, các diễn đàn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên còn hạn chế, cũng như việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của sinh viên.

GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ , HẠN CHẾ

Trường đại học là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp vì trường đại học là nơi nghiên cứu và chuyển giao tri thức, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề xã hội. Để xây dựng môi trường học tập và hỗ trợ khởi nghiệp thành công, các trường đại học cần quan tâm đến:

Một là, phát triển ngành học khởi nghiệp. Thay vì thiết kế một vài môn học liên quan đến khởi nghiệp và đưa vào chương trình học cho sinh viên, thì việc tạo ra ngành học khởi nghiệp sẽ thúc đẩy hiệu quả hơn về việc đào tạo khởi nghiệp. Nguyên nhân của việc này chính là khi đưa vài môn học khởi nghiệp cho một ngành học thì đối tượng sinh viên tham gia chưa chắc là người có mong muốn khởi nghiệp trong tương lai vì vậy họ sẽ không lĩnh hội một cách hiệu quả các kiến thức của môn học khởi nghiệp. Như vậy, việc đưa ra ngành học khởi nghiệp giúp đảm bảo sinh viên tham gia sẽ là những người có mong muốn khởi nghiệp dẫn đến họ lĩnh hội kiến thức tốt nhất có thể để hiện thực hóa mục tiêu của mình. Hơn thế nữa, việc đưa ra ngành học khởi nghiệp còn giúp sinh viên xây dựng được lộ trình hoàn thiện bản thân thông qua quá trình học tập tương xứng với khối lượng kiến thức mà sinh viên sẽ phải tiếp thu qua từng năm học.

Hai là, xác định lộ trình học tập tập trung vào các nội dung cốt lõi. Mặc dù, sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh luôn đặt ra những thách thức cho các nhà quản trị doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường và đối với doanh nhân khởi nghiệp thì điều này còn khó khăn hơn. Tuy vậy, để tồn tại bền vững, các doanh nhân tương lai cần được bổ trợ các kiến thức cốt lõi và nền tảng để ở bất kỳ điều kiện nào họ đều có thể tồn tại. Sau đó là các môn học tự chọn, để người học có thể đi chuyên sâu hơn vào lãnh vực mình muốn tìm hiểu và cập nhật xu thế mới nhất của thị trường.

Ba là, tập trung hỗ trợ bản thân sinh viên hơn là công nghệ ý tưởng. Mặc dù để có thể khởi nghiệp thì phải có một ý tưởng phù hợp. Tuy nhiên, thị trường biến đổi liên tục và ý tưởng đưa ra có thể bị đánh cắp một cách dễ dàng. Do đó, để có thể sản sinh ý tưởng liên tục và biến ý tưởng thành hiện thực thì việc tập trung phát triển bản thân sinh viên là điều vô cùng quan trọng. Điều này không có nghĩa là không khuyến khích sáng tạo, thay đổi tư duy mà có nghĩa là sinh viên cần hiểu rõ sự sáng tạo chính là kết quả của quá trình học tập, hoàn thiện bản thân của người học.

Bốn là, tạo ra văn hóa khởi nghiệp trong trường đại học. Văn hóa khởi nghiệp trong trường đại học sẽ là cái nôi tinh thần nuôi dưỡng cho những ước mơ của sinh viên, giúp cho họ không mệt mỏi và luôn tạo ra niềm tin tự tạo ra động lực của bản thân. Việc tạo ra văn hóa này không những chỉ thể hiện ở ngành học, hay các chương trình truyền thông của Trường mà còn được thể hiện ở việc tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, các chính sách khuyến khích sinh viên khởi nghiệp như chương trình học tập linh hoạt để sinh viên có thể phân bổ thời gian cho ý tưởng của mình, chính sách hỗ trợ tài chính.

Năm là, xây dựng vườn ươm khởi nghiệp. Việc xây dựng vườn ươm khởi nghiệp không những là một cách thức của việc tạo ra văn hóa khởi nghiệp mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, ý tưởng của sinh viên và giúp biến các kiến thức và ý tưởng của sinh viên thành hiện thực.

Sáu là, xây dựng mạng lưới cựu sinh viên hỗ trợ cho các thế hệ sinh viên khóa sau. Cựu sinh viên là những người có nhiều kiến thức thực tế, là những ông chủ doanh nghiệp hay giám đốc của các tập đoàn. Vì vậy, sự hỗ trợ của họ ở vai trò là chuyên gia tư vấn kiến thức thực tế, nhà đầu tư tài trợ cho các ý tưởng mà họ cho là phù hợp của sinh viên tại trường đại học. Trường đại học cần xác định rõ quy trình và tạo ra mối liên kết với sinh viên không phải sau khi sinh viên tốt nghiệp mà ngay từ khi sinh viên mới bắt đầu học tập ở trường.

Bảy là, kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên thị trường và các công ty trong vùng. Sự hợp tác của doanh nghiệp sẽ giúp trường đại học phát triển môi trường khởi nghiệp thông qua vai trò chuyên gia tư vấn, nhà đầu tư, nhà tài trợ cho các quỹ phát triển khởi nghiệp và là đối tác để sinh viên có thể làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi kinh nghiệm thực tế.

Tám là, trường đại học cần tập trung giải quyết các vấn đề của ngành công nghiệp địa phương. Vì đây chính là môi trường thực tế mà sinh viên có thể nhìn thấy và từ đó nảy sinh các ý tưởng và dự án kinh doanh.

Cuối cùng, trường đại học cần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đây chính là cơ sở nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và uy tín để có thể liến kết dễ dàng với các tổ chức hỗ trợ cho sự phát triển khởi nghiệp ở trường đại học.

Nghiên cứu có những đóng góp nhất định trong việc phân tích các tình huống thực tế cho lĩnh vực nghiên cứu mới về xây dựng môi trường học tập hỗ trợ khởi nghiệp. Từ đó, có những đề xuất về kinh nghiệm cho thực tiễn Việt Nam. Mặc dù nghiên cứu có những đóng góp, tuy nhiên nghiên cứu này có hạn chế bởi phạm vi nghiên cứu hẹp, chưa phân tích nhiều quốc gia khác nhau và chưa đi sâu vào các phương pháp phỏng vấn, khảo sát để có được thông tin đa dạng và chi tiết. Vì vậy, trong tương lai, các nghiên cứu có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng hơn.

KẾT LUẬN

Trường đại học có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy khởi nghiệp. Trường đại học cần không ngừng nâng cao nhiệm vụ chính của mình là nâng cao chất lượng giáo dục vì đây chính là cơ sở nền tảng cho các hoạt động chia sẻ, chuyển giao tri thức, thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp. Với sự cần thiết và cấp thiết của đó, Việt Nam cần có những nghiên cứu đầy đủ chuyên sâu hơn để từng bước xây dựng các trường đại học vững mạnh có môi trường học tập kiến thức kinh doanh hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của quốc gia thành công.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐTKN: Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp

NSF: Quỹ khoa học quốc gia (National Science Foundation)

OECD: Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)

MIT: Viện kỹ thuật Massachusettes (Massachusetts Institute of Technology)

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

- Tác giả Phùng Thanh Bình chịu trách nhiệm ý tưởng nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thành nội dung bài viết.

- Tác giả Nguyễn Hồng Uyên chịu trách nhiệm thực hiện và hoàn thành bài viết.

- Tác giả Phạm Đức Chính chịu trách nhiệm chỉnh sửa nội dung bài viết

References

  1. Haltiwanger J. Job creation and firm dynamics in the United States. Innovation Policy and the Economy. 2012;12:17-38. . ;:. Google Scholar
  2. Chakrabarti A K, Richard K. Lester. Regional economic development: Comparative case studies in the US and Finland. In Proceedings from IEEE Conference on Engineering Management: Cambridge, UK. 2002. . ;:. Google Scholar
  3. Audretsch D B. From the entrepreneurial university to the university for the entrepreneurial society. J Technol Transf. 2012; 39:313-321. . ;:. Google Scholar
  4. Göransson B. New activities of universities in transfer and extension: Multiple requirements and manifold solutions. Science and Public Policy. 2009; 36(2):157-164. . ;:. Google Scholar
  5. Etzkowitz H. The Entrepreneurial University Wave: From Ivory Tower to Global Economic Engine. Industry and Higher Education. 2014;28(4):223-232. . ;:. Google Scholar
  6. Forsman H. Perceptions of an entrepreneurial university that provides a fertile ground for entrepreneurship education. In Proceedings of the 53rd ICSB World Conference. Halifax, Kanada. 2008. . ;:. Google Scholar
  7. Etzkowitz H, Leydesdorff L. The dynamics of innovation from national systems and "Mode 2" to a triple helix of university-industry-government relations. Research Policy. 2000;29(2):109-123. . ;:. Google Scholar
  8. Almeida M, Santos D, Aragão L, Nogueira G, Bonifácio A, Simões B, Terra B. Expanding the vision of entrepreneurial universities: A case study of UNIRIO in Brazil. Triple Helix. 2016;3(3):1-19. . ;:. Google Scholar
  9. National Women's Business Council. Entrepreneurial ecosystems and their service of women entrepreneurs. Prepared for the National Women's Business Council Solicitation Number SBAHQ-15-0166. 2017. . ;:. Google Scholar
  10. Davey T, Hannon P, Penaluna A. Entrepreneurship education and the role of universities in entrepreneurship: Introduction to special issue. Industry and Higher Education. 2016;30(3):171-182. . ;:. Google Scholar
  11. Shane S, Venkataraman S. The promise of entrepreneurship as a field of research. Academy of management review. 2000;25(1):217-226. . ;:. Google Scholar
  12. Herrmann K, Hannon P, Cox J, Ternouth P, Crowley T. Developing entrepreneurial graduates: putting entrepreneurship at the centre of higher education. London: NESTA. 2008. . ;:. Google Scholar
  13. Hannon P D. Why is the entrepreneurial university important? Journal of Innovation Management. 2013;1(2):10-17. . ;:. Google Scholar
  14. Siegel D S, Thursby J G, Thursby M C, Ziedonis A A. Organizational issues in university-industry technology transfer: An overview of the symposium issue. The Journal of Technology Transfer. 2001;26(1/2):5-11. . ;:. Google Scholar
  15. Motoyama Y, Knowlton K. Examining the Connections within the Startup Ecosystem: A Case Study of St. Louis . Entrepreneurship Research Journal. 2017;7(1): 20160011. . ;:. Google Scholar
  16. van Stijn N, van Rijnsoever F J, van Veelen, M. Exploring the motives and practices of university-start-up interaction: evidence from Route 128. J Technol Transf. 2018;43:674-713. . ;:. Google Scholar
  17. Rubio J, Thorne J. Pitchbook universities: Top 100 colleges ranked by startup founders | Pitchbook [Internet]. 2023 [cited 2024 Apr 13]. . ;:. Google Scholar
  18. Nag D D, Gupta A, Turo A. The evolution of University Technology Transfer: By the Numbers. 2020. . ;:. Google Scholar
  19. Solomon G T, Fernald L W Jr. Trends in Small Business Management and Entrepreneurship Education in the United States. Entrepreneurhip Theory and Practice. 1991; 15(3):25-40. . ;:. Google Scholar
  20. Hofer A, Porter J, Fayolle A, Gulbrandsen M, Hannon P, Harding R, Dahlstrand A L, Phan P H. From strategy to practice in university entrepreneurship support: Strengthening entrepreneurship and local economic development in eastern germany: Youth, entrepreneurship and innovation. OECD Local Economic and Employment Development (LEED) Papers. OECD Publishing, Paris. 2010. . ;:. Google Scholar
  21. Gibb A A. Towards the entrepreneurial university: Entrepreneurship education as a lever for change. NCGE Policy paper series, UK. 2015. . ;:. Google Scholar
  22. Gangi Y A. The role of entrepreneurship education and training on creation of the knowledge economy. World Journal of Entrepreneurship, Management and Sustainable Development. 2017;13(4);375-388. . ;:. Google Scholar
  23. Greene P G, Brush C G, Eisenman E J, Neck H, Perkins S. Entrepreneurship Education: A global consideration from practice to policy around the world. World Innovation Summit for Education. Qatar Foundation. 2015. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 8 No 2 (2024)
Page No.: 5181-5191
Published: Jun 30, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i2.1327

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Phùng, B., Nguyen, U., & Phạm, C. (2024). Practical experience from USA, Europe and Qatar in building a learning environment to support start-ups and its applicability to Vietnam. Science & Technology Development Journal: Economics- Law & Management, 8(2), 5181-5191. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjelm.v8i2.1327

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 25 times
PDF   = 9 times
XML   = 0 times
Total   = 9 times